Để các em hào hứng với môn toán
Một giáo viên tương lai đã suy nghĩ đến việc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh (HS) đạt hiệu quả cao khi học toán.
Bùi Thị Thoa trong một lần thi về nghiệp vụ sư phạm – ẢNH: LÊ NGUYỄN NGỌC TRINH
Bùi Thị Thoa, sinh viên năm 3 Khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Hồng Đức ( Thanh Hóa), chủ nhân của sáng kiến này, cho biết giáo dục VN thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, trong đó hoạt động trải nghiệm là một thành tố mới trong nội dung chương trình giáo dục phổ thông đổi mới. “Vì vậy, thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học là rất cần thiết trong quá trình tổ chức dạy học”, Thoa nhấn mạnh.
Suốt một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, Thoa nhận ra trong những năm gần đây ở các trường tiểu học đã bắt đầu chú ý tới việc thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm. “Trong nghiên cứu này, tôi đã đề xuất được quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán ở tiểu học”, Thoa cho biết.
Thoa dẫn chứng, chẳng hạn với bài học “Làm quen với thống kê số liệu” của sách giáo khoa toán lớp 3, nếu vận dụng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm, chắc chắn sẽ lôi cuốn, giúp HS hứng khởi học toán hơn. Và đặc biệt, đó sẽ là một tiết dạy sáng tạo.
“Với bài học này, đầu tiên cần khảo sát nhu cầu để HS cần tự trải nghiệm tìm ra kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Sau đó, giáo viên (GV) sẽ đặt tên cho hoạt động là cùng nhau tìm hiểu bảng thống kê số liệu. GV cũng phải xác định mục tiêu hoạt động cụ thể. Chẳng hạn, về kiến thức, HS tự lập được bảng số liệu thống kê, từ đó biết cấu tạo, ý nghĩa của bảng thống kê số liệu, biết xử lý và phân tích số liệu của bảng. Về năng lực, phải giúp HS giải quyết vấn đề, hợp tác, vận dụng toán học vào thực tiễn, tính toán. Và về thái độ, phải giáo dục sự tương trợ lẫn nhau, rèn luyện tính cẩn thận và làm việc khoa học, khơi dậy niềm yêu thích học toán của HS”, Thoa nói.
Theo nữ sinh viên này, hy vọng rằng đây sẽ là những hoạt động trải nghiệm GV có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy môn toán nhằm mang lại hiệu quả cao.
Lựa chọn SGK mới lớp 2, lớp 6 ra sao?
Sau năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa lớp 1 mới với không ít tranh cãi, việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 cho năm học tới sẽ điều chỉnh ra sao là vấn đề nhận được sự quan tâm của xã hội.
Video đang HOT
Từ năm học tới, học sinh lớp 2 và lớp 6 sẽ sử dụng sách giáo khoa mới - ẢNH: ĐỘC LẬP
Ngày 9.2, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt các sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 mới để các địa phương lựa chọn, sử dụng cho năm học tới. Việc lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng từ năm học 2021 - 2022 sẽ thực hiện theo Thông tư 25 của Bộ GD-ĐT với thẩm quyền quyết định thuộc về UBND tỉnh, thay vì thẩm quyền lựa chọn là các nhà trường như quy định tại Thông tư 01. Thay đổi này là do thực hiện theo quy định của luật Giáo dục 2019.
Chọn SGK trước khai giảng ít nhất 5 tháng
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết sau khi Bộ công bố phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, UBND các tỉnh, TP sẽ tiến hành việc lựa chọn SGK. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng nghiên cứu, lựa chọn SGK của các địa phương, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà xuất bản (NXB) cung cấp bản PDF các SGK đã được bộ trưởng phê duyệt trên website của NXB trước ngày 21.2.2021, và cấp tài khoản cho cán bộ quản lý, giáo viên (GV) dạy lớp 2, lớp 6 tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu tập huấn sử dụng SGK qua mạng.
NXB phối hợp với Sở GD-ĐT các tỉnh, TP tổ chức giới thiệu SGK bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp hoặc kết hợp cả hai hình thức trên tại các đơn vị cấp tỉnh. Việc này sẽ phải hoàn thành trước ngày 10.3.
Phiên làm việc của hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 2 - ẢNH: HÀ LINH
Theo quy định tại Thông tư 25, việc lựa chọn SGK của các địa phương phải hoàn thành trước khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. Do vậy, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT tổ chức lựa chọn SGK tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thành lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 trước ngày 5.4; và báo cáo danh mục SGK lựa chọn về Bộ GD-ĐT trước ngày 10.4 tới.
Theo ông Độ, việc in ấn và phát hành SGK đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phải được NXB hoàn thành trước 31.7 đến các đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng SGK tại các địa phương cung cấp kịp thời đến tất cả học sinh, GV để triển khai thực hiện năm học mới.
Việc bồi dưỡng sử dụng SGK lớp 2, lớp 6 phải hoàn thành trước ngày 31.7.2021 và đảm bảo 100% GV dạy học lớp 2, lớp 6 năm học 2021 - 2022, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đều được tập huấn theo các lớp học tương ứng với môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ SGK tại địa bàn tỉnh, TP.
Nếu chọn rồi nhưng "muốn" thay đổi?
Việc thay đổi chủ thể quyết định chọn SGK cho năm học tới cũng đặt ra những vấn đề mà chính các địa phương băn khoăn, nhất là sau những lùm xùm về chất lượng của một số cuốn SGK lớp 1, trong khi chính những cuốn sách này lại được lựa chọn và chiếm thị phần nhiều nhất. Ngoài ra, những lo lắng cũng xuất phát từ thực tế có thể xảy ra, đó là năm trước trường đã chọn SGK này nhưng năm tới tỉnh sẽ chọn SGK khác thì có ảnh hưởng gì đến việc dạy và học của các trường không?
