Đề án đào tạo tiến sĩ: Không thể ‘mộng mơ’

Theo dõi VGT trên

Thất bại của đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ chưa kịp rút kinh nghiệm thì Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục đưa ra đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ với kinh phí lên đến 12.000 tỉ đồng

Đề án đào tạo tiến sĩ: Không thể &'mộng mơ' - Hình 1

Giáo dục đại học luôn cần được nâng chất lượng dạy và học. (Ảnh chỉ có tính minh họa)Ảnh: TẤN THẠNH

Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng (Đề án 911) có tổng kinh phí 14.000 tỉ đồng với mục tiêu đào tạo 23.000 tiến sĩ.

Phá sản vì thiếu thực tế

Mục tiêu chung của đề án là “tăng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường ĐH, CĐ của cả nước, phấn đấu đến năm 2020 bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam”. Cụ thể, sẽ đào tạo khoảng 10.000 tiến sĩ ở các trường ĐH có uy tín trên thế giới; 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường ĐH Việt Nam và trường ĐH nước ngoài và khoảng 10.000 tiến sĩ ở trong nước.

Thế nhưng, đề án triển khai đến hết năm 2016 đã bộc l.ộ h.àng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD-ĐT phải dừng tuyển sinh từ năm 2017. Giai đoạn 2012-2016 mới tuyển được 2.062 nghiên cứu sinh (NCS) đào tạo trong nước, đạt 36% chỉ tiêu. Trong đó, có 703 NCS đến thời hạn kết thúc thời gian nghiên cứu nhưng mới chỉ có 165 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án đúng thời hạn (đạt tỉ lệ hơn 23%). Đối với đào tạo phối hợp, chỉ có 1 NCS đang học tập nghiên cứu tại Pháp, trong số 1.300 chỉ tiêu của giai đoạn 2012-2016. Trong khi đó, từ năm 2012 đến hết năm 2016, có 2.926 người trúng tuyển đào tạo ở nước ngoài nhưng chỉ có 1.961 người (gần 34% chỉ tiêu) được làm thủ tục đi học…

Cũng theo kết quả kiểm toán, điều kiện đầu ra theo Đề án 911 của Bộ GD-ĐT yêu cầu cao hơn so với đào tạo tiến sĩ nói chung. Thế nhưng, chương trình đào tạo không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sĩ đại trà. Các trung tâm đào tạo tiến sĩ được thành lập và đầu tư kinh phí 9 tỉ đồng để trang bị phòng học ngoại ngữ, xây dựng giáo trình đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng trước khi đi NCS nhưng qua kiểm toán một số trung tâm thì các trung tâm này hoạt động không hiệu quả, không đúng chức năng đồng nghĩa với việc giáo trình không sử dụng gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Nguồn tuyển thiếu nghiêm trọng

Đ.ánh giá về đề án này, Kiểm toán Nhà nước cho rằng một trong những bất cập là Bộ GD-ĐT xây dựng đề án quá cao, thiếu cơ sở khảo sát, đ.ánh giá không sát thực tế, dẫn đến mục tiêu không thực hiện được cả về số lượng đào tạo tiến sĩ, kinh phí và nguồn hình thành. Mức kinh phí hỗ trợ của đề án thấp, trong khi yêu cầu ràng buộc trách nhiệm của NCS cao hơn chương trình đại trà, không phù hợp về trách nhiệm và quyền lợi nên chưa thu hút được các ứng viên tham gia.

Video đang HOT

Trước quan điểm này của Kiểm toán Nhà nước, ông Nguyễn Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế – Bộ GD-ĐT, thừa nhận mục tiêu của đề án tại thời điểm xây dựng là chưa phù hợp với tình hình thực tế về khả năng nguồn tuyển sinh cũng như khả năng đào tạo, thực hiện đề án của các cơ sở giáo dục ĐH trong nước. Vì vậy, tỉ lệ tuyển sinh hằng năm thấp hơn kế hoạch. Ngoài ra, bên cạnh những yêu cầu chặt chẽ về điều kiện tuyển sinh, ứng viên phải thực hiện nhiều cam kết về trách nhiệm trong khi kinh phí hỗ trợ NCS thấp nên hạn chế việc thu hút các ứng viên và cơ sở đào tạo trong nước tham gia đề án. Do tỉ lệ tuyển sinh hằng năm thấp nên dẫn đến thừa dự toán.

