Đề án dạy tiếng Nhật: Có thể tiến tới là ngoại ngữ 1
Chiều 8/10, tại Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã tiếp Công sứ Nhật bản Hidéo SuZuki. Nội dung của cuộc gặp mặt xoay quanh vấn đề triển khai Đề án dạy tiếng Nhật trong các nhà trường.
Quang cảnh buổi gặp mặt
Năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Bộ GD&ĐT Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội bắt đầu xúc tiến chương trình thí điểm dạy và học tiếng Nhật trong trường phổ thông Việt Nam (cấp trung học).
Bước sang năm thứ 10, đề án đã đạt được những thành tựu quan trọng nhờ sự hợp tác chặt chẽ của hai chính phủ. Kết thúc năm học 2011-2012 đã có hơn 400 HS học tiếng Nhật tại 19 trường THCS và 11 trường THPT tại các TP như Hà Nội, Huế, TP.HCM.
Năm 2013 là dịp hai nước kỷ niệm 40 năm đặt quan hệ ngoại giao và cũng là thời gian để tiến hành tổng kết việc thực hiện đề án để từ đó đặt ra vấn đề tiếp tục triển khai việc dạy học tiếng Nhật ở các cấp học THCS, THPT và bắt đầu việc dạy họctiếng Nhật từ lớp 3 của cấp tiểu học.
Video đang HOT
Tại cuộc gặp mặt Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh cần phải thành lập nhóm công tác Việt-Nhật để tháo gỡ những khó khăn và tiếp tục triển khai thực hiện đề án. Trong đó có sự tham gia của Vụ hợp tác quốc tế, Viện KHGDVN, Thường trực đề án Ngoại ngữ, Vụ GD Trung học, Vụ GD Tiểu học vào nhóm công tác.
Đề án cần được triển khai linh hoạt hơn coi việc dạy học tiếng Nhật như là ngoại ngữ thứ 2. Nếu địa phương nào chấp nhận và có đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ GV dạy tiếng Nhật thì việc dạy tiếng Nhật có thể tiến tới trở thành ngoại ngữ 1.
Song song với đó cần có sự gắn kết giữa việc dạy tiếng Nhật trong trường PT và việc dạy tiếng Nhật ở các trường ĐH. Vấn đề về chương trình và SGK cũng như việc kiểm tra đánh giá trình độ người học cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy và học. Để có thể triển khai tốt đề án thì cần có sự phối hợp tốt giữa hai Chính Phủ Nhật Bản và Việt Nam.
Ngài Công sứ Nhật bản Hidéo SuZuki cũng bày tỏ những thiện chí về việc hợp tác trong vấn đề dạy học tiếng Nhật tại Việt Nam và đầu mối để triển khai và thực hiện tốt đề án về phía Nhật Bản là Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Thời gian tới hai bên sẽ tiếp tục tiến hành những buổi gặp mặt để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác này.
Theo Giáo dục và Thời Đại
Đưa bút chấm đọc vào trường phải làm rõ nguồn gốc
Gần đây NXB có tổ chức lựa chọn, đánh giá và giới thiệu một số công ty có thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh đi kèm với SGK. Tuy nhiên đối chiếu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng đáp ứng yêu cầu có bản quyền, nguồn gốc xuất xứ còn phải đánh giá thêm (?!)
"Trước mắt, Bộ GD-ĐT chỉ đạo Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam chỉ giới thiệu sản phẩm bút chấm đọc hỗ trợ dạy tiếng Anh tiểu học của Viện Vật lí - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam. Các địa phương muốn đưa thiết bị vào phải tổ chức đấu thầu và làm rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm" - TS Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 khuyến cáo.
Gần đây, NXB có tổ chức lựa chọn, đánh giá và giới thiệu một số công ty có thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh đi kèm với SGK. Tuy nhiên đối chiếu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng đáp ứng yêu cầu có bản quyền, nguồn gốc xuất xứ còn phải đánh giá thêm (?!)
TS Nguyễn Ngọc Hùng (đứng) trả lời thông tin liên quan đến bút chấm đọc hỗ trợ dạy tiếng Anh ở tiểu học tại buổi họp báo chiều 30/8
Trong kết luận chỉ đạo về sử dụng bút chấm đọc hỗ trợ giáo viên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nêu rõ: Thời gian trước mắt, NXB chỉ giới thiệu sản phẩm của Viện Vật lí - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam. Nhưng tới nay, có thêm một số sản phẩm được giới thiệu xuống các trường.
Theo ông Hùng: "Ở TP.HCM, bút chấm đọc dùng dạy học tiếng Anh tại nhà trường đã làm 10 năm nay. Ngày 6/9/2011 bắt đầu triển khai chương trình của đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thì Cục cơ sở vật chất - Thiết bị nhà trường đã có văn bản hướng dẫn về việc mua sắm các trang thiết bị tối thiểu cho cấp tiểu học, đặc biệt là ngoại ngữ.
Bút hỗ trợ chấm đọc là 1 trong danh mục 14 trang thiết bị cần thiết tối thiểu. Nơi nào có đài cassette rồi có thể thôi vì xem xét điều kiện kinh tế của từng địa phương".
Ngày 17/10/2011, NXB Giáo dục Việt Nam đã có công thư gửi GĐ sở giáo dục các tỉnh thành nêu rõ: Viện Vật lí- Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam có sản phẩm bút hỗ trợ dạy tiếng Anh có đăng ký bản quyền, có nguồn gốc xuất xứ. Sản phẩm đã được sử dụng thử nghiệm trong năm học 2010-2011 đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật cơ bản và chức năng cơ bản trong danh mục các thiết bị tối thiểu.
Ngoài sản phẩm này gắn với số hóa SGK đến nay NXB sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị sản xuất bút hỗ trợ dạy tiếng Anh khác để hoàn chỉnh sản phẩm và giới thiệu đến các cơ sở giáo dục có nhu cầu để lựa chọn phù hợp.
Trả lời câu hỏi như vậy NXB có làm sai khi đã giới thiệu tới các trường thêm một số sản phẩm bút chấm đọc của các đơn vị khác ngoài sản phẩm của Viện Vật lí - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, ông Hùng cho biết:
"Ngày 14/3, Thông báo số 179 về kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển về chỉ đạo dạy tiếng Anh thí điểm trong hệ thống giáo dục phổ thông, tại điểm 3 vềSGK và thiết bị dạy học tiếng Anh có nêu rõ NXB Giáo dục Việt Nam in SGK có phụ mã mở với các thiết bị phụ trợ để các đơn vị cùng khai thác. Các đơn vị tham gia số hóa thiết bị tài liệu phải có thiết bị nhận dạng sản xuất, sản phẩm phải đọc được 64.000 mã trên SGK".
"Qua kiểm tra 5 sản phẩm được giới thiệu thì 2 sản phẩm có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, bản quyền. Một trong số này là sản phẩm của Viện Vật lí. Còn lại có bằng độc quyền sáng chế, giấy đăng ký nhãn hiệu, giấy đăng ký kiểu dáng công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ cấp" - ông Hùng cho biết.
Theo Vietnamnet
Bí quyết học tiếng Nhật của thủ khoa khối D6 ĐH Ngoại thương "Học tiếng Nhật có 2 điều khó nhất đó là học chữ Hán và Ngữ pháp. Chữ Hán thì phải luyện tập thường xuyên. Còn Ngữ pháp thì cần chia các vân đê ra để học. Và điều quan trọng nhất là phải cố gắng tập trung cao độ để ghi nhớ, áp dụng vào thực tế". Đó là chia sẻ của bạn...