Dạy trẻ 16 kỹ năng sống căn bản nhất bằng các mẹo “dễ như ăn kẹo”
Để giúp con tự lập, không bị vấp ngã ngoài xã hội, bố mẹ có thể dạy con những kỹ năng sống cơ bản nhưng thiết thực nhất thông qua các mẹo dưới đây.
Một câu tục ngữ Ấn Độ nói “Hãy đối xử với một đứa trẻ như một vị khách trong nhà: cho chúng ăn, giáo dục chúng và sau đó để chúng đi”. Chúng ta nên học hỏi tinh thần này và bắt đầu học cách “buông” con từ sớm.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra và thử một số lời khuyên thực tế có thể giúp con tự lập hơn bằng cách dạy chúng những kỹ năng sống sau từ nhỏ:
Trẻ em thường quên cách cầm một cái kéo đúng cách. Để giúp một đứa trẻ nhớ cách đặt bàn tay của chúng đúng và không bị thương, bố mẹ hãy vẽ một khuôn mặt cười trên ngón tay cái và giải thích với bé rằng bé phải cầm kéo thế nào để hình mặt cười phải luôn luôn mỉm cười với bé.
2. Lập bảng theo dõi việc cần làm
Đây là một phương pháp đơn giản có thể giúp trẻ xây dựng tính tự giác:
- Lấy giấy khổ A4 và gấp nó một nửa theo chiều dọc. Thực hiện các đường cắt nhỏ ở nửa dưới.
- Đặt các hình sticker dán ở phần trên và dưới.
- Viết một nhiệm vụ trong mỗi “cửa sổ” như “dọn giường”, “đánh răng”, “tập thể dục”… Thêm một số hình ảnh minh họa cho các nhiệm vụ này.
- Vẽ một dấu tích màu xanh lá cây trên mặt sau của giấy để đánh dấu rằng công việc đã được hoàn thành.
- Bố mẹ có thể đặt danh sách các việc cần làm này lên tường để nhắc nhở trẻ về các nhiệm vụ buổi sáng hàng ngày của chúng và giúp trẻ gắn bó với lịch trình này.
3. Học cách buộc dây giày
Không phải dễ dàng như ăn bánh khi dạy cho một đứa trẻ cách buộc dây giày nhưng nếu chúng ta vẽ giầy trên một mảnh bìa cứng, làm những cái lỗ nhỏ và luồn dây giày vào đó giống như một chiếc giày thực sự thì sao? Thực sự dễ dàng hơn cho cả người dạy và người học.
Qua bài học buộc dây giày bố mẹ có thể xen lẫn việc hướng dẫn trẻ để không bỏ giày lung tung xung quanh nhà, giữ giày sạch sẽ và bố mẹ sẽ không phải kiểm tra xem trẻ có đang đi giầy sạch không. Hơn nữa, chính bố mẹ cũng có thể học cách buộc dây giày mới.
4. Học cách cài mở các nút, cúc áo
Bố mẹ có thể làm trò chơi vui nhộn này để dạy cho trẻ cách cài cúc và mở cúc. Cắt một con giun ra khỏi giấy màu, may các cúc trên đó và dán các miếng vải mềm với những vết cắt nhỏ trong đó.
Video đang HOT
5. Học cách xem giờ
Mẹo đơn giản nhưng khéo léo này sẽ giúp bố mẹ dạy cho trẻ biết xem thời gian:
- Lấy 2 tờ giấy, viết số biểu thị số phút (0, 5, 10, 15…) trên tờ đầu tiên. Sau đó viết số từ 1 đến 12 và cắt nhỏ trên tờ kia. Đặt tấm đầu tiên dưới tấm thứ hai.
- Dùng ghim và 2 mũi tên giấy ghi giờ và phút để gắn các tờ giấy lại với nhau.
- Thay đổi vị trí của các mũi tên và đố trẻ đọc thời gian trên đồng hồ.
- Lúc này bố mẹ có thể dễ dàng chứng minh kết nối giữa phút và giờ. Bố mẹ chỉ cần uốn cong phần trên đồng hồ để thấy số phút “ẩn” dưới số giờ.
6. Học cách cầm đĩa
Khi trẻ học ăn và học cách ngồi vào bàn ăn thì có thể làm nhiều bát đĩa bị vỡ. Để ngăn chặn thiệt hại này, bố mẹ chỉ cần gắn 2 miếng hút chân không vào đáy đĩa.
7. Học cách đếm
Một đứa trẻ có thể học toán cơ bản với các khối lego đầy màu sắc:
- Làm thẻ giấy và viết số lên chúng.
- Trên mỗi thẻ vẽ một tháp nhiều màu với số lượng các khối tương ứng với số trên thẻ.
- Bé sẽ xây dựng một tháp như mô tả trên thẻ. Nhiệm vụ này sẽ giúp đưa toán học vào thực tế.
8. Học về các mùa
Trò chơi thủ công này sẽ giúp một đứa trẻ nhớ các mùa:
- Tạo 5 vòng tròn giấy với các màu khác nhau. Vòng tròn màu trắng là hình tròn cơ bản. Gắn một thân cây màu nâu với nó. Gấp các vòng tròn khác làm đôi.
- Tạo một vòng tròn và gắn keo vào một nửa của nó. Sau đó dán nó vào màu trắng. Đặt các vòng tròn khác lên nhau và dán chúng lại.
- Vòng tròn cuối cùng sẽ được dán vào đế để tạo một cuốn sách.
- Mỗi vòng tròn là một mùa, do đó, bố mẹ cần trang trí cho phù hợp. Ví dụ, thêm tuyết cho mùa đông, chồi và hoa cho mùa xuân và lá xanh và lá vàng cho mùa hè và cho mùa thu.
9. Tìm hiểu về công bằng
Nếu có 2 đứa trẻ trong gia đình, có thể khó giải thích công bằng là gì và tại sao không thể ăn tất cả kẹo. Bố mẹ có thể:
Lấy một cái móc treo quần áo, 2 hộp đựng và những cái cốc giấy hoặc những hộp nước trái cây rỗng. Đục 2 lỗ trong các hộp đựng, luồn sợi dây thừng qua chúng và gắn nó vào móc áo. Giữ cân bằng và đổ đầy từng hộp bằng bánh, kẹo hoặc thanh sôcôla. Lúc này bọn trẻ sẽ học cách chia sẻ và ngừng cãi nhau về việc ai sẽ nhận được nhiều kẹo hơn.
10. Học cách mặc quần áo
Chuẩn bị quần áo đi học có thể trở thành hoạt động vui vẻ nếu trẻ được dạy một cách nghiêm túc nhưng thoải mái. Chụp ảnh trang phục trước và yêu cầu trẻ tìm và mặc những bộ quần áo này. Đây là hành động có khả năng biến công việc nhàm chán hàng ngày này sẽ trở thành một trò chơi thám tử thú vị.
11. Nhớ các việc làm buổi sáng
Đặt một ít kem đánh răng vào bàn chải đánh răng, khăn tắm và lược vào các cốc khác nhau và đánh số. Nhờ đánh thứ tự từng bước, trẻ sẽ không quên bất kỳ bước quan trọng nào trong số này.
12. Đánh răng thường xuyên
Mọi phụ huynh đều biết rằng trẻ dễ dàng học các kỹ năng mới khi chơi. Vì vậy, bố mẹ có thể biến quá trình làm sạch răng nhàm chán thành một nhiệm vụ thú vị.
Tìm một hình ảnh trên Internet hoặc vẽ một biểu đồ đánh răng. Treo nó trên tường trong phòng tắm và đặt các điểm đánh dấu sắc màu ở gần đó. Yêu cầu trẻ tô màu biểu đồ này mỗi lần đánh răng: mặt trời vào buổi sáng và mặt trăng vào buổi tối. Phương pháp này sẽ giúp trẻ quen với một thói quen mới. Vào cuối tháng, bố mẹ có thể trao giải thưởng cho trẻ để trẻ có động lực.
13. Giữ nhà sạch sẽ
Trẻ em thích vứt đồ chơi quanh nhà. Bố mẹ hãy thử mẹo này: chọn một nơi mà một đứa trẻ có thể chơi và đánh dấu nó với băng dán. Giải thích cho trẻ có quy tắc mới: không được đặt đồ chơi ngoài khu vực này.
14. Sử dụng keo cẩn thận
Khi một đứa trẻ muốn tạo ra một điều gì đó mang tính nghệ thuật, nó thường dùng hết cả lọ keo chỉ trong 5 phút và bôi lên mọi thứ xung quanh. Để tránh tình trạng này, bố mẹ hãy lấy một cái hộp, đặt một miếng bọt biển ướt bên trong và đổ một ít keo lên đó. Bây giờ trẻ có thể chỉ cần cho giấy lướt qua miếng bọt biển để lấy keo.
15. Nhặt đồ chơi nhỏ một cách nhanh chóng
Các đồ chơi bằng lego và những đồ chơi nhỏ khác có thể gây ra nhiều rắc rối: bố mẹ có thể giẫm vào chúng và khá tốn năng lượng để dọn dẹp gọn gàng. Bố mẹ có thể chỉ cần dùng một cái gầu hót nhỏ để thu dọn đống lộn xộn một cách nhanh chóng và hướng dẫn trẻ làm trong các lần sau.
16. Gắn lịch biểu
Đồng hồ và các điểm đánh dấu đầy màu sắc có thể dạy cho trẻ những kỹ năng quản lý thời gian. Tô màu các phần của đồng hồ bằng các màu khác nhau đểt biết các việc khác nhau: 5-6 giờ chiều làm bài tập về nhà, 6-7 giờ tối ăn bữa ăn tối… Giải thích các khoảng thời gian này cho trẻ để chúng thực hiện các công việc hàng ngày theo lịch trình dễ dàng hơn.
Theo Helino
Con cái mong được cha mẹ yêu thương và tôn trọng
Việc học sinh đã bước sang tuổi 18 nhưng thiếu kỹ năng sống, nhất là không biết làm những việc nhỏ nhặt nhất như: gọt trái cây, lau nhà, giặt đồ,... không phải chuyện hiếm trong thời đại hôm nay. Sự bao bọc của cha mẹ quá kỹ khiến cho con cái 'không thể lớn' được.
Shutterstock
Có thể nói, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay phổ biến trong ba trường hợp:
Thứ nhất, cha mẹ ôm ấp, bao bọc, che chở con một cách thái quá. Điều này khá phổ biến. Trong mắt cha, con cái lúc nào cũng nhỏ bé, non nớt, cần được quan tâm, chăm sóc, chỉ dẫn, dìu dắt. Dù con đã học bậc THCS, thậm chí đã trở thành học sinh bậc THPT nhưng cha mẹ vẫn chăm sóc và xem con như đứa trẻ bậc mầm non, tiểu học. Điều đó dẫn đến những đứa con mắc bệnh "không chịu lớn", "ươm mầm" cho con cái luôn muốn dựa dẫm vào cha mẹ. Nếu từ nhỏ ít được cha mẹ quan tâm quá mức, đứa trẻ sẽ khó thể lớn lên với một cuộc sống thể chất và tâm hồn lành mạnh.
Thứ hai, cha mẹ ít quan tâm con cái khiến cho các thành viên trở thành những cá thể riêng biệt, tuy ở một nhà nhưng như người xa lạ, ít liên quan, tác động lẫn nhau. Người lớn có hàng tá lý do để biện hộ cho việc không có thời gian dành cho con cái. Cuộc sống bận rộn với những mối quan tâm riêng khiến cha mẹ và con cái ít tương tác với nhau. Việc tôn thờ tự do cá nhân thái quá cũng khiến các thành viên trong gia đình thiếu quan tâm đến nhau và trở thành "người lạ trong nhà".
Cả hai trường hợp trên, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dẫn đến những hậu quả đến bản thân, gia đình và xã hội. Không cần phải phân tích - mổ xẻ, người lớn đều biết như thế song nhiều bậc cha mẹ vẫn quan tâm con cái như thế.
Thứ ba, cha mẹ luôn yêu thương và tôn trọng con cái. Con cái là những cá thể riêng và độc lập nhưng điểm chung giữa cha mẹ và con cái là sự gắn kết, chia sẻ với nhau. Đây chính là tình yêu thương thực thụ mà cha mẹ dành cho con cái của mình: yêu thương và tôn trọng. Con cái cần sự quan tâm của cha mẹ điều đó.
Việc cha mẹ bao bọc khiến con ít vấp ngã, ít phạm sai lầm và luôn cảm thấy mình được yêu thương (thành công nào mà chẳng nếm trải những thất bại, yêu thương nào mà chẳng có sự nghiêm khắc). Tuy nhiên điều đó cũng làm con cái khó chịu, thậm chí là phải sống trong sự ngột ngạt, mất tự do. Từ đó dẫn đến mất khả năng tự lập, tự quyết. Và hậu quả: sinh ra trầm cảm hoặc ỷ lại. Yêu thương và tôn trọng con cái, hiểu rằng con cũng cần có đời sống độc lập, cha mẹ sẽ đối xử với con bình đẳng trên cơ sở gắn kết, thấu hiểu, quan tâm. Như vậy sẽ "cởi trói" cho chính mình và các con.
Khi cha mẹ tạo cho con một đời sống tương đối độc lập sẽ khiến con có cơ hội trưởng thành trong tầm kiểm soát của cha mẹ mà không cảm thấy bức bối, ngột ngạt. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng tốt đẹp vì con cảm thấy mình được yêu thương và tôn trọng. Đó là yếu tố quan trọng trong mỗi gia đình.
Hãy quan tâm con mỗi ngày bằng tình yêu thương và sự tôn trọng!
Theo thanhnien
Hơn 50 đợt thanh tra các đơn vị, người đứng đầu cơ sở giáo dục Ngày 22.10, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục, các giám đốc trung tâm GDTX và một số lãnh đạo phòng giáo dục trong năm học 2018 - 2019. Danh mục các cuộc thanh tra, kiểm tra của Sở GD-ĐT TP.HCM Theo đó, Thanh tra Sở sẽ kết hợp với các phòng chuyên môn...