Để báo hiếu với bố mẹ, chồng xin từ bỏ vợ con
7 năm làm vợ và làm mẹ, đã có những lúc, tôi chỉ muốn được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân của mình nhưng khi đã trải qua rồi, tôi mới hiểu rằng, cái gì cũng có thể giải quyết được nếu mỗi chúng ta thật sự cố gắng.
Để báo hiếu với bố mẹ, chồng xin từ bỏ vợ con
Tôi kết hôn từ năm 24 tuổi, đến nay đã là 7 năm kể từ khi tôi bước chân vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Hiện tại, tôi đã có 2 cháu, một trai một gái. Đời sống kinh tế tương đối ổn định. Vợ chồng hòa thuận vui vẻ, bố mẹ chồng biết thương yêu và rất tâm lý với con dâu. Nên có thể nói, nhiều bạn bè nhìn vào đều cảm thấy ghen tị với tôi. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, đã có những lúc tôi chỉ muốn được ly hôn. Và cũng đã không dưới 3 lần, tôi có ý định lao đầu vào ô tô để kết thúc cuộc sống không khác gì địa ngục của mình.
Đó là khoảng thời gian kinh khủng cách đây 3 năm. Khi đó, chúng tôi vừa mới vay mượn để mua được một căn hộ chung cư và đón bố mẹ chồng ở Hưng Yên lên sống chung.
Căn hộ 70 m2 cho 6 người ở, tuy không quá chật chội, nhưng cũng không rộng rãi gì. Tuy nhiên, với bản tính thích vui và thích khoe của bố chồng nên từ khi ông lên sống chung, ngày nào cũng như ngày nào, ông gọi cho hết anh em, bạn bè, con cháu, người làng, người xã mà ông biết đến nhà tôi để tập trung ăn uống, cũng là để ông giới thiệu nhà với con cháu ở quê.
Lăn lóc ra để phục vụ mọi người suốt 1 tháng ròng rã như vậy, tôi mệt đến phờ phạc cả người, lại thêm phần tiếc của. Vì 1 ngày 2 bữa tiệc tùng như vậy tôi cũng phải chi ra cả triệu bạc. Trong khi đó, 2 vợ chồng tôi còn đang nợ đầm đìa. Mỗi tháng, nguyên tiền mua bỉm, sữa cho 2 con, tiền chi phí cho cả nhà đã khiến chúng tôi liểng xiểng.
Còn bố mẹ chồng tôi, mỗi tháng các cụ cũng có 4, 5 triệu tiền lương nhưng một xu cũng không chịu bỏ ra. Đến cuối tháng, đóng tiền điện, tiền vệ sinh, ông bà cũng gọi tôi ra để thanh toán.
Tôi thấy vậy thì rất ấm ức, nhưng những ấm ức đó, tôi cũng chỉ dám giữ trong lòng, cùng lắm là than thở với chồng. Nhưng khi anh góp ý thì bố chồng tôi nổi khùng lên. Ông chửi anh té tát. Bảo anh là thằng đàn ông mà núp váy vợ. Nghe lời vợ xúc xiểm mà phàn nàn về bố mẹ mình… Rồi ông tuyên bố, không cần đến tôi phải lo việc cơm nước cho anh em, bạn bè của ông. Ông bà sẽ tự lo hết.
Từ đó, ông bà ấy không cho tôi động tay vào những việc chợ búa, cơm nước để thiết đãi bạn bè của ông nữa.
Nhưng cũng từ đó, cứ có ai đến là ông bà lại ra sức nói xấu tôi. Đồng thời, hễ tôi có bất lỗi gì là ông bà lại điện thoại trực tiếp cho bố mẹ tôi. Có hôm, chỉ vì tôi dậy muộn nên chỉ kịp cho con ra ngoài ăn tạm bát cháo rồi đi làm mà không kịp nấu đồ ăn sáng cho bố mẹ chồng. Thế mà mẹ chồng gọi điện cho mẹ tôi, nói bố mẹ tôi không biết dạy con cái. Nên tôi mới ích kỷ và vô phép, chỉ biết đến mình mà bỏ mặc bố mẹ chồng như vậy.
