Đề cao hậu kiểm
Điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là công thức 5 – 3 – 7.
Ảnh minh họa/INT
Trong đó, giáo viên có 5 ngày để nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng đã được cung cấp trên hệ thống thông qua tài khoản cá nhân. Trong tài liệu, có những clip giới thiệu định hướng và bài tập thử thách. Nếu giáo viên vượt qua sẽ chuyển sang những nội dung tiếp theo để khai thác thông tin trong tài liệu này.
Giáo viên cũng có 3 ngày để gặp trực tiếp các chuyên gia, giảng viên sư phạm chủ chốt của các trường ĐH sư phạm trọng điểm được Bộ GD&ĐT lựa chọn giúp hiểu sâu, kỹ hơn những nội dung của tài liệu tự bồi dưỡng. Sau đó, giáo viên có 7 ngày tự nghiên cứu, tự học, tự làm và có bài kiểm tra cuối khóa để đánh giá kết quả.
Quá trình bồi dưỡng giáo viên cho Chương trình, SGK mới, vì vậy là thường xuyên, liên tục, tại chỗ, có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kết hợp trực tuyến và trực tiếp, đặc biệt là có sự hỗ trợ của giáo viên cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt.
Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát với diễn biến phức tạp, để bảo đảm an toàn cho đội ngũ, nhiều địa phương chủ động chuyển sang hình thức bồi dưỡng trực tuyến. Cùng với đó, sở GD&ĐT các địa phương cũng xây dựng nhiều giải pháp nhằm tăng chất lượng của đợt bồi dưỡng. Sở GD&ĐT Bắc Giang yêu cầu giáo viên bồi dưỡng trực tuyến theo cụm trường để có người quản lý, giám sát trực tiếp. Sở sẽ quản lý trên hệ thống chung để kiểm soát và đánh giá sự tham gia của giáo viên ở các điểm cầu. Sở GD&ĐT Lào Cai thành lập các tổ cốt cán của từng môn học để giám sát và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho giáo viên ở các điểm cầu…
Linh hoạt bồi dưỡng giáo viên đại trà theo hình thức trực tuyến, các địa phương đều có sự chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nguồn học liệu cũng như sự sẵn sàng đáp ứng của giáo viên. Để bảo đảm chất lượng của buổi bồi dưỡng trực tiếp, các địa phương yêu cầu giáo viên phải nắm chắc mô-đun 1, 2, 3 đã được bồi dưỡng trước.
Đồng thời, giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK lớp 2, lớp 6 mới có thể thảo luận, trao đổi những vướng mắc. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán để vừa giám sát, tương tác, hỗ trợ giáo viên đại trà theo thời gian thực trong quá trình bồi dưỡng trực tuyến là hết sức cần thiết.
Video đang HOT
Dù phần mềm sử dụng để tổ chức bồi dưỡng trực tuyến có khả năng kiểm soát chặt chẽ và chính xác sự tham gia của học viên vào quá trình bồi dưỡng trực tuyến. Nhưng gần như địa phương nào, khi sử dụng hình thức tổ chức bồi dưỡng trực tuyến thay cho trực tiếp đều xây dựng phương án hậu kiểm. Như Sở GD&ĐT Lào Cai yêu cầu sau tập huấn, tất cả giáo viên phải làm báo cáo sử dụng SGK để đánh giá.
Sở GD&ĐT Bắc Giang sẽ xây dựng hệ thống bài kiểm tra cho giáo viên đại trà sau khi tham gia tập huấn. Số lượng câu hỏi cả trắc nghiệm và tự luận đủ để mỗi giáo viên ở một điểm cầu có đề kiểm tra khác nhau. Giáo viên làm bài kiểm tra phải đạt tối thiểu 5/10 điểm mới được bố trí đứng lớp…
Chủ trương chỉ bố trí những giáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn đạt chất lượng đứng lớp là “chốt gác” để bảo đảm chất lượng của việc bồi dưỡng giáo viên. Điều này chứng tỏ dù là hình thức trực tuyến hay trực tiếp, mỗi giáo viên phải có quá trình tự nghiên cứu, bồi dưỡng trước đó.
Giáo viên chủ động lựa chọn hình thức dạy học phù hợp
Sau khi được bồi dưỡng bởi các giảng viên sư phạm chủ chốt, đội ngũ GV cốt cán xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sẵn sàng chia sẻ cùng đồng nghiệp để thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018.
Để thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 đội ngũ GV cốt cán có vai trò quan trọng
Cùng đồng nghiệp bồi dưỡng tại chỗ
Cô giáo Phạm Thị Minh Chanh (SN 1975) - GV Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ là một trong số GV cốt cán của quận Kiến An, TP Hải Phòng được Bộ GD&ĐT bồi dưỡng về chương trình GDPT 2018.
Đến nay, cô Chanh đã được học 5 Mô đun của Chương trình mới do Bộ GD&ĐT tổ chức. Cô Chanh là thành viên tích cực được ghi nhận. Sau mỗi đợt tập huấn, cô thường chủ động ứng dụng những điểm mới của chương trình vào bài dạy và chia sẻ cùng đồng nghiệp. Cô Chanh cũng là một trong 5 thành viên trong Hội đồng thẩm định sách giáo dục địa phương của Hải Phòng.
