Dạy văn hóa trong trường nghề: Vận động theo hướng tích hợp
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, Ủy viên Uỷ ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xem lại việc dạy văn hóa trong trường nghề, trường năng khiếu phải gắn liền với việc học chuyên môn của các em, đó mới là hướng đi bền vững. Đó cũng là xu hướng thế giới hiện nay.
Dạy và học theo hướng tích hợp như một xu thế.
Cần có phương án công nhận quá trình dạy và học
Trao đổi với báo Đại Đoàn Kết, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng câu chuyện ở Học viện Múa là sự việc đã xảy ra rồi. Nhìn từ phía quyền lợi của người học, không thể phủ nhận quá trình các em HS đã học tập trong 6 năm qua với sự thể hiện đầy đủ là các bài kiểm tra, học bạ từng năm.
Vì vậy, GS Dũng đề xuất Bộ GDĐT cần rà soát lại chương trình học đã đúng, đủ, bám sát nội dung cần đạt hay chưa, cần thì tổ chức thi đánh giá khả năng, trình độ văn hóa của HS Học viện Múa Việt Nam để không uổng phí thời gian học nhiều năm qua của các em.
Nếu như đủ điều kiện thì đồng ý cấp bằng THCS, THPT cho các em. Trong trường hợp thiếu phần kiến thức, kỹ năng nào thì có hướng dẫn học bù để các em được tạo điều kiện học lên cao hơn hoặc rẽ hướng khi cần.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, học tập suốt đời là quyền của mỗi người. Nếu như chỉ vì tấm bằng THCS, THPT chưa có trong khi các em đã theo học trong nhà trường (dù có thể chưa đầy đủ tất cả các môn) sẽ làm hạn chế cơ hội được học mở rộng, học cao hơn của các em. Điều này không phù hợp với chủ trương khuyến khích mỗi người dân tăng cường tự học, nâng cao trình độ, kiến thức của mình.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, “ham muốn tột bậc” của Người là “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”… nên cần tạo điều kiện để các em được học tiếp theo nhu cầu, trình độ của mình. Còn việc tuyển sinh của các trường ĐH ngày nay đang hướng đến tự chủ nên tuyển ai, yêu cầu thế nào thì các em phải tự mình vượt qua.
Từ câu chuyện này, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng cần nhìn lại việc dạy văn hóa trong trường nghề, trường năng khiếu. Các bộ phải cùng nhau bàn bạc trên cơ sở thống nhất chung là đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi, thuận lợi cho người học.
Video đang HOT
Hiện nay nhiều trường nghề, trường năng khiếu có cơ sở vật chất rất tốt, khuôn viên rộng rãi, phù hợp với việc vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề, dạy năng khiếu. Nên hình thức kết hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên hay trường THCS, THPT để cử giáo viên, quản lý về chương trình học… là phù hợp.
Còn địa điểm học vẫn nên là phù hợp với thực tế. Có thể là trong khuôn viên trường nghề, trường múa… nếu như nhà trường bố trí được để tránh HS phải di chuyển mất thời gian, công sức. Điều này không trái với quy định mà cũng tạo thuận lợi cho HS vốn đang còn ở lứa tuổi còn nhỏ.
“Quyết định cải tiến nào cũng cần có lộ trình và với những trường, những khóa HS đã đào tạo theo kiểu cũ thì cần tạo điều kiện công nhận cho các em để tránh thiệt thòi” – GS Nguyễn Lân Dũng đề xuất.
Dạy văn hóa gắn với tiêu chuẩn kỹ năng nghề
Về lâu dài, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng cần xem lại việc dạy văn hóa trong trường nghề, trường năng khiếu cần gắn liền với việc học chuyên môn của các em, đó mới là hướng đi bền vững. Vì phải học song song cả văn hóa và nghề (hoặc nghệ thuật) là khá nặng so với các HS phổ thông khác nên có thể dẫn tới tình trạng HS bỏ học, không theo nổi. Trong khi đó, việc học nếu “rải mành mành” như chương trình dành cho HS phổ thông nói chung thì sẽ mất thời gian mà không hiệu quả vì không phục vụ sát sườn cho việc học nghề, học chuyên môn.
Chia sẻ quan điểm này, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cho rằng cần phải đổi mới chương trình căn cơ hơn với tầm dài hơi hơn theo hướng dạy tích hợp mà không mang tính chắp vá. Xu hướng dạy tích hợp các môn học văn hóa với các môn kỹ năng nghề như các nước châu Âu là xu hướng phổ biến hiện nay.
