Dạy xác suất thống kê từ lớp 2 không có gì đáng lo ngại
“Chúng ta không nên lo lắng về vấn đề đưa thống kê, xác suất vào từ lớp 2 mà điều quan trọng là cách dạy của giáo viên như thế nào”.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được áp dụng từ năm học 2020-2021, nội dung cốt lõi của môn Toán được tích hợp xoay quanh 3 mạch kiến thức chính: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.
Trong 3 mạch này, sự thay đổi lớn nhất so với chương trình hiện hành là Thống kê và xác suất.
Theo chương trình phổ thông mới, thống kê và xác suất sẽ được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 2 cho đến lớp 12.
Thời lượng của mạch kiến thức Thống kê và xác suất tăng dần theo từng khối lớp. Ở cấp tiểu học, chiếm 3% tổng thời lượng chương trình môn Toán và được nâng dần lên, đến cấp trung học phổ thông chiếm khoảng 17-18 %.
Thông tin này khi đưa ra đã nhận được sự quan tâm cùng nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Trước nội dung này, chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng: “Thống kê và xác suất là những vấn đề của cuộc sống thường ngày mà mỗi người đều có thể gặp.
Khác với giải tích (vi phân, tích phân) chỉ cần cho những người nghiên cứu khoa học ở một số lĩnh vực.
Do đó, khái niệm thống kê và xác suất có thể hình thành sớm ở bậc phổ thông (từ lớp 20, tùy thuộc lứa tuổi mà độ khó có thể tăng dần.
Đặc biệt, hiện nay chương trình môn Toán đã được bàn và đi đến thống nhất về phần thống kê, xác suất. Vấn đề còn lại là thể hiện ở sách giáo khoa như thế nào mà thôi”.
Video đang HOT
Thầy Khang nhấn mạnh: “Nếu các tác giả viết sách giáo khoa phần thống kê, xác suất phù hợp thì học sinh hoàn toàn có thể tiếp thu và vận dụng tốt vào cuộc sống”.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền – Phó tổng Hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) cho rằng, thực chất môn Toán trong chương trình giáo dục hiện hành đã có yếu tố thống kê từ bậc tiểu học ví như những bài về biểu đồ, số trung bình cộng, dãy số, bảng số liệu…
“Khi mở chương trình chi tiết của chương trình Toán Phần Lan ở trường tôi sẽ thấy tuần 16 của lớp 1 đã giới thiệu về các loại biểu đồ cho trẻ rồi”, cô Huyền nhấn mạnh.
Phó tổng Hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan cho rằng: “Chúng ta không nên lo lắng về vấn đề đưa thống kê, xác suất vào từ lớp 2 mà điều quan trọng là cách dạy của giáo viên như thế nào. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Chia sẻ thêm về chương trình Toán Phần Lan ở Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan, cô Huyền cho hay, kiến thức về thống kê đã được dạy từ lớp 1-2 (tương ứng với mảng nội dung kí hiệu C4), tiếp nối sau đó là lớp 3-5 (tương ứng tương ứng với mảng nội dung kí hiệu C5).
Cụ thể, học sinh lớp 1-2 là giai đoạn học sinh bắt đầu phát triển khả năng thu thập và lưu trữ thông tin về các chủ đề theo hứng thú. Khi đó học sinh vẽ và giải thích dữ liệu qua các bảng, biểu đơn giản (biểu đồ cột).
Còn đối với học sinh lớp 3-5 thì các em thu thập dữ liệu một cách hệ thống trên các chủ đề mà các em hứng thú. Từ đó học sinh lưu trữ và trình bày dữ liệu dưới dạng bảng và biểu đồ.
Trong số các thông số thống kê cơ bản, học sinh được giới thiệu về giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung vị. Và các em được làm quen với xác suất trong các tình huống hàng ngày bằng cách đưa ra nhận định xem một sự kiện chắc chắn, có thể hoặc không thể xảy ra.
Từ những dẫn chứng này, Phó tổng Hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan cho rằng: “Chúng ta không nên lo lắng về vấn đề đưa thống kê, xác suất vào từ lớp 2 mà điều quan trọng là cách dạy của giáo viên như thế nào.
Giáo viên đừng nhìn thống kê, xác suất theo kinh nghiệm học hồi đại học của mình mà áp dụng vào trẻ bởi trẻ học theo cách của trẻ, nội dung cũng phù hợp theo khả năng nhận thức của trẻ thì chương trình giáo dục phổ thông mới không hề làm khó học sinh”.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Động thái của trường Marie Curie sau vụ học sinh chém nhau giữa phố
Mâu thuẫn trên mạng xã hội, các học sinh trường Marie Curie hẹn nhau ngoài khuôn viên trường để "giải quyết". Trong quá trình nói chuyện đã xảy ra xô xát khiến 2 em học sinh bị chém trúng tay, mặt.
Sáng 30/10, trao đổi với báo Người lao động, ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM) xác nhận thông tin trên và cho biết sự việc đang được cơ quan công an lấy lời khai đối với các em học sinh dưới sự chứng kiến của phụ huynh.
Trường THPT Marie Curie.
Theo ông Khoa, nguyên nhân ban đầu xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội giữa M. - học sinh lớp 11A3 với một học sinh cùng khối tên V. (học sinh này mới chuyển đến Trường THPT Marie Curie).
Tối 21/10, hai học sinh này hẹn gặp nhau tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) để "giải quyết", nhưng khi đi gặp mặt lại có khá đông em tham gia, bao gồm cả một số học sinh khối 12 của Trường Marie Curie và một số học sinh các trường THPT khác.
Khi gặp mặt và xung đột xảy ra, nhóm của V. đã rượt đuổi và chém vào mặt, tay 2 học sinh thuộc nhóm của M. khiến 2 em này phải nhập viện điều trị.
Hiện trường đang chờ kết quả xác minh của cơ quan công an, sau đó sẽ họp hội đồng kỷ luật và xử lý những học sinh có liên quan.
Chia sẻ với báo Pháp luật TP.HCM ông Khoa cho biết, cả hai em bị chém trong khi tham gia vụ ẩu đả là học sinh khá, trước đây chưa từng vi phạm. Đây là lần đầu tiên trường xảy ra sự việc nghiêm trọng trên, nó cho thấy sự bồng bột, nông nổi của giới trẻ hiện nay.
"Sau sự việc này, tôi sẽ có buổi trò chuyện riêng với mỗi em và gia đình để có hướng giáo dục. Với những gì đã xảy ra, các em sẽ bị kỷ luật. Nhưng mức độ kỷ luật sẽ theo quy định của Bộ GD&ĐT và thái độ sửa sai, ăn năn của các em trong thời gian tới", ông Khoa nói.
Ghi nhận của báo Sài Gòn Giải phóng, ngay sau khi xảy ra vụ việc, thứ Hai vừa qua (ngày 28/10), trong giờ sinh hoạt đầu tuần, nhà trường đã mời chuyên gia tâm lý và đại diện cơ quan công an đến sinh hoạt với học sinh toàn trường về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, tránh để xảy ra mâu thuẫn không đáng có.
Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt định kỳ giữa ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cũng thường xuyên nhắc nhở các thầy, cô giáo chú ý lồng ghép việc giáo dục văn hóa, hành xử của học sinh trong và ngoài nhà trường, cũng như có sự phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các em.
Hiện sự việc đã được nhà trường báo cáo lên Sở GD&ĐT TP.HCM
Bá Di (T/h)
Theo nguoiduatin
Học sinh Marie Curie vẽ tranh vì môi trường, được triễn lãm tại Phố Đi Bộ Hồ Gươm Hơn 30 bức tranh truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường của các em học sinh lớp 6 được triển lãm tại phố Lê Thái Tổ vào ngày 6/10 tới đây. Ý tưởng thực hiện chương trình này xuất phát từ các bậc phụ huynh của lớp với mong muốn cho các con trải nghiệm, góp những hành động nhỏ bé nhưng...