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cho rằng thực hiện theo luật Giáo dục 2019 thì từ năm học tới, việc chọn SGK sẽ giao quyền cho UBND cấp tỉnh thay vì cấp trường như với SGK lớp 1. Điều này cũng có thể sẽ tạo ra một luồng ý kiến khác nếu tỉnh lại chọn một bộ SGK khác, vì mong muốn chung là SGK phải ổn định, lâu dài.
Những SGK lớp 2, lớp 6 nào đã được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt?
Danh mục gồm 32 SGK lớp 2 của đầy đủ 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn tiếng Anh; 40 SGK lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.
Đối với lớp 2, mỗi môn tiếng Việt, toán, đạo đức, tự nhiên và xã hội, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm có 3 SGK được phê duyệt; môn tự chọn tiếng Anh có 8 SGK.
Đối với lớp 6, mỗi môn ngữ văn, toán, tiếng Anh, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp có 3 SGK; môn tin học có 2 cuốn và tiếng Anh có 8 SGK được phê duyệt.
Các SGK có tên trong danh mục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt thuộc 4 đơn vị xuất bản, gồm: NXB Giáo dục VN, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM và NXB ĐH Quốc gia TP.HCM.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, tiểu học, Sở GD-ĐT Phú Yên, đặt giả thiết nếu một số cơ sở năm vừa rồi chọn SGK lớp 1 rồi nhưng sau đó trong quá trình giảng dạy thực tế mới thấy một số sách chưa phù hợp, ngữ liệu chưa hợp lý, họ muốn chọn lại thì thế nào?
Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng nếu địa phương nào có nhu cầu lựa chọn lại SGK lớp 1 thì gửi đề nghị lên UBND tỉnh để lựa chọn lại theo quy định của Thông tư 25.
Còn về việc năm nay trường chọn SGK này, sang năm tỉnh chọn SGK khác, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng Bộ đã có quy định cấu trúc bài học trong SGK mới, bao gồm 4 thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, và vận dụng. Các SGK đều phải đảm bảo yêu cầu này. Bởi vậy, HS khi học sách này, sau đó có chuyển sang học sách khác, cũng không gặp khó khăn. Tuy nhiên, ông Thành cho biết trong thông tư hướng dẫn của Bộ có những quy định mang tính chuyển tiếp và kế thừa để việc chọn SGK dù của UBND cấp tỉnh cũng sẽ không phủ nhận việc chọn SGK của cấp trường trước đó, chứ không có thay đổi đột ngột, trừ khi chính trường đó muốn thay đổi. Ví dụ, Thông tư 25 quy định hằng năm thành lập mới hội đồng chọn SGK nhưng đảm bảo có ít nhất 1/3 số thành viên đã tham gia các hội đồng những năm trước đó.
Giáo viên cần có tiếng nói quan trọng trong hội đồng
TS Nguyễn Văn Cường, Đại học Potsdam (Đức), cho rằng lo ngại lựa chọn SGK sẽ tiềm ẩn những nguy cơ tiêu cực thì ở cấp tỉnh hay cấp trường đều có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải có quy chế với các tiêu chí cụ thể và quản lý giám sát một cách minh bạch để tránh được những vấn đề này. Hai quy trình lựa chọn SGK đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù tỉnh chọn thì GV (đại diện của nhiều trường) cũng cần có tiếng nói quan trọng trong hội đồng này.
2/3 thành viên hội đồng là người trực tiếp giảng dạy
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết Thông tư 25 quy định hội đồng lựa chọn do UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc T.Ư thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK. Mỗi môn học của một cấp học thành lập 1 hội đồng, số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và GV đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó. Chủ tịch Hội đồng là giám đốc hoặc phó giám đốc sở GD-ĐT. Chủ tịch Hội đồng giao cho các thành viên hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá SGK theo các tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 7 ngày trước phiên họp đầu tiên của hội đồng.
Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số SGK cho mỗi môn học. SGK được lựa chọn phải đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có SGK nào đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn, hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn.
Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn SGK thành biên bản, có chữ ký của các thành viên hội đồng dự họp, chuyển giao cho Sở GD-ĐT. Sở GD-ĐT tổng hợp kết quả lựa chọn SGK của các hội đồng, trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Căn cứ vào kết quả lựa chọn SGK của các hội đồng do sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương. UBND cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục SGK được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương; chỉ đạo Sở GD-ĐT thông báo danh mục SGK được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương chậm nhất 5 tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.
Ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, cho rằng việc lựa chọn SGK phải trên nguyên tắc: cơ sở hội đồng xem xét là các biên bản, đề xuất của các GV trực tiếp giảng dạy. Điều này đảm bảo cho GV được lựa chọn SGK phù hợp nhất cho chính người trực tiếp sử dụng. Cũng theo ông Ân, trong quy trình lựa chọn SGK phải rất coi trọng quá trình trải nghiệm dạy học trên lớp. Do đó, phải có bước quan trọng là mỗi cuốn SGK cần có phân công GV dạy một số bài trước khi đề xuất lựa chọn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phê duyệt danh mục sách giáo khoa mới cho lớp 2, lớp 6 Sau khi Bộ công bố phê duyệt danh mục, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sẽ tiến hành việc lựa chọn sách giáo khoa. Ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký các Quyết định phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ...