Dạy thực nghiệm Sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 chương trình GDPT mới
Từ ngày 16-4 đến 20-4, Công ty VEPIC phối hợp với các đơn vị liên kết xuất bản triển khai thực nghiệm SGK các lớp 3, 7, 10 bộ Cánh Diều trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tiết thực nghiệm môn tiếng Việt lớp 3 bộ sách Cánh Diều tại Trường tiểu học Nguyễn Thị Sáu (TP.Biên Hòa)
Theo đó, các trường: Tiểu học Nguyễn Thị Sáu, THCS Võ Trường Toản (TP.Biên Hòa) và THPT Vĩnh Cửu (H.Vĩnh Cửu) thực hiện các tiết dạy thực nghiệm. Dự giờ các tiết dạy này có Tổng chủ biên, Chủ biên, Tác giả và Biên tập viên SGK và ít nhất 3 giáo viên của trường. Riêng trong ngày 16-4, các tiết dạy thực nghiệm tại Trường tiểu học Nguyễn Thị Sáu còn có sự tham gia của đoàn giám sát Bộ GD-ĐT.
Mục đích thực nghiệm là kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, mức độ đáp ứng yêu cầu của các bài học trong SGK các lớp 3, 7, 10 để có cơ sở chỉnh sửa và hoàn thiện bản mẫu SGK trước khi gửi Hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Dự kiến, việc dạy thực nghiệm SGK các lớp 3, 7, 10 bộ Cánh Diều sẽ hoàn thành trước ngày 10-5.
Được biết, cùng thời gian này, NXB Giáo dục Việt Nam cũng tiến hành dạy thực nghiệm SGK lớp 3, 7, 10 bộ Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống tại một số trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Việc thực nghiệm SGK là 1 khâu quan trọng trong quy trình biên soạn SGK được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22-12-2017 và Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 6-8-2020 của Bộ GD-ĐT.
Bộ GD-ĐT chuẩn bị thẩm định sách giáo khoa lớp 3, 7, 10
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, sau khi đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, Bộ đang chuẩn bị cho thẩm định sách giáo khoa lớp 3, 7, 10.
NXB Giáo dục Việt Nam hiện đã tổ chức dạy thực nghiệm SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10- một bước trong quy trình biên soạn SGK
Bộ GD-ĐT thông tin cho biết, Bộ đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và chuẩn bị thẩm định sách giáo khoa lớp 3, 7, 10. Bộ cũng đang chỉ đạo các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa, phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương và xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2021-2022.
Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành và triển khai kế hoạch biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025. Kiểm tra một số địa phương về tình hình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 và điều kiện triển khai đối với lớp 2, 6.
Tại hội nghị giao ban công tác quý I năm 2021, Bộ GD-ĐT đã thống nhất một số nhiệm vụ cần tập trung cho thời gian tới, trong đó, có nhiệm vụ: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 1; Triển khai công tác lựa chọn, tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022; Kiểm tra, giám sát tình hình biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; khảo sát thực trạng cơ sở vật chất trường lớp học, thiết dạy học phục vụ triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021-2022 và các lớp tiếp theo của các địa phương.
Loại bỏ hai bộ sách không hề được báo trước và không được sử dụng 1 trang nào cả Trong thực tế chỉ còn 2 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" chứ 2 bộ còn lại hoàn toàn "biến mất", không hề còn một "dấu vết" nào. Từ năm học 2020-2021, ngành giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (hay còn gọi là Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) ở...