Cô Chanh chia sẻ: "Chương trình GDPT 2018 rất hữu ích. Khi đi học, chúng tôi tiếp cận được cái hay của chương trình, các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Nội dung chương trình phong phú, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Thực hiện chương trình mới, bản thân GV thấy rất nhẹ nhàng khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Thầy cô không bị áp lực mà chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, hình thức dạy học phù hợp với năng lực của học sinh".
Thực hiện chương trình mới bản thân GV thấy rất nhẹ nhàng khi truyền thụ kiến thức cho học sinh
Cô Chanh có 16 năm công tác trong ngành Giáo dục, trong đó 11 năm công tác tại Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ. Quá trình công tác cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, là GV giỏi các cấp và là nhân tố tích cực trong đổi mới giáo dục. Bản thân cô luôn tìm tòi, ứng dụng những phương pháp, kỹ thuật mới trong bài dạy khiến cho mỗi giờ lên lớp với cô Chanh học sinh đều vui vẻ, hào hứng học tập.
Cô Chanh chia sẻ, đội ngũ GV của Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ rất chắc về chuyên môn, nên khi được tập huấn đại trà về chương trình mới cùng sự hỗ trợ hướng dẫn của GV cốt cán thì đội ngũ GV nhà trường thực hiện rất tốt.
Quá trình tập huấn đại trà, cô Chanh tham gia việc nhận xét, chấm bài của GV khi học về chương trình qua hệ thống tài khoản của GV trên mạng.
Cô Chanh cho rằng, hoạt động trải nghiệm trong Chương trình mới rất hữu ích. Bản thân cô cũng như nhiều GV khác thường xuyên lồng ghép các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán, Tiếng Việt cho học sinh. Chính vì thế, với niềm tin về một chương trình mới ưu việt, cô Chanh bày tỏ niềm tin, hoạt động trải nghiệm sẽ mang lại những điều bổ ích, kiến thức thực tế lý thú cho HS.
Bà Hoàng Thị Hương- Phó Phòng GD&ĐT quận Kiến An chia sẻ, đội ngũ giáo viên cốt cán mà quận lựa chọn để đề xuất lên Sở khi thực hiện chương trình mới đều là những thầy cô có chuyên môn vững vàng, có khả năng truyền đạt tập huấn cho GV đại trà. Bản thân các thầy cô khi được tập huấn về Chương trình GDPT 2018 đều rất tích cực trong việc giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp trong trường và các trường trong quận để phát triển năng lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Tình yêu học trò là động lực đổi mới
Cô Vũ Thị Minh Sợi (SN 1986)- GV Trường Tiểu học Kim Đồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là một trong số GV cốt cán của huyện tham gia bồi dưỡng về Chương trình GDPT 2018. Vốn là GV giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với nghề, cô Sợi luôn có những bài giảng hay, ứng dụng điểm mới để cùng đồng nghiệp truyền thụ kiến thức tốt nhất tới học sinh của mình.
Cô Vũ Thị Minh Sợi trong giờ dạy
Cô Sợi cho biết: "Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp của ngành đã được ngành Giáo dục huyện Vân Đồn, cũng như nhà trường quan tâm và hết sức tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn tìm hiểu về chương trình. Là GV cốt cán phụ trách môn Toán của huyện, tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm để hướng dẫn đồng nghiệp tìm hiểu về Chương trình GDPT mới... giúp các thầy cô giáo trong huyện hoàn thành các Module trên hệ thống taphuan.csdl.edu.vn
Song song với đó, phòng Giáo dục huyện Vân Đồn đã tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng dạy học nhằm dạy học phát triển năng lực cho GV trong toàn huyện.
Khi tiếp cận với Chương trình GDPT mới bản thân cô Sợi dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu cũng như tìm hiểu về phương pháp giảng dạy, các kĩ thuật dạy học tích cực trong mỗi bài học, nội dung bài học.
"Thích ứng với nhiều điểm mới, nổi bật của Chương trình GDPT 2018 đòi hỏi người GV phải trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp, lẫn kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học. Từ đó, hỗ trợ, lan tỏa cái hay, ưu điểm của chương trình cho đồng nghiệp", cô Sợi chia sẻ.
Vừa thực hiện công việc chuyên môn, vừa dành thời gian nghiên cứu, học tập trực tuyến, tham gia các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn hỗ trợ đồng nghiệp học tập các Module trên hệ thống khiến cô giáo trẻ khá vất vả. Nhưng tình yêu với học trò là động lực giúp cô Sợi thêm quyết tâm.
Mô hình bồi dưỡng giáo viên mới: Không thể thiếu vai trò giáo viên cốt cán Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán theo mô hình bồi dưỡng mới là hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh họa/internet Mô hình 5- 3 -7 trong bồi dưỡng giáo viên Mô hình bồi dưỡng giáo viên/cán bộ...