Dạy tiếng anh lớp 3: Thiếu, khó và nhiều sạn
TPHCM được coi là dẫn đầu trong việc dạy – học tiếng Anh nhưng đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh cũng đang chờ… duyệt.
Tại hội thảo xây dựng kế hoạch triển khai dạy – học tiếng Anh tiểu học khu vực phía Nam, diễn ra ngày 5-4 tại TPHCM, lãnh đạo sở GD-ĐT nhiều tỉnh, thành cho biết khó thực hiện ngay trong năm học tới vì lúng túng.
Triển khai lúng túng
Trong học kỳ vừa qua, Bộ GD-ĐT đã thí điểm chương trình này ở 18 tỉnh, thành và định hướng sẽ mở rộng thí điểm 20% số trường tiểu học trong năm học tới.
Ông Đặng Văn Trường, Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học của Sở GD-ĐT tỉnh An Giang, cho rằng Bộ GD-ĐT nói sẽ triển khai nhưng thực hiện thế nào thì lại chưa có công văn hướng dẫn. Ở các tỉnh, thành phía Nam, TPHCM được coi là dẫn đầu trong việc dạy – học tiếng Anh nhưng đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh ở đây cũng đang chờ… duyệt.
Cũng lúng túng trong việc triển khai chương trình này, ông Nguyễn Văn Nhượng, Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học của Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Thuận, cho rằng tỉnh không biết chuẩn bị giáo viên như thế nào khi chưa có văn bản định hướng từ Bộ GD-ĐT; danh mục thiết bị tối thiểu cho chương trình này cũng chưa có.
Không đủ giáo viên
Video đang HOT
“Trong khâu đào tạo giáo viên, Bộ GD-ĐT triển khai chậm quá. Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là phải có lộ trình. Việc đánh giá chuẩn giáo viên sẽ do ai, tổ chức nào phụ trách?”- ông Lương Phúc Đức, Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học của Sở GD-ĐT tỉnh Long An, bày tỏ.
Hiện tỉnh Long An đang làm đề án về dạy – học tiếng Anh tiểu học từ lớp 3 nhưng chưa biết mời tổ chức nào về cấp chứng chỉ cho giáo viên và đánh giá thiết bị dạy học khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ Bộ GD – ĐT.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng, Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, điều khó khăn lớn nhất ở các tỉnh, thành khi triển khai vấn đề này chính là đội ngũ giáo viên. Nhiều nơi thậm chí không có giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học. Ông Hùng ước tính nếu triển khai dạy tiếng Anh 2 tiết/tuần, cả nước sẽ cần 12.000 giáo viên tiếng Anh. Đến giai đoạn 2017-2018, với 4 tiết tiếng Anh/tuần sẽ cần 24.000 giáo viên tiếng Anh tiểu học.
“Vì thế, các địa phương nên chủ động mở mã ngành ở các trường CĐ để đào tạo giáo viên tiếng Anh tiểu học. Hiện tại, để đáp ứng đủ nhu cầu giáo viên tiếng Anh tiểu học cho địa phương, những sinh viên học CĐ các chuyên ngành tiếng Anh khác được phép chuyển sang dạy tiếng Anh tiểu học bằng cách đăng ký học thêm một số học phần” – ông Hùng cho biết.
Giáo trình nhiều “sạn”
Nói về giáo trình dạy tiếng Anh tiểu học, ông Nguyễn Cao Phúc, chuyên viên tiếng Anh của Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, bức xúc: “Việc thực hiện chương trình triển khai dạy – học tiếng Anh tiểu học phải xem xét lại vai trò của NXB Giáo dục. NXB Giáo dục đóng vai trò kiểm tra, đánh giá sách để giảng dạy nhưng “sạn” ở các sách cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh bậc tiểu học lại không ít.
Ông Phúc dẫn chứng: Cuốn Phương pháp giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học có đến 3 lỗi lớn, đó là lỗi chính tả từ tiếng Việt đến tiếng Anh, lỗi biên tập, lỗi trích dẫn không kèm nguồn. Cuốn 25 đề luyện thi Olympic tiếng Anh tiểu học cũng mắc phải những lỗi khó chấp nhận về chính tả và trích dẫn không kèm nguồn. Ông Phúc cho rằng những giáo viên ở tỉnh rất cần tham khảo sách vì trình độ còn hạn chế. Nhưng sách thiếu chính xác thì khó lòng giáo viên biết phải tham khảo làm thế nào.