Sau đó, ông bà đòi trả lại tôi cho bố mẹ tôi.
Video đang HOT
Tôi nghe được chuyện đó thì giận đến run người nhưng nói với chồng thì anh chỉ ừ hữ cho qua. Rồi dần dần anh còn tránh né việc trò chuyện với tôi.
Vì thế, giai đoạn đó, có tháng, 2 vợ chồng tôi giận nhau, không ai nói với ai bất cứ câu nào. Mọi giao tiếp giữa 2 vợ chồng đều chỉ thông qua con cái. Chuyện chăn gối thì gần như bỏ bẫng. Thậm chí suốt 3, 4 tháng chúng tôi không động vào nhau. Không khí gia đình thì càng ngày càng căng thẳng khiến tôi không còn muốn trở về nhà.
Nhưng đỉnh điểm nhất vẫn là lần tôi phát hiện ra anh phải cắm cả xe máy của tôi để đưa tiền cho bố anh tụ tập bạn bè thì tôi đã không kiềm chế được nữa. Chúng tôi cãi nhau kịch liệt trong phòng. Sau đó, anh tát tôi 2 cái nên tôi ném trả nhẫn cưới về phía anh… rồi chạy ra đường định lao vào ô tô để chết.
Nhưng sau đó, tôi lại trở về nhà và quyết định viết đơn ly hôn. Anh không đồng ý ký mà xin lỗi rồi phân tích và nhắc đến 2 đứa con khiến tôi sực tỉnh. Vì thế, chúng tôi quyết định ngồi lại để bàn bạc tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.
Khi đã thống nhất quan điểm, anh đưa tôi và con đến nhà ngoại chơi. Còn anh trở về, ngồi lại với bố mẹ mình. Anh xin bố mẹ cho anh được từ bỏ vợ, con để anh được tự do báo hiếu bố mẹ.
Rồi, anh nói ra tất cả những khó khăn mà chúng tôi đang gặp phải, cũng như những gì tôi đã phải chịu đựng trong gần 1 năm qua. Sau đó, anh quả quyết, nếu bố mẹ và vợ không cố gắng đề hòa hợp thì anh chỉ còn cách bỏ vợ, con.
Nghe anh nói vậy, bố mẹ anh như sực tỉnh nên khuyên anh đi đón tôi về chứ không được ly dị. Từ đó, ông bà hạn chế hẳn khoản tụ tập rượu chè tại nhà. Nhưng, những xét nét, soi mói thì vẫn chưa hề giảm. Tuy nhiên, khi trở về tôi cũng tự xác định tâm lý cho mình. Không quá để ý những lời kích bác, soi mói của bố mẹ chồng. Ông bà nói phải thì tôi xin lỗi và rút kinh nghiệm, còn không thì tôi vẫn nhẹ nhàng dạ vâng cho qua chuyện.
Đồng thời, tôi cũng cố vui vẻ, và quan tâm hơn tới bố mẹ chồng nên dần dần, ông bà cũng nể và có phần yêu quý tôi hơn. Vì thế, cuộc sống của tôi bây giờ khá là thoải mái và hạnh phúc.
Theo VNE
Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có "cảm giác thua thiệt" bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái...
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói."
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!"
Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: "Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy" (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui."
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu...xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!
Theo VNE
Lên giường rồi vợ hỏi: "Sắp xong chưa?" Chồng ngán ngẩm khi vợ lên giường toàn hỏi: "Anh sắp xong chưa, em còn phải đi giặt đồ" Ai cũng biết, chuyện chăn gối không chỉ là một nhu cầu bản năng của mỗi cặp vợ chồng. Nó không chỉ là chuyện "cần phải làm" mà còn là sợ dây kết nối tình cảm vợ chồng thêm mặn nồng. Ai cũng hiểu...