Dạy trực tuyến, giáo viên “kiệt sức” vì hàng trăm áp lực bủa vây
Trong quá trình dạy học trực tuyến, không chỉ phụ huynh, học sinh mệt mỏi mà chính các thầy cô cũng cảm thấy kiệt sức vì phải đối diện với vô vàn áp lực từ nhiều phía.
“Chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như hiện tại”
“Thức dậy vào lúc 6h15 sáng, tranh thủ dọn dẹp cửa nhà, “canh” đúng đến 7h25, tôi đánh thức cô con gái 7 tuổi dậy ăn sáng để kịp cho buổi học trực tuyến.
Con “yên vị” ngồi trước bàn học vào lúc 7h50, cũng là lúc tôi quay trở lại với chiếc máy tính và thực hiện công việc của mình – mở lớp, ổn định sĩ số và triển khai dạy online”.
Đó là câu chuyện của nhà giáo Hoàng Ngọc M. ( giáo viên cấp 2 tại Thanh Xuân, Hà Nội). Mỗi ngày, trung bình cô M. dạy trực tuyến 6 tiết, chia theo khung giờ sáng, chiều. Mặc dù đã được làm quen với việc dạy online từ năm học trước, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, cô giáo này vẫn tâm sự bản thân gặp không ít áp lực và khó khăn.
“Sau hơn 1 tháng kể từ ngày bắt đầu năm học mới, phụ huynh khắp nơi đều than con học online “mệt phờ”. Nhưng kỳ thực, giáo viên cũng vất vả và áp lực không kém, nhiều nhất là áp lực về tốc độ bài giảng.
Tôi dạy 3 tiết mỗi buổi, tuy nhiên, thời gian thực khi dạy online kéo dài phải bằng 4-5 tiết trên lớp do nhiều sự cố phát sinh. Chẳng hạn, gọi học sinh trả lời nhưng em không nghe thấy, phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Có khi đường truyền bất ổn, cô nói trò không nghe nên mất thời gian chỉnh sửa. Đáng ra buổi học sẽ kết thúc vào lúc 10h45, nhưng để đảm bảo lượng kiến thức, bất đắc dĩ, giáo viên phải dạy đến 11h hoặc hơn”.
Cũng theo cô M., bên cạnh việc “chạy đua” với thời gian, giáo viên còn “lao tâm khổ tứ” chuẩn bị giáo án để phục vụ việc dạy học trực tuyến. Khi học theo hình thức này, nhà giáo sẽ phải mất từ 2-3 tiếng để thực hiện một bài giảng PowerPoint. Việc học chỉ xoay quanh màn hình máy tính, do đó, yêu cầu đặt lên hàng đầu của một bài giảng điện tử chính là hình thức bắt mắt, hiệu ứng hay; đặc biệt phải cô đọng, ngắn gọn để phù hợp với thời gian quy định trong mỗi tiết học.
Với cô giáo Nguyễn Thị Hòa, giáo viên cấp 1 tại TP.HCM, việc chuẩn bị giáo án cũng mất nhiều thời gian hơn bởi các bài giảng đều phải làm mới.
“Mọi thứ đều cần biên soạn, giáo viên không thể “áp” giáo án dạy trực tiếp dạy online bởi dạy online có sự khắt khe về thời gian; kiến thức từ đó cần được tập trung chứ không dàn trải như dạy trên lớp.
Soạn giáo án điện tử đã vất vả, với những thầy cô đã có tuổi, không quá am hiểu công nghệ, sự vất vả còn tăng lên gấp đôi do phải tự “mò mẫm” với vô số phần mềm, ứng dụng”, cô Hòa nhấn mạnh.
Ngoài việc giảng dạy môn Toán, cô Hòa còn đóng vai trò là giáo viên chủ nhiệm. Do đó, áp lực cũng lớn hơn khi nhà giáo này phải đảm nhận hàng trăm công việc không tên khác. Từ việc soạn bài, lập danh sách và báo cáo tình hình của học sinh sau mỗi buổi học với Ban giám hiệu, tới việc trả lời thắc mắc liên quan đến nội dung học tập đến từ phía phụ huynh, học sinh…
Video đang HOT
Không chỉ học sinh, giáo viên cũng kiệt sức khi phải đối diện với nhiều áp lực trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến.
“Gần đây, tôi hay lo âu, thấp thỏm, đầu óc cứ căng như dây đàn Việc chồng việc, ngày nào cũng làm việc từ 7h sáng đến gần 2h đêm. Thậm chí, công việc và âm báo tin nhắn Zalo còn theo tôi vào giấc ngủ, ám ảnh khôn cùng.
Đôi khi, do quá căng thẳng, tôi cáu gắt, quát nạt con nhỏ. Nhiều lúc, con ngồi học trực tuyến ngay bên, tôi dịu dàng với học trò nhưng lại quay ra mắng con ầm ầm.
Gắn bó với nghề giáo 10 năm, chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như hiện tại. Tôi tin rằng, áp lực của việc dạy học online không phải chỉ của riêng tôi mà còn là tâm sự của rất nhiều giáo viên khác”.
Áp lực khi “làm dâu trăm họ”
Không cảm thấy nặng về chương trình hay phương pháp dạy học trực tuyến, song với nhà giáo Trịnh Phương Dung (giáo viên tiểu học tại Nam Định), điều khiến cô căng thẳng nhất chính là áp lực “làm dâu trăm họ” trong những giờ học từ xa.
Theo đó, một lớp học có 40 học sinh, nhưng trong mỗi ô camera hiện trên màn hình, thỉnh thoảng lại hiện hữu gương mặt của phụ huynh học sinh. Đó có thể là bố mẹ, anh chị hay ông bà.
“Tôi trân quý sự quan tâm mà gia đình dành cho việc học của các con. Tuy nhiên, điều này cũng gây cho giáo viên chúng tôi áp lực vô cùng lớn.
Thử tưởng tượng bạn đang ngồi trước màn hình, ở đó có hàng trăm đôi mắt, đôi tai quan sát, lắng nghe từng lời giảng. Rồi đôi khi, Ban giám hiệu cũng dự giờ online một cách đột xuất.
Khi đó, lớp học không chỉ có đối tượng duy nhất là học sinh. Vì vậy, ngôn ngữ, phong cách giảng dạy cũng giáo viên cũng buộc phải điều chỉnh linh hoạt, chỉn chu, phù hợp với tất cả thế hệ. Tức là vừa giảng sao cho trẻ hiểu, đồng thời cũng thể hiện thái độ tôn trọng với phụ huynh, khiến họ hài lòng…”.
Cô Dung chia sẻ, đôi khi, do quá lo lắng, trong đầu cô liên tục hiện hữu những câu hỏi: “Làm sao để giảng bài một cách đơn giản nhưng vẫn cuốn hút”, “Làm sao để giờ học không gặp sự cố”…
“Căng thẳng hệt như đi thi giáo viên giỏi. Mấy hôm đầu mới dạy online, áp lực lắm. Nhiều lúc đang chợp mắt, nghĩ đến việc mai có tiết dạy thì choàng tỉnh, “lật đật” dậy kiểm tra giáo án xem mình soạn đã tốt chưa.
Hiện tại, áp lực vẫn còn đó, nhưng giảm bớt vì đã dần quen, văn phong khi dạy cũng trôi chảy, mạch lạc”, nhà giáo này hài hước chia sẻ.
Cũng theo cô Dung, trong quá trình hỗ trợ con học trực tuyến, nhiều cha mẹ vì yêu thương và mong muốn bảo vệ quyền lợi của con nên đã có sự can thiệp hơi sâu. Điều này vô tình tạo áp lực cho người dạy.
Ví dụ, khi học trực tuyến, con có thể giơ tay 3-4 lần nhưng chỉ được thầy cô gọi 1-2 lần cũng khiến bố mẹ sốt sắng, lập tức góp ý, thậm chí phê bình thái độ dạy học của thầy cô. Tuy nhiên, trên thực tế, một tiết học chỉ dao động từ 30-35 phút; trong khi đó, giáo viên cần phải đảm bảo nội dung và giúp học sinh hiểu bài, không thể gọi hết lượt học sinh cũng như gọi một em được nhiều lần.
“Nhiều lúc, đọc những phản hồi tiêu cực đến từ phía phụ huynh, cảm giác buồn tủi lắm. Nhưng nghĩ đến nụ cười của học sinh, rồi hy vọng về một ngày không xa, được đi dạy trực tiếp trở lại, tôi tự nhủ bản thân cần tiếp tục cố gắng. Cô phấn đấu thì trò mới có quyết tâm”.
Đứng trước thực tế này, cô Trịnh Phương Dung mong muốn sẽ nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu từ phía phụ huynh, học sinh cũng như Ban giám hiệu nhà trường. Trong bối cảnh dịch bệnh, lịch trình sinh hoạt, học tập, làm việc thay đổi; cha mẹ và các em học sinh chịu nhiều căng thẳng, nỗi lo. Và những nhà giáo cũng không nằm ngoài vòng áp lực ấy. Do đó, sự bao dung và những lời góp ý chân thành trong thời điểm này sẽ giúp tất cả vượt qua muộn phiền.
“Mong bậc làm cha, làm mẹ hiểu được, học trực tuyến chính là phương pháp an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Và các giáo viên, bằng tất cả chuyên môn và sự tâm huyết, đang cố gắng vận hành giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các con” – cô Dung nhắn nhủ.
Ngẫm về trường học hạnh phúc
Bộ GDĐT và Công đoàn giáo dục đang triển khai rộng rãi cuộc vận động xây dựng trường học hạnh phúc (THHP) ở các trường phổ thông và đại học (ĐH) trong cả nước.
Cùng thời, UNESCO cũng khuyến cáo các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình dương xây dựng mô hình THHP theo 52 tiêu chí thuộc ba nhóm vấn đề (3P): Con người trong trường học; Quá trình dạy và học; Địa điểm học tập.
