Dạy Tiếng Việt lớp 1: Bộ trao quyền chủ động, giáo viên vẫn thấy khó
Dù được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyền chủ động trong kế hoạch dạy học nhưng giáo viên cho rằng khung thời lượng của chương trình đã quá cao nên rất khó để linh hoạt.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn để không gây quá tải, đổi mới phương pháp dạy và học, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên… Đó là những giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhằm tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 đạt hiệu quả, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều ý kiến cho rằng chương trình khá nặng.
Giáo viên được quyền chủ động
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng mở. Vì vậy, mỗi giáo viên, nhà trường cần xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với đặc thù của học sinh, điều kiện của trường mình. Thời khóa biểu cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Giáo viên giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.
Các cán bộ quản lý cần tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, chủ động phối hợp với các nhà xuất bản, cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác bồi dưỡng và hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay theo quy định mới, việc tự chủ chuyên môn của giáo viên đã có hành lang pháp lý đầy đủ. “Chương trình có chuẩn đầu ra, sách giáo khoa như là một phương án đường hướng cho giáo viên để triển khai việc đó. Giáo viên có nhiệm vụ phân tích chương trình, phân tích sách giáo khoa để thiết kế kế hoạch dạy học môn học của mình để làm sao đạt mục đích chuẩn đầu ra,” ông Tài nói.
Cũng theo Vụ trưởng Thái Văn Tài, kế hoạch dạy học của giáo viên phải được xây dựng trên nhiều yếu tố. Thứ nhất là điều kiện để đảm bảo triển khai công tác chuyên môn ở nhà trường. Thứ hai là đối tượng học sinh của mình, cụ thể với từng em trong lớp để thiết kế lộ trình dạy học phù hợp.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
“Điều này được Bộ công khai rất kịp thời và giáo viên rất phấn khởi khi được tự chủ chuyên môn. Bằng chứng là trong chương trình hiện hành thì với các trường trên cùng địa bàn nhiều điểm tương đồng trong kế hoạch dạy học với nhưng năm nay chúng tôi đi thực tế thì thấy kế hoạch dạy học của các trường hoàn toàn khác nhau, phù hợp với đặc trưng riêng của trường đó, đặc trưng riêng của từng lớp, tùy trên khả năng riêng và sở trường của từng giáo viên,” ông Tài cho hay.
Giáo viên vẫn thấy khó
Trước những chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số giáo viên cho hay họ vẫn thấy rất khó để có thể “giảm tải” cho học sinh.
Là một giáo viên có thâm niên hàng chục năm dạy học lớp 1 trên nhiều đối tượng học sinh, cô Lê Thu Hương cho hay chương trình mới quy định thời lượng dạy học môn Tiếng Việt là 420 tiết/năm học, tương đương 12 tiết/tuần, tăng 70 tiết so với chương trình cũ. Sách giáo khoa cũng được viết theo kết cấu thời lượng này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép giáo viên chủ động, linh hoạt chương trình nhưng với thời lượng chương trình thiết kế đã quá cao, giống như mặc một chiếc áo chật nên giáo viên rất khó để linh hoạt.
“Chỉ dạy đủ 12 tiết/tuần theo đúng yêu cầu của chương trình mới đã là rất mệt với học sinh. Nếu giáo viên rút ngắn thời gian dạy học thì sẽ tăng về lượng kiến thức, nếu kéo giãn thời gian dạy học, bài 1 tiết dạy lên 1,2 hay 1,5 tiết thì không kịp vì không thể kéo dài khung thời gian năm học từ một năm lên 1,5 năm. Nếu lấy thời lượng của môn khác để dạy Tiếng Việt thì sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học của môn đó,” cô Hương chia sẻ.
Lý giải về việc tăng thời lượng chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, ông Thái Văn Tài cho hay việc này nhằm giúp học sinh sớm phát triển các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe tiếng Việt, từ đó có công cụ để học tốt các môn học khác.
Số tiết môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học trong chương trình cũ và mới.
Cũng theo ông Tài, nhìn từ góc độ thời lượng môn Tiếng Việt của toàn bậc tiểu học, tổng số tiết học của môn học này ở chương trình mới tương đương chương trình cũ, đều là 1.505 tiết. Tuy nhiên, số tiết Tiếng Việt trong chương trình mới tăng ở lớp 1 và lớp 2 (tăng 70 tiết với lớp 1, tương đương 2 tiết/tuần; tăng 35 tiết với lớp 2, tương đương 1 tiết/tuần) và giảm ở các lớp 3, 4 và 5 (mỗi lớp giảm 35 tiết).
Lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học cũng nhấn mạnh khi xây dựng chương trình môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt chú ý để thực hiện việc giảm tải so với chương trình cũ để tăng tính trải nghiệm, thực hành. Vì vậy, các nội dung và giải pháp thuể hiện trong chương trình đều đã được tổ chức thực nghiệm, lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các tầng lớp nhân dân. Cũng theo ông Tài, việc nội dung được giảm nhẹ trong khi thời lượng dạy học tăng thêm hai tiết mỗi tuần là giảm tải, giúp học sinh và giáo viên có thêm thời gian, việc dạy và học đỡ vất vả hơn.
Tuy nhiên, ông Tài cũng cho hay trong chương trình giáo dục phổ thông mới có quy định về việc trong quá trình triển khai sẽ có thể điều chỉnh nội dung để phù hợp với tình hình thực tế. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến đóng góp và nếu có điều chỉnh sẽ phải trên cơ sở các căn cứ nghiên cứu khoa học./.
Vụ trưởng Thái Văn Tài chia sẻ về vấn đề tự chủ chuyên môn của giáo viên.
Hải Phòng tổ chức dạy minh họa môn Toán, tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều
Cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 tại Hải Phòng được trao đổi, thảo luận, góp ý về cách dạy học qua 3 tiết dạy môn Toán, tiếng Việt lớp 1 theo sách giáo khoa mới.
Ngày 10/10, Trường Tiểu học Chu Văn An phối hợp với Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Ngô Quyền), Trường Tiểu học Cát Bi (quận Hải An, Hải Phòng) tổ chức chuyên đề chuyên môn cấp thành phố "Dạy học môn Toán, môn Tiếng Việt lớp 1 theo sách giáo khoa mới".
Ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng phát biểu tại chuyên đề (Ảnh: Lã Tiến)
Dự chuyên đề có Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 và là Tổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1 "Cách Diều"; Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên sách giáo khoa Toán 1 "Cánh Diều"; lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, lãnh đạo quận Ngô Quyền, Hải An; đông đảo cán bộ, giáo viên lớp 1 trên toàn thành phố.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cùng các đại biểu dự chuyên đề tặng hoa chúc mừng giáo viên thực hiện tiết dạy (Ảnh: Lã Tiến)
Trường Chu Văn An được chọn là điểm cầu trung tâm, là đơn vị thực hiện 1 trong 3 tiết dạy minh họa, được truyền hình trực tiếp tới 35 điểm cầu trên toàn thành phố Hải Phòng.
Tại chuyên đề, các cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 được dự giờ 3 tiết dạy, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp hình thức tổ chức dạy học đối với hai môn Tiếng Việt và Toán lớp 1 trong bộ sách "Cánh Diều".
Tiết dạy của cô Doãn Thu Linh, giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) (Ảnh: Lã Tiến)
Tiết dạy của cô Doãn Thu Linh, giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) (Ảnh: Lã Tiến
Cụ thể, buổi sáng 10/10, cô giáo Doãn Thu Linh, giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An dạy tiết tiếng Việt, bài 30 (tiết 1: âm u, ư); cô giáo Đồng Thị Lan Phương, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du dạy tiết tiếng Việt, bài 30 (tiết 2: âm u, ư).
Các em học sinh chăm chú nghe cô Doãn Thu Linh giảng bài (Ảnh: Lã Tiến)
Buổi chiều cùng ngày, cô giáo Hoàng Thị Hạnh Lam, giáo viên Trường tiểu học Cát Bị dạy tiết Toán, bài 16 (phép cộng trong phạm vi 6).
Tiết dạy của cô Doãn Thu Linh, giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An thành công, được đồng nghiệp biểu dương (Ảnh: Lã Tiến)
Với sự chuẩn bị chu đáo, phương pháp dạy sáng tạo, linh hoạt, các cô giáo đã khơi dậy được tính sáng tạo của học sinh. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động, chăm chú nghe giảng và hiểu bài.
Qua 3 tiết dạy, các cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 đã được tham khảo phương pháp tổ chức lớp học để hướng dẫn học sinh vận dụng những điều đã biết để hình thành các năng lực, phẩm chất; chủ động, sáng tạo áp dụng vào dạy học hàng ngày.
Tiết dạy tiếng Việt của cô giáo Đồng Thị Lan Phương (Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Ngô Quyền) Ảnh: Lã Tiến
Đồng thời, các giáo viên biết khai thác các nguồn học liệu đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch bài học cho sát với thực tiễn đối tượng học sinh.
Sau khi dự giờ các tiết học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chủ trì để 35 điểm cầu trên toàn thành phố trao đổi một số nội dung liên quan đến việc sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu điển tử để tổ chức dạy học lớp 1, năm học 2020-2021.
Các cán bộ quản lý, giáo viên ở một số điểm cầu đã đóng góp ý kiến và thẳng thắn trao đổi, thảo luận về các tiết dạy của cô Doãn Thu Linh, Đồng Thị Lan Phương và cô Hoàng Thị Hạnh Lam.
Các em học sinh chăm chú nghe giảng và tiếp thu bài tốt (Ảnh: Lã Tiến)
Đồng thời trao đổi với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết về những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc khi dạy học đối với bộ sách giáo khoa "Cánh Diều", nhằm tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, phát huy được năng lực của học sinh.
Tiết dạy của cô giáo Đồng Thị Lan Phương được các cán bộ, đồng nghiệp đánh giá cao (Ảnh: Lã Tiến)
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã chỉ đạo các trường tiểu học cần thực hiện khảo sát năng lực của học sinh (đặc biệt là lớp 1) để phân nhóm và có phương pháp phụ đạo hợp lý đảm bảo học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của lớp đã học.
Cùng với đó, các trường cần tham mưu với chính quyền địa phương để trang bị đủ thiết bị dạy học tối thiểu (ưu tiên lớp 1), tập huấn, bồi dưỡng giáo viên kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, khai thác kho học liệu điện tử để gây hứng thú cho học sinh.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại chuyên đề và giải đáp những thắc mắc của giáo viên liên quan đến dạy học sách "Cánh Diều" (Ảnh: Lã Tiến)
Phát biểu tại chuyên đề, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đánh giá cao về 3 tiết dạy minh họa của các giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, Nguyễn Du và Cát Bi.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng trực tiếp giải đáp những thắc mắc của các cán bộ, giáo viên lớp 1 liên quan đến việc dạy học môn tiếng Việt theo sách giáo khoa mới.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trách nhiệm và chu đáo cả về cơ sở vật chất, nội dung tiết dạy minh họa của các nhà trường, chuyên đề chuyên môn cấp thành phố "Dạy học môn Toán, tiếng Việt lớp 1 theo sách giáo khoa mới" thành công rực rỡ, nhận được sự khen ngợi của các điểm cầu.
Các đại biểu dự chuyên đề chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: Lã Tiến)
Chuyên đề thực sự là đợt sinh hoạt chuyên môn sâu rộng, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, chủ động đổi mới, sáng tạo trong quá trình giảng dạy để các em học sinh lớp 1 tiếp thu được kiến thức tốt nhất, đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập.
Chuyên đề cũng đã góp phần quan trọng vào công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, là bước chạy đà mạnh mẽ để thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tìm cách gỡ khó cho thầy - trò lớp 1 Sau chỉ đạo giảm tải cho học sinh lớp 1 của Bộ GDĐT, tiếp đến TP Hồ Chí Minh cũng vừa có yêu cầu "gỡ rối" chương trình lớp 1 trước thực tế việc triển khai dạy sách giáo khoa lớp 1 còn gặp một số khó khăn. Triển khai dạy sách giáo khoa lớp 1 còn gặp một số khó khăn. Cần...