Tiếp tục xây dựng đề án 12.000 tỉ đồng

Thế nhưng, điều đáng nói, sự thất bại của đề án 14.000 tỉ đồng chưa được nghiêm túc mổ xẻ, rút kinh nghiệm thì Bộ GD-ĐT đã lại vội xây dựng đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025″ với mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ.

Nguồn kinh phí 12.000 tỉ đồng của đề án này được lấy chủ yếu từ Đề án 911 (10.200 tỉ đồng từ kinh phí còn lại của Đề án 911) và 1.800 tỉ đồng từ các cơ sở giáo dục ĐH và đối tượng thụ hưởng đề án. Theo đề án này, sẽ đào tạo khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường ĐH có uy tín trên thế giới. Từ năm 2018 đến 2025, mỗi năm tuyển chọn khoảng từ 600 – 700 NCS đi đào tạo ở nước ngoài. Ngoài ra, sẽ đào tạo khoảng 2.000 tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam và thu hút khoảng 1.500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài đến làm việc tại các trường ĐH tại Việt Nam…

GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng phải phân tích rõ tại sao Đề án 911 không thành công, đó là vì không có được nguồn tuyển dồi dào do NCS không thích đi học bằng đề án này. Học bổng của Chính phủ Việt Nam vừa thấp vừa nhiều ràng buộc. Những người giỏi sẽ tìm cách xin học bổng của chính phủ nước ngoài và điều này với họ không khó.

Bà Hoàng Mai Phương, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đ.ánh giá cách thức tổ chức và sử dụng kinh phí của Đề án 911 có quá nhiều hạn chế. Việc xây dựng đề án quá cao, thiếu cơ sở khảo sát, đ.ánh giá về khảo sát thực tế, dự kiến nguồn tuyển sinh không đúng… Bộ GD-ĐT cần thẳng thắn rút kinh nghiệm cho những đề án tiếp theo chứ không phải lại vội vàng xây dựng một đề án mới thiếu tính khả thi tương tự.

Bộ GD-ĐT đã nộp lại hơn 50 tỉ đồng

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GD-ĐT, thu hồi nộp ngân sách nhà nước gồm hơn 50 tỉ đồng là học phí của NCS tại Cục Hợp tác quốc tế (từ năm 2012 đến ngày 30-7-2017); các khoản chi sai chế độ, không đúng quy định hơn 424 triệu đồng; thu hồi kinh phí do NCS bỏ học hơn 207 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT phải hủy dự toán nguồn kinh phí đề án hơn 2,8 tỉ đồng và giảm kinh phí quyết toán năm 2016 hơn 48 triệu đồng…

Giải thích về con số hơn 50 tỉ đồng phải nộp lại này, ông Nguyễn Quang Hưng cho hay theo quy định, các NCS được cử đi học tại nước ngoài theo Đề án 911 sẽ phải nộp học phí 13 triệu đồng/năm (52 triệu đồng/4 năm) kể từ năm 2014. Tổng số học phí các NCS đã nộp từ ngày 1-1-2014 đến 27-7-2017 là hơn 50 tỉ đồng. Số t.iền này Bộ GD-ĐT đã nộp lại theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước.

Bộ GD-ĐT muốn giải ngân 12.000 tỉ đồng?

Giảng viên một trường ĐH lớn của Hà Nội nhận xét dù Đề án 911 thất bại nhưng dường như Bộ GD-ĐT không tìm cách cải tiến cho đề án sau mà chỉ nghĩ cách làm sao giải ngân được t.iền.

Theo giảng viên này, khó khăn lớn nhất khiến đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ của Bộ GD-ĐT đứng trước nguy cơ thất bại chính là tìm đâu ra nguồn tuyển. “Để có được 9.000 tiến sĩ chất lượng thì phải cần ít nhất 9.000 NCS có năng lực, say mê nghiên cứu và có khả năng ngoại ngữ tốt. Ngoài ra, cần phải có thêm được 9.000 giáo sư để hướng dẫn các NCS này” – giảng viên này đặt vấn đề.

Vị giảng viên này phân tích nếu máy móc đưa ra những con số mà không tính đến hoàn cảnh thực tế thì đề án này cũng sẽ sớm thất bại. “Ồ ạt đào tạo theo số lượng 9.000 người thì sẽ tạo ra một lò ấp tiến sĩ “giấy” với những đề tài vớ vẩn chẳng đâu vào đâu. Theo tôi, Bộ GD-ĐT cần cải tiến lại đề án, tính toán phù hợp thực tế và nghiên cứu làm sao để đào tạo có chất lượng hơn là tìm cách để giải ngân con số 12.000 tỉ đồng này” – giảng viên này nói.

TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và Phát triển, cũng tỏ ra thất vọng trước đề án 9.000 tiến sĩ của Bộ GD-ĐT. “Đề án 23.000 tiến sĩ đã thất bại thảm hại nhưng hình như Bộ D-ĐT không nghiêm túc rút kinh nghiệm mà chỉ muốn làm sao để giải ngân được 12.000 tỉ đồng. Trong điều kiện ngân sách quốc gia đang rất khó khăn mà chỉ mong muốn giải ngân hơn chục ngàn tỉ đồng, không tính toán đến thực tế và hiệu quả thì tôi cho là không hợp lý” – TS Vịnh nhìn nhận.

Theo NLĐ

Đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ, kết quả thấp thảm hại

Nhiều chỉ tiêu đạt dưới 10%, số lượng nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thành khoá học, bảo vệ đúng thời hạn đạt tỉ lệ rất thấp... phần nào nói lên những thất bại trong thực hiện "Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020" (gọi tắt là Đề án 911).

Đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ, kết quả thấp thảm hại - Hình 1

ảnh minh họa

Đề án 911 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17.6.2010 của Thủ tướng Chính phủ có tổng kinh phí 14.000 tỉ đồng với mục tiêu đào tạo 23.000 TS.

Riêng giai đoạn 2012-2016, chỉ tiêu đào tạo là 12.800 NCS nhưng tính đến hết năm 2016, tổng số NCS trúng tuyển thực nhập học là 4.024 NCS, đạt 31,4% so với chỉ tiêu của giai đoạn và bằng 17,5% của đề án.

Trong đó, 787 NCS tốt nghiệp và được cấp bằng đạt 6% chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% cả đề án.

Về đào tạo tiến sĩ trong nước, tổng số NCS trúng tuyển đến hết năm 2016 là 2.062 đạt 36% chỉ tiêu đến năm 2016 và bằng 20,6% của đề án. Như vậy, với mục tiêu của đề án là từ năm 2010-2016 đào tạo từ 1.000 - 1.200 NCS/năm với tổng số 5.700 NCS trong nước là không đạt.

Đó là chưa kể, số NCS trúng tuyển không dự học, bỏ học không theo học hoặc chuyển sang nghiên cứu theo hình thức đại trà từ năm 2012 - 2016 là 143 NCS chiếm 6,9% số NCS trúng tuyển.

Số NCS kết thúc thời gian nghiên cứu là 703. Trong đó, 222 NCS hoàn thành khóa học bảo vệ thành công cấp bằng đạt 32% số NCS hết thời gian nghiên cứu; bao gồm tốt nghiệp đúng thời hạn là 165 NCS, chậm 1 năm là 46 NCS, chậm 2 năm 8 NCS. Số NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp là 501 NCS.

Đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ, kết quả thấp thảm hại - Hình 2

Như vậy, số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ cấp bằng đúng kỳ hạn tỷ lệ thấp là 23% (165/703); số NCS đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ thành công cấp bằng chậm chiếm tỷ lệ tương đối cao là 77% (638/703).

Về đào tạo ngoài nước, tính đến hết năm 2016 chỉ tiêu là 5.800 NCS, kết quả thực hiện đạt tỉ lệ rất thấp. Cụ thể, trong số 2.926 NCS trúng tuyển, chỉ có 1.981 người đi học đạt 67%.

Điều đáng nói, số tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài nêu trên không phải hoàn toàn do Đề án 911 thực hiện, mà có 655 người thuộc danh sách do Đề án 356 chuyển sang. Vì vậy, kết quả thực chất chỉ có 1.306 NCS, bằng 23% chỉ tiêu năm 2016 và bằng 13% tổng chỉ tiêu 10.000 NCS của đề án.

Số NCS đào tạo ở nước ngoài bỏ học là 45 người. Số NCS hoàn thành khoá học về nước 549 NCS đạt 75% số NCS hết thời hạn nghiên cứu. Số NCS đã hết thời gian nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ đề án chậm 1 đến 2 năm chiếm tỷ lệ tương đối cao 45% (355/735NCS).

Đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ, kết quả thấp thảm hại - Hình 3

Về đào tạo TS theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường trong nước và ngoài nước, chỉ có 1 NCS đang học tập tại Pháp. Như vậy, tỉ lệ chỉ đạt 1/1300 NCS theo giai đoạn và 1/3.000 NCS theo cả đề án.

Theo Laodong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ Kasim Hoàng Vũ bật khóc, cúi lạy vợ cũ Bằng Kiều: "Chị biết ơn em nhiều lắm"
20:41:31 22/09/2024
Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Phương Oanh - shark Bình lần đầu tiên làm điều này kể từ khi có cặp song sinh
19:30:24 22/09/2024
Drama ngoài giờ hành chính: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên ca sĩ Vbiz, "dằn mặt" cực căng vì bị nói xấu sau lưng
22:40:32 22/09/2024
Drama căng ở Anh tài: Tăng Phúc bức xúc vì 1 hành động của Cường Seven, càng phân bua càng bị ném đá
19:34:31 22/09/2024
Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái
19:27:53 22/09/2024
Tôn Bằng tố bị Hằng Du Mục "gài bẫy", làm rõ lý do xông vào nhà
18:58:41 22/09/2024
Bạn bè, đồng nghiệp tưởng niệm sao võ thuật Từ Thiếu Cường và vợ
22:16:32 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

MC Tố Quyên xin lỗi vì gây tranh cãi khi dẫn show Tuấn Hưng - Duy Mạnh

Sao việt

23:05:35 22/09/2024
Gây tranh cãi vì cắt lời MC Phan Anh và người đấu giá từ thiện trong liveshow từ thiện của Tuấn Hưng - Duy Mạnh, MC Tố Quyên nhận sai sót.

Nam diễn viên phim 'Cô dâu hoàn hảo' qua đời ở t.uổi 39

Sao châu á

23:03:33 22/09/2024
Ngày 22/9, theo Thairath, Om Akapan vừa qua đời ở t.uổi 39 sau thời gian chống chọi bệnh tật. Nam diễn viên trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay bố mẹ, chị gái và bà xã ngoại quốc Daria Shevruk.

Xuất hiện phim Việt giờ vàng càng xem càng cuốn, nữ chính vừa đẹp vừa diễn hay bất ngờ

Phim việt

22:50:20 22/09/2024
Phim được khen ngợi có lời thoại chân thật, diễn xuất tự nhiên, kịch bản lôi cuốn. Cuộc đấu trí giữa phe cảnh sát và xã hội đen đầy bất ngờ khi không biết nhân vật nào là chính diện, ai là phản diện.

Khán giả bình phim Việt: Tôi không thể cảm nổi nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ'

Hậu trường phim

22:29:25 22/09/2024
Theo diễn biến của phim Đi giữa trời rực rỡ, Pu dần thể hiện những mặt tính cách khiến nhân vật này thực sự gây tranh cãi.

Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim 'Mai' hẹn hò DJ Singapore ở 'Đảo thiên đường'

Tv show

22:22:07 22/09/2024
Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim Mai không giấu được sự vui mừng khi biết anh chàng DJ đến từ Singapore cũng muốn tìm hiểu mình

Angelina Jolie cuốn hút với tóc xoăn cá tính

Sao âu mỹ

22:19:32 22/09/2024
Thoát khỏi hình ảnh quen thuộc, minh tinh sinh năm 1975 làm mới bản thân với vẻ ngoài lấy cảm hứng từ thập niên 1980.

Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá

Pháp luật

21:15:37 22/09/2024
Ra vườn kiểm tra, một hộ nông dân ở Lâm Đồng tá hỏa khi phát hiện hàng trăm gốc chanh dây đang cho kinh doanh của gia đình bị kẻ gian chặt phá.

Choáng váng trước concert lịch sử của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc, G-Dragon và bạn trai Lee Jong Suk cổ vũ hết mình!

Nhạc quốc tế

21:13:21 22/09/2024
Tối 21/9, IU chính thức tiến vào World Cup Stadium, với đêm encore HEREH WORLD TOUR CONCERT đ.ánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Giá vé từ 800 nghìn đến 8 triệu đồng, các quyền lợi có đủ làm thoả mãn fan?

Nhạc việt

21:09:22 22/09/2024
Khán giả đang rất chờ đón vào concert đặc biệt của show truyền hình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào ngày 19/10

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

Tin nổi bật

21:05:52 22/09/2024
Một nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) giúp đỡ nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước và kịp thời ứng cứu 2 n.ạn n.hân bị lũ cuốn trôi.

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng

Thế giới

20:53:55 22/09/2024
Đoạn video ghi lại khoảnh khắc xô xát xảy ra giữa một hướng dẫn viên du lịch bất hợp pháp tại Bangkok (Thái Lan) với nữ du khách Trung Quốc vì vị khách này vào hàng trang sức chỉ ngắm mà không mua.