Một số tiêu chí của UNESCO có nội dung mới, ít thấy ở các trường học, chúng ta cần nghiên cứu, thử nghiệm trước khi vận dụng, bổ sung vào bộ tiêu chí mô hình THHP ở Việt Nam.
Đơn cử như về các tiêu chí trong nhóm "Con người trong trường học": Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục học sinh. Mục tiêu xuyên suốt của nhà trường theo quan niệm: hãy biến nhà trường thành một "địa điểm mở" cho cộng đồng.
Có nhiều hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn nhằm tạo cảm giác như sống trong gia đình, được hòa nhập trong môi trường học đường. Thành lập các câu lạc bộ lớp ghép, bao gồm nhiều độ tuổi, từ đó tăng cường và mở rộng mối quan hệ tình bạn trong học sinh.
Khuyến khích việc cảm thông, thấu hiểu người khác thông qua nói chuyện về tôn giáo và giải thích những khác biệt trong ngôn ngữ giữa các dân tộc.
Có thể nói xây dựng trường học hạnh phúc là xây dựng tình bạn và mối quan hệ trong cộng đồng tôn trọng, hợp tác, hiểu sự khác biệt trong mỗi học sinh. Từng con người trong trường luôn được rèn luyện và giữ được giá trị sống riêng biệt, độc đáo của mình.
Tiếp đó, là về các tiêu chí trong nhóm "Quá trình dạy và học": Tuyển sinh hoặc đánh giá cuối năm học cần xem xét đưa vào các tiêu chí định tính không mang tính học thuật truyền thống. Đề cao các bài tập nhóm nhằm khuyến khích học theo dự án và cùng nhau hợp tác làm bài tập chung về những vấn đề của thực tiễn theo định hướng giáo dục STEM.
Đưa ra khái niệm mới về học tập, đó là một phần của quá trình làm thử và mắc lỗi. Chú trọng dạy học sinh cách đặt câu hỏi hơn là chỉ trả lời câu hỏi của giáo viên. Quan niệm, 100 câu trả lời đúng không bằng tự mình đưa ra vài ba câu hỏi từ phía học sinh.
Ngay từ cấp tiểu học, mỗi học sinh đã tự mình xây dựng " Danh mục các ước mơ". Danh mục này có thứ tự ưu tiên và được điều chỉnh theo quá trình trưởng thành và sự hiểu biết thực tiễn cuộc sống của từng em.
Thoát ly sách giáo khoa, theo từng mức độ từ thoát lý ít đến thoát ly nhiều, tiến tới giáo án bài dạy được thay thế hoàn toàn sách giáo khoa, với sự góp sức, hợp tác của các giáo viên và cả học sinh.
Mỗi buổi học dành từ 5 tới 7 phút giới thiệu và thực hành "thiền" nhằm thư giãn hoạt động của não bộ, tăng tính sáng tạo, linh hoạt trong tư duy và giảm sự căng thẳng, lấy lại sự cân bằng trong các hoạt động về tinh thần theo cách tư duy tích cực.
Có thể nói xây dựng trường học hạnh phúc là xây dựng môi trường dạy và học không áp lực, với tiếp cận dạy học vui vẻ, hấp dẫn và đề cao sự tự do, sáng tạo và tham gia của người học
Về các tiêu chí trong nhóm "Địa điểm học tập": Thay tiếng trống hay tiếng chuông trong trường bằng tiếng nhạc êm nhẹ, kích thích cảm xúc tích cực cho mọi giáo viên và học sinh, khi bước vào nghỉ giữa các tiết học.
Lắp đặt "Ghế tình bạn" trong sân trường. Một cách làm sáng tạo, phổ biến ở nhiều trường học thuộc các nước Tây Âu. Tổ chức các câu lạc bộ cho phép học sinh " làm chủ nhiệm lớp" hay "làm hiệu trưởng" một ngày. Tuyệt đối không có kỷ luật thô bạo thân thể và tinh thần của học sinh.
Thay vì trừng phạt tiêu cực học sinh là các hình thức xử lý mang ý nghĩa xây dựng và tích cực cho học sinh khi mắc lỗi, như chăm sóc vườn trường, quản lý hoạt động học tập hay hoàn thành một nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho.
Mỗi nhà trường đều có chuyên gia tư vấn học đường để chăm sóc sức khỏe tinh thần và kiểm soát sự căng thẳng trong quá trình học tập, giáo dục. Có chuyên gia về dinh dưỡng để đảm bảo an toàn sức khỏe, vệ sinh và dinh dưỡng tốt.
Có thể nói xây dựng trường học hạnh phúc là xây dựng môi trường học đường an toàn, ấm áp, thân thiện và luôn sống tích cực.
Bài học về sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả ở vùng cao Ông Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) sau nhiều năm làm giáo viên và hiệu trưởng đã đưa ra kinh nghiệm quản lý phương tiện dạy học ở các trường sao cho hiệu quả. Giờ lên lớp của HS Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên. Trấn Yên là một huyện...