Trên thực tế, không phải giáo viên dạy văn hóa nào cũng hiểu biết nhiều về các nghề đào tạo của trường cao đẳng/trung cấp nghề hay trường nghệ thuật mà họ giảng dạy. Hầu hết họ đều chưa được đào tạo để dạy tích hợp nên vấn đề hiện nay đó là cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng được việc giảng dạy tích hợp, gắn các môn văn hóa với các tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
Muốn vậy, cần thay đổi từ nhận thức của người dạy và người học, thậm chí cấp quản lý đó là phải bám sát vào mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được ghi trong Luật Giáo dục: ” …chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc dạy các môn văn hóa đậm nét về lý thuyết sẽ xa rời mục tiêu GDNN và lại chuyển sang mục tiêu của thi cử và liên thông.
“Các chương trình theo hướng này hiện đá có ở một số nước châu Âu như Phần Lan, chúng ta có thể xem để tham khảo. Việc của chúng ta là đào tạo giáo viên và tổ chức quản lý đào tạo cho tốt”, TS. Hoàng Ngọc Vinh nêu quan điểm.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho biết phụ huynh, HS và nhà trường không ai muốn mất thêm thời gian, tiền bạc để dạy và học song song hai chương trình. Chương trình giáo dục phổ thông gồm 9 năm giáo dục cơ bản (THCS) và 3 năm giáo dục hướng nghiệp. Do đó chương trình giáo dục nghề nghiệp và THPT có rất nhiều nội dung trùng lặp. Chương trình giáo dục nghề nghiệp tích hợp các môn văn hóa là hướng tất yếu.
“Khi còn là Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, tôi đã chỉ đạo nghiên cứu và dự thảo sẵn thông tư hướng dẫn ban hành chương trình trung cấp, cao đẳng tích hợp học nghề với học văn hóa. Ngay sau khi Bộ GDĐT ban hành thông tư quy định về dạy văn hóa tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH sẽ ban hành hướng dẫn này và tổ chức tập huấn triển khai”, ông Lê Quân thông tin.
Dạy văn hóa trong trường nghề: Sớm gỡ vướng cho người học
Nhìn từ câu chuyện 325 học viên Học viện Múa Việt Nam đang bơ vơ trước ngưỡng cửa vào đời vì thiếu hầu hết các bằng cấp cơ bản là bằng tốt nghiệp THCS và THPT, nhiều chuyên gia cho rằng đây là bài học về sự minh bạch trong đề án tuyển sinh của các nhà trường.
Câu chuyện dạy văn hóa trong các trường nghề, trường đặc thù cũng cần được xem xét một cách kỹ lưỡng để đảm bảo cao nhất quyền lợi của người học.
Nữ sinh trường múa.
Gỡ nhưng chưa hết vướng
Bộ GDĐT đã có văn bản đồng ý để Học viện Múa Việt Nam được in phôi bằng và in bằng tốt nghiệp theo quy định hiện hành, đồng ý để Học viện này cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong trường hợp học sinh (HS) đã hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, đối với bằng tốt nghiệp THCS và THPT, văn bản này không đề cập tới.
Theo ông Nguyễn Hữu Độ- Thứ trưởng Bộ GDĐT, nội dung học văn hóa của Học viện Múa là một chương trình tích hợp nên không tương đương với chương trình phổ thông. Do đó, muốn xét tốt nghiệp THCS, các em phải được học bổ sung đủ khối lượng kiến thức đã được quy định.
"Phải rà soát xem chương trình học của các em, trên cơ sở đó mới làm việc với phòng GDĐT để tổ chức xét được. Để giải quyết, phải kết hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên để tổ chức học tập và cho học viên tham dự kỳ thi cuối năm. Bởi bản chất khối lượng kiến thức văn hóa các học viên học hiện nay là chưa đủ", ông Độ nói.
Với trường hợp học sinh có nhu cầu được cấp bằng tốt nghiệp THPT cũng vậy, theo ông Độ, các em cần phải được học đủ khối lượng kiến thức chương trình THPT, phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp chung với học sinh THPT của cả nước trước khi tính đến việc được cấp bằng.
Vì vậy, ông Độ góp ý, phụ huynh nên đề xuất với Học viện Múa Việt Nam để kiến nghị lên Bộ VHTTDL. Khi Bộ VHTTDL làm việc và đề xuất với Bộ GDĐT, từ đó Bộ GDĐT mới có thể cho ý kiến. Ông Độ cho hay, vấn đề này có thể giải quyết theo hướng rà soát, xem xét khối lượng kiến thức văn hóa mà học viên Học viện Múa Việt Nam đã được học (theo đề án đào tạo mà Bộ VHTTDL đã phê duyệt thông qua Quyết định 92/2004/QĐ-BVHTT).
Trước đó, ông Lê Anh Tuấn- Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VHTTDL cho biết vướng mắc về bằng tốt nghiệp THCS và THPT nằm ngoài phạm vi xử lý của Học viện Múa, cũng như của Bộ VHTTDL. "Cái này là lỗi của Học viện Múa khi tuyển sinh đã không truyền thông đầy đủ tới phụ huynh HS, khiến các phụ huynh ngộ nhận. Khi theo học các chương trình đào tạo đặc thù, học viên chỉ có thể tiếp tục học cao hơn trong lĩnh vực chuyên môn đặc thù. Còn muốn rẽ sang các ngành khác thì học viên phải tự bổ túc thêm các kiến thức văn hóa để đủ điều kiện đầu vào các ngành khác đó", ông Tuấn nói.
Cần sự minh bạch
Lỗi lịch sử để lại, lỗi kỹ thuật... là những cụm từ được lãnh đạo Học viện Múa sử dụng nhiều khi nhắc tới vụ việc 325 HS "kêu cứu". Bản chất của vụ việc này, theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) chính là vì thiếu sự minh bạch trong đề án tuyển sinh. Nhà trường mập mờ không thông báo rõ ràng hệ trung cấp chuyên nghiệp của nhà trường không bao gồm cấp bằng THCS. Còn phụ huynh, vì không tìm hiểu kỹ và thấy nhà trường vẫn dạy văn hóa vào buổi chiều (sáng học chuyên môn) nên lầm tưởng...
Không phải phụ huynh nào cũng am hiểu các kiến thức về pháp luật, về giáo dục nên sau ngần ấy năm học, nhà trường mới thông báo rằng việc đào tạo văn hóa trong Học viện Múa là "rất đặc thù" và thường "ít ai vào đây để học văn hóa" quả thật gây sốc cho nhiều người.
Nhà trường rất rõ rằng việc trường không phải cơ sở được quyền cấp bằng THCS và THPT nhưng vẫn đào tạo văn hóa mà không liên kết với bất cứ đơn vị nào khác, không đăng ký với phòng GDĐT quận Cầu Giấy (nơi trường đặt trụ sở đào tạo) thì việc đào tạo này ai quản lý, ai giám sát?
Từ sự việc này, TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng việc dạy kiến thức văn hóa dù ở cơ sở đào tạo nào vẫn phải quy về một mối là Bộ GDĐT quản lý để không chỉ thống nhất về mặt văn bằng chứng chỉ mà còn đảm bảo công bằng giữa các HS. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Giáo dục 2019.
Lấy ví dụ việc học các môn văn hóa (còn gọi là các môn khoa học ứng dụng) trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, TS Vinh cho rằng nhằm để phục vụ cho việc học kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn lấy bằng tốt nghiệp THPT thì phải đảm bảo khối lượng kiến thức THPT như tất cả HS học trong các trường phổ thông, hoặc chương trình GDTX tại các Trung tâm GDTX, tức là phải học thêm một số môn học nữa chứ không thể học chương trình ít môn hơn mà vẫn có thể được công nhận như các HS đã hoàn thành 3 năm học THPT.
Còn để lấy bằng tốt nghiệp THPT, phải thêm điều kiện vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Chuẩn hóa văn bằng THPT là nhằm giữ chất lượng giáo dục phổ thông. Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 10-15 năm sau cho đất nước khi nền kinh tế số phát triển.
Tương tự, như vậy, với việc dạy văn hóa trong các ngôi trường đặc thù như trường xiếc, trường múa..., Luật Giáo dục quy định các trường chỉ dạy một lượng các môn học văn hóa do Bộ GDĐT quy định để hoàn thành chương trình và cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình văn hóa.
Còn nếu cấp bằng THPT thì phải thi và ngành giáo dục phải kiểm soát toàn bộ chương trình, chuẩn đầu ra, các điều kiện đảm bảo chất lượng (giáo viên, cơ sở vật chất, thanh tra kiểm tra...), chịu sự chi phối của các quy chế do Bộ GDĐT ban hành và chương trình học nặng hơn nhiều.
Phương án hợp lý nhất là nhà trường phối hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên khác trên địa bàn để dạy văn hóa để HS không phải đi xa, không phải sắp xếp lịch học cho phù hợp với việc học văn hóa 1 nơi, học chuyên môn 1 nơi sẽ rất vất vả, nhất là với HS còn nhỏ tuổi.
Cần có cơ chế riêng cho đào tạo nghệ thuật đặc thù Những ngày qua, vướng mắc liên quan 273 học viên nhập học hệ cao đẳng từ năm 2012 đến 2016 tại Học viện Múa Việt Nam không có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và trung cấp chuyên nghiệp đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Từ đây, vấn đề làm thế nào để...