Dạy theo chương trình phổ thông mới gặp nhiều khó khăn
Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, không in ấn được tài liệu giáo dục, thiếu giáo viên… là những thách thức ngành giáo dục TP.HCM gặp phải khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngày 20-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM cùng đại diện các sở, ngành trên địa bàn về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2020-2022.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Bình Tân trong một tiết học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Chưa đủ tài liệu giáo dục, thiếu giáo viên
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết một trong những khó khăