Dạy thí điểm chương trình đổi mới các môn Lý luận chính trị vào học kỳ hai năm 2018
Ngày 30/7, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm nội dung chương trình, giáo trình các môn Lý luận Chính trị (chuyên và không chuyên) với sự tham gia của đại diện 23 trường đại học, học viện ở khu vực phía Nam.
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết thực hiện triển khai Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ban Tuyên giáo và Bộ GD-ĐT đã thành lập ra Ban chỉ đạo Biên soạn chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị (chuyên và không chuyên) với 5 Hội đồng biên soạn 5 môn gồm: Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Hội đồng Biên soạn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Triết học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi toạ đàm
Qua thời gian làm việc của các Hội đồng, đến nay bản thảo giáo trình các môn học nói trên đã hoàn thành và tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của các giảng viên đang giảng dạy trực tiếp các bộ môn nói trên ở các trường ĐH, học viện để tiếp tục hoàn thiện bản thảo trên cơ sở đảm bảo tính liên thông, tính khoa học, tính chính xác, cập nhật trong quá trình đổi mới đất nước.
Theo đó, sau khi hoàn thiện giáo trình các môn Lý luận chính trị (chuyên và không chuyên), dự kiến Bộ sẽ được triển khai thí điểm ở một số trường vào học kỳ 2 năm học 2018-2019. Sau đó, sẽ sơ kết để đúc rút kinh nghiệm tiến tới thực hiện đại trà.
Còn PGS. TS Phạm Văn Linh, Trưởng ban chỉ đạo Biên soạn chương trình, giáo trình, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, cho rằng, việc đổi mới chương trình, giáo trình các môn Lý luận Chính trị (chuyên và không chuyên) là yêu cầu cần thiết cho việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
“Đây là một công việc khó bởi vì đòi hỏi chất lượng giáo trình và sách giáo khoa, nó không chỉ từ nhận thức trong từng người trong nhà trường mà còn đòi hỏi chất lượng giáo dục trong toàn xã hội. Yêu cầu đổi mới này đòi hỏi sự kết hợp sức mạnh trí tuệ của không chỉ cá nhân các thành viên trong hội đồng, của đội ngũ giáo viên và đòi hỏi mỗi cá nhân luôn có trách nhiệm ở mức cao nhất.
Ông Linh hi vọng các giảng viên sẽ có thời gian thảo luận, làm việc theo các tổ một cách nghiêm túc, thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng, tích cực đóng góp những ý kiến xác đáng, có tính chuyên môn cao, tính khoa học, tính sư phạm… cho các hội đồng để bản thảo giáo trình được hoàn thiện.
Đại diện 23 trường ĐH, học viện ở khu vực phía Nam sẽ góp ý cho nội dung đổi mới chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị
Dưới góc độ là những người trực tiếp giảng dạy, PGS. TS Phạm Văn Linh cũng lưu ý thêm với các giảng viên có thể góp ý thêm về thời lượng chương trình, số tín chỉ, cấu trúc bài học, chuẩn mực giáo trình, văn phong giáo trình, …Từ nội dung bản thảo, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học như thế nào?
Theo ông Linh, những nội dung góp ý cũng phải làm sao phù hợp với yêu cầu đổi mới, làm sao phát huy sự sáng tạo cho người học. Từ chỗ chỉ truyền kiến thức thì giờ đây đổi mới theo hướng khuyến khích kỹ năng trong các môn học như thế nào. Bản thân các môn giáo dục tư tưởng chính trị không phải không hấp dẫn, không phải không có tính khoa học thế nhưng tại sao tính hấp dẫn môn học vẫn chưa đạt được như cái vốn có của nó. Tất cả đều nằm ở chất lượng giảng dạy, phương pháp giảng dạy.
Lê Phương
Theo Dân trí
Phó khoa Trường ĐH Luật TP.HCM bị "tố" đạo văn của đồng nghiệp
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Luật hành chính Nhà nước, Trường ĐH Luật TP.HCM bị "tố" đạo văn của đồng nghiệp.
Đạo văn của chính đồng nghiệp cùng viết sách?
Đầu tháng 6 vừa qua, chúng tôi nhận được đơn phản ánh của ông Võ Hồng Tú, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM "tố" ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Luật hành chính Nhà nước đạo văn trong quá trình viết sách và giáo trình.
Video đang HOT
(Trích đơn tố ông Nguyễn Mạnh Hùng đạo văn)
Đơn phản ánh của ông Tú cho rằng, năm 2010, NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản sách Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam(nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS.Trương Đắc Linh, Ths. Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Ths. Nguyễn Văn Trí). Trong sách này, mục 2 (Giám sát Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam) và mục 4 (Xây dựng mô hình tài phán hiến pháp Việt Nam) thuộc Chương 4 do PGS.TS Trương Đắc Linh viết.
Tới năm 2012, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản sách Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người gồm của tập thể tác giả TS.Vũ Văn Nhiêm, Ths. Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang). Trong chương II, Thực trạng cơ chế giám sát hiến pháp ở Việt Nam và phương hướng đổi mới, đã sao chép nhiều nội dung trong sách Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam đã xuất bản trước đó.
Tới Năm 2017, Trường ĐH Luật TP.HCM phát hành Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam do PGS.TS Vũ Văn Nhiêm làm chủ biên. Trong giáo trình này, ông Nguyễn Mạnh Hùng là thành viên tham gia biên soạn và viết một số phần gồm Chương II (mục 1: 1.1, 1.2, 1.3, mục 2), Chương XI (mục 1, 3), Chương XIII (mục 1).
Tuy nhiên trong phần 1.3 (Quy trình lập hiến) của chương II (trang 46-47) ông Hùng là tác giả đã sao chép bài viết Quy trình và kỹ thuật lập hiến của Lưu Đức Quang ( in trong Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Namhiện nay do PGS.TS Nguyễn Như Phát chủ biên).
Trong phần 1.3 (trang 48), ông Hùng cũng sao chép từ hai đoạn khác nhau trong bài viết Bình luận về quyền lập hiến và quy trình lập hiến theo Hiến pháp năm 2013 của tác giả Lưu Đức Quang đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số ra tháng 1/2014.
Nhiều trang sách giống nhau
Đối chiếu phần sách do ông Hùng viết với các tác giả đã nêu trong đơn cho thấy có nhiều trang sách giống nhau.
Cụ thể, các trang 253, 254, 273, 274, 149, 152 trong Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người có nhiều đoạn giống như đúc với các trang 295, 296, 305, 306, 273, 275 trong cuốn Xây dựng và và bảo vệ Hiến pháp- Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam.
Các trang 253, 254, 273, 274, 149, 152 trong sách Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người
Trang 295, 296, 305, 306, 273, 275 trong cuốn Xây dựng và và bảo vệ Hiến pháp- Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam.
Trang 255 sách Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người và trang 299 Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp- Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam có đoạn, giống từng câu, chữ, dấu chấm, phẩy như: "Toàn án tối cao rõ ràng "có nghề" nhưng lại vướng ở chỗ, Tòa án tối cao chỉ là một chi nhánh của quyền lực. Toàn án tối cao giám sát, phán xét tính hợp hiến các đạo luật của Quốc hội không phải dường như mẫu thuẫn với quy định của hiến pháp hiện hành: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất", Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao" Điều 83 và Điều 84 của Hiến pháp) như một số người e ngại".
Trang 255, Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người
Trang 299, Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp- Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam
Còn trang 46, 47 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (năm 2017)- phần ông Nguyễn Mạnh Hùng viết giống với các trang 61, 63, 64 sách Một số vấn đề lý luận và thực tiến cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay.
Trang 46, 47 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (năm 2017)- phần ông Nguyễn Mạnh Hùng viết
Trang 61, 63, 64 sách Một số vấn đề lý luận và thực tiến cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay
Trang 48, 49 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam có đoạn giống trang 77, 79 trong bài viết Bình luận về quyền lập hiến và quy trình lập hiến theo Hiến pháp năm 2013 trên đặc san Khoa học pháp lý số 1/2014...
Trang 48, 49 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam
Trang 77, 79 trong bài viết Bình luận về quyền lập hiến và quy trình lập hiến theo Hiến pháp năm 2013 trên đặc san Khoa học pháp lý số 1/2014...
Ông Hùng nói gì?
Trao đổi với VietNamNet về nghi vấn bị tố đạo văn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Luật hành chính Nhà nước cho biết, sách Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người (năm 2012) do tác giả Vũ Văn Nhiêm chủ biên có ông và ông Quang cùng tham gia. Sau khi xuất bản, PGS. Trương Đắc Linh (PGS Linh nay đã mất) đã có ý kiến phản hồi về cuốn sách. Cô Mai Hồng Quỳ, chủ tịch hội đồng khoa học đồng thời là Hiệu trưởng nhà trường đã lập hội đồng thẩm định. Sau khi xem xét, Hội đồng thẩm định kết luận quyển sách có rất nhiều lỗi in ấn kỹ thuật vì trích dẫn chưa đầy đủ, có một có lỗi biên tập nên quyết định thu hồi và tiêu hủy.
"Chúng tôi đã rất nghiêm túc thu hồi những quyển sách bán ra. Chúng tôi làm sai thì phải nhận, nhưng việc thu hồi lúc đó có một số khó khăn như một số sách đã mang đi tặng và bán. Khi chúng tôi xin lại thì một số người không trả và cố tình giữ lại. Do vậy trong 2.000 cuốn đã xuất bản chỉ thu hồi và tiêu hủy được 90%, điều này đã có biên bản"- ông Hùng cho biết.
Theo ông Hùng việc cuốn sách Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người bịthu hồi, không phải do lỗi sao chép (đạo văn) mà in ấn kỹ thuật.
"Lẽ ra khi in ấn phải đưa vào "note" phần này của ai, nhưng do thiếu kinh nghiệm, tôi đã không trích dẫn đầy đủ. Vì quyển sách này năm 2012 cá nhân tôi và thầy Vũ Văn Nhiêm đã bị nhà trường phê bình ở một mức rất thấp là "không hoàn thành nhiệm vụ"- ông Hùng cho hay.
Trong khi đó, về việc bị tố đạo văn trong cuốn Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (năm 2017) sao chép của ông Lưu Đức Quang, ông Hùng giải thích rằng, về Chương II lúc đầu trong bảng phân công có phân cho ông chủ biên và phân cho thầy Quang viết mục. Nhưng sau đó, ông Lưu Đức Quang chuyển qua trường khác nên chuyển mục này lại ông viết.
"Khi tôi viết xong có gửi cho bộ phận biên tập. Vì trong một chương có nhiều tiểu mục nhỏ, lúc biên tập có thể tiểu mục này của ông Quang, tiểu mục kia của tôi nên xảy ra chuyện phần này chính xác là của thầy Quang, nhưng trong giáo trình lại lưu tên tôi. Cái này là do lỗi biên tập họ bị nhầm"- ông Hùng giải thích.
Theo ông Hùng, sau sự việc xảy ra, ông đã gọi điện hỏi ý kiến ông Quang về việc xử lý này. "Tôi có gọi cho thầy Quang và nói, trường hợp này em đã thanh toán tiền cho anh, em báo anh như vậy, theo anh thì mình xử lý bằng cách nào. Bây giờ nếu đính chính thì lập hội đồng đính chính hay đợi bán hết số này này đi rồi tái bản lúc đó sẽ sửa lại. Lúc đó, thầy Quang có nói với tôi: Làm thế này bất tiện lắm. Thôi nó nhỏ lắm Hùng, cứ để đi rồi hết đợt này. Bây giờ in rồi nếu đính chỉnh phải đính kèm vào từng quyển". Cái này có thầy Lưu Đức Quang làm chứng và tôi đã xin lỗi thầy Quang về việc này"- ông Hùng cho hay.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết cuốn sách Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người xuất bản năm 2012. Lúc vừa xuất bản cố PGS.Trương Đắc Linh đã có phản ánh có đoạn viết nhưng không trích dẫn, nếu viết không trích dẫn thì gọi là đạo văn.
Lúc đó, Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định thu hồi toàn bộ sách đã xuất bản đồng thời cử cán bộ tới tận nhà ông Hùng để tịch thu toàn bộ sách để tiêu hủy. Điều này có văn bản lưu giữ là thu hồi do lý do lỗi kỹ thuật.
Về vấn nghi vấn ông Hùng đạo văn của ông Lưu Đức Quang, ông Hải cho biết đây là vấn đề mới, trường sẽ cho kiểm tra cụ thể vụ việc, nếu có sẽ xử lý nghiêm minh.
(Bài sau ông Lưu Đức Quang nói gì về việc ông Nguyễn Mạnh Hùng đạo sách)
Lê Huyền
Theo vietnamnet.vn
Bạn đọc viết: Hè về, hãy buông con ra! Cả năm đã học hành đầy áp lực, hè về chúng ta nên tạo điều kiện để con cháu được học những thứ mà không có trường lớp, giáo trình, giáo viên nào dạy được, hãy buông chúng ra, để cuộc sống làm "thầy" của chúng. Nhà thầy giáo tôi ở nông thôn, gần sông, gần biển, có ao cá, chuồng bò... Vì...