ĐBQH: Có hay không lãnh đạo cấp cao đứng sau các tập đoàn lợi ích nhóm, bao che cho các sai phạm?
Một số ĐBQH đã đặt câu hỏi có hay không lãnh đạo cấp cao đứng sau các tập đoàn lợi ích nhóm, bao che cho các sai phạm, tội phạm tham nhũng.
Chiều ngày 26/10, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội XIV đã thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.
Lãnh đạo cấp cao bỏ trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố, vì sao?
Tại phiên thảo luận, một số Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thẳng thắn đặt câu hỏi về việc có hay không lãnh đạo cấp cao đứng sau các tập đoàn lợi ích nhóm, bao che cho các sai phạm, tội phạm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nêu rõ: Có một số vụ án nghiêm trọng nổi cộm thời gian qua không được nêu trong báo cáo của Chính phủ do Bộ Công an trình bày, nhất là các vụ việc khởi tố bắt giam, tạm giam đối với một số lãnh đạo cao cấp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý…
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội).
Theo ĐB Khánh, việc các lãnh đạo doanh nghiệp, cựu lãnh đạo cơ quan nhà nước bỏ trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố phát lệnh truy nã gây khó khăn cho công tác điều tra tội phạm tham nhũng, khiến cử tri băn khoăn.
Video đang HOT
“Trách nhiệm này thuộc về ai? Vì sao lại có người liên quan đến tham nhũng lớn, thất thoát tiền của nhân dân lại có thể trốn tránh được các cơ quan điều tra rất dày đặc của chúng ta?”, ĐB Khánh đặt câu hỏi.
ĐB Khánh cũng dẫn chứng tình trạng hệ thống các ngân hàng hiện nay dường như chỉ tập trung phục vụ các khách hàng lớn là các tập đoàn lớn dẫn đến xảy ra các vụ thất thoát lớn hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và người dân thì lại khó tiếp cận vốn vay.
“Xin đề nghị Chính phủ cho biết có hay không tình trạng một số lãnh đạo quản lý cấp cao đứng sau các tập đoàn doanh nghiệp lớn liên kết không minh bạch với các ngân hàng để phục vụ lợi ích nhóm khi xem xét xử lý, tạo thuận lợi cơ hội cho họ trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật?” – ĐB Khánh nói.
“Việc của dân thì đè ra xử, cơ quan nhà nước thì không ai chịu trách nhiệm”
Đồng quan điểm với ĐB Trần Thị Quốc Khánh, ĐB Lưu Bình Nhưỡng ( Bến Tre) bày tỏ băn khoăn trước việc có hay không sự bao che hay can thiệp trái pháp luật trong công tác phòng chống tham nhũng.
Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng, công tác thanh tra, giải quyết tố cáo phát hiện nhiều sai phạm trong nhiều lĩnh vực như đất đai, xây dựng, quản lý tài chính, ngân sách, nhưng việc kết luận hành vi tham nhũng trong các sai phạm này còn có hạn. Nguyên nhân của hiện trạng này xuất phát từ đâu? nếu không phải bao che thì phải chăng do năng lực của các cơ quan phòng chống tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre).
ĐB Nhưỡng cũng dẫn chứng một thực tế khá nhiều vụ việc người dân kêu oan, bức xúc được ĐBQH chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét nhưng dường như không được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, nghiêm túc.
Khi thông báo trả lời của các cơ quan đến ĐBQH luôn khẳng định không có cơ sở hoặc cho rằng không có dấu hiệu phạm tội. Trong khi dư luận nêu đầy đủ cơ sở, lập luận chứng cứ rõ ràng, trong khi đó tìm cách đưa từng vấn đề có dấu hiệu phạm tội sang vấn đề khiếu nại tố cáo để “giơ nhẹ đánh khẽ”.
“Thậm chí, một số đơn vị, cơ quan, thực hiện chính sách nhạc không lời, có nghĩa là cứ tấu nhưng cuối cùng người ta không trả lời, gọi là nhạc không lời hoặc là lặng im. Việc của dân thì chúng ta cứ đè ra xử, còn cơ quan nhà nước không có ai chịu trách nhiệm cả”, ông Nhưỡng nói.
ĐB Nhưỡng dẫn chứng trường hợp của Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) phải chịu mấy bản án nhưng vẫn tiếp tục được bầu làm bí thư kiêm chủ tịch huyện, việc thi hành án cũng dậm chân tại chỗ khiến dư luận rất bức xúc.
Đắk Nông: 3 doanh nghiệp khai thác khoáng sản bị phạt 320 triệu đồng
Các sai phạm tại 3 doanh nghiệp này đã được Đoàn kiểm tra của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chỉ ra vào tháng 8 vừa qua.
Khai thác khoáng sản tại mỏ đá bon Bù Đốp 2, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R'Lấp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Chính Trường, một trong ba đơn vị bị xử phạt. (Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN)
Ngày 2/10, theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Các sai phạm tại 3 doanh nghiệp này đã được Đoàn kiểm tra của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chỉ ra vào tháng 8 vừa qua.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Chính Trường (trụ sở tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông) đang được cấp phép khai thác đá tại mỏ đá bazan bon Bù Đốp 2, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông bị tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản trong 4,5 tháng do không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm 2017 đến nay.
Công ty này cũng bị xử phạt 160 triệu đồng do đã có các hành vi khai thác đá không đúng trình tự, thông số của hệ thống; khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tương tự, Công ty Cổ phần Phú Tài (trụ sở tại Phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đang được cấp phép khai thác đá granite tại mỏ đá granite xã Đắk Hòa, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông bị xử phạt 80 triệu đồng do đã khai thác không đúng hệ thống mở vỉa, không đúng trình tự khai thác.
Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thương mại dịch vụ Quang Vũ (trụ sở tại xã Đắk N'Drung, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) đang được cấp phép khai thác đá trên mỏ đá cùng địa chỉ cũng bị xử phạt 80 triệu đồng do đã có hành vi đổ chất thải không đúng vị trí so với thiết kế mỏ đã được phê duyệt.
Khai thác khoáng sản tại mỏ đá bon Bù Đốp 2, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R'Lấp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Chính Trường, một trong ba đơn vị bị xử phạt. (Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN)
Thời gian vừa qua, ngành chức năng tỉnh Đắk Nông đã tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong khai thác khoáng sản.
Đây là việc làm cần thiết nhằm chấn chỉnh việc tuân thủ các quy định, cũng như hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống người dân xung quanh các mỏ khoáng sản./.
Đăng bản đồ Việt Nam thể hiện sai chủ quyền, bị phạt 12,5 triệu đồng Một người nước ngoài đang làm việc tại Hải Phòng bị phạt 12,5 triệu đồng do đăng tải hinh ảnh bản đo Viet Nam thể hien sai chu quyen Quoc gia. Ngày 22/9, Thanh tra So Thông tin và Truyền thông TP Hải Phòng phoi hop Cong an quan Ngo Quyen (Hải Phòng) xu phat vi pham hanh chinh muc tien 12,5 trieu...