Kết quả đẹp? Kết quả khảo sát để bước đầu đánh giá chương trình tiếng Anh tiểu học lớp 3, học kỳ I của năm học 2010 – 2011, từ Hà Nội, Hòa Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu và TPHCM cho thấy những con số khá “đẹp”. Cụ thể, học sinh đạt loại khá giỏi rất cao (Hà Nội: 95%, Hòa Bình: 91%, Bà Rịa – Vũng Tàu: 89%) trong khi loại yếu chỉ chiếm 1% – 2,7%. Tuy nhiên, ông Nguyễn Lộc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho biết đây chỉ là số liệu thu thập từ những học sinh TP, là những trường có điều kiện tương đối tốt về các mặt, nếu khảo sát ở các tỉnh, thành khác, kết quả chắc chắn sẽ không đạt như vậy
Theo Minh Quyên (Người lao động)
Mỹ: Dùng GPS để "tóm" học sinh trốn học
Học sinh và phụ huynh tại một số trường của Mỹ có thể tham gia tình nguyện vào một chương trình thí điểm về kiểm soát việc học sinh trốn học và tránh được khoản phạt lên đến 2.000 USD.
Các nhà chức trách giáo dục ở thành phố Anaheim, quận Cam, California (Hoa Kỳ) đang thực hiện thí điểm một giải pháp công nghệ cao nhằm đưa những đứa trẻ trốn học trở lại lớp.
Hình minh họa. Nguồn ảnh: NBClosangeles
Tờ nhật báo Orange County Register đưa tin, khoảng 75 học sinh trường trung học Anaheim Unified vắng mặt ít nhất bốn lần mà không có lý do sẽ bị theo dõi bởi một thiết bị GPS.
Chương trình này được tài trợ bở ngân sách của bang. Các cảnh sát phân tích, những học sinh nghỉ học thường xuyên là đối tượng có nguy cơ rất cao tham gia vào các băng nhóm tội phạm.
Chương trình này lần đầu tiên được áp dụng tại California. Học sinh và phụ huynh tham gia và tránh được khoản phạt lên tới 2.000 USD.
"Ý tưởng này không giống như một hình phạt, mà là một sự can thiệp nhằm giúp chúng phát triển những thói quen tốt hơn và tới trường học", Miller Sylvan, giám đốc khu vực của chương trình mang tên AIM Truancy Solutions, nói với tờ báo.
Sylvan cho biết, GPS không được gắn vào học sinh để tránh gây ra sự kỳ thị. Thay vào đó, học sinh mang nó như một chiếc điện thoại di động và được yêu cầu phải tương tác với nó trong suốt thời gian ở trường. Mỗi buổi sáng chúng nhận được lời nhắc nhở tự động thông báo đến giờ phải đi học.
Sau đó, năm lần một ngày, chúng được yêu cầu nhập một mã để giúp người phụ trách xác định vị trí chúng đang ở - lúc chúng đi học trường, sau khi chúng đến trường, lúc ăn trưa, khi về học và lúc 8 giờ tối.
Học sinh còn được giao cho một người lớn hướng dẫn, gọi cho chúng ít nhất ba lần một tuần để xem chúng đang làm gì và giúp chúng có cách hiệu quả nhất để đến lớp đúng giờ.
Một số bậc phụ huynh cũng tỏ ra lo ngại về việc con cái của mình liên tục bị kiểm soát theo cách này.
Các trường học mất khoảng 35 đôla mỗi ngày đối với một học sinh vắng mặt. Chương trình GPS tiêu tốn khoảng 8 đôla mỗi ngày. Tại các thành phố đang thử nghiệm chương trình này như Baltimore và San Antonio, số tỷ lệ đến lớp của các học sinh hay trốn học đã tăng từ 77% lên 95%, Register cho biết.
Theo Vietnamnet
Thí điểm dạy tiếng Anh bậc tiểu học: Không sợ chuẩn, chỉ thiếu cơ chế Giáo viên và học sinh đều hào hứng với việc thí điểm dạy chương trình tiếng Anh ở bậc tiểu học. Tuy nhiên do chưa có cơ chế nên nhiều trường đều "bó tay" trong việc thu hút giáo viên dạy giỏi. Thiếu cơ chế để hút giáo viên giỏi Hà Nội là một trong 18 tỉnh, thành cả nước được Bộ GD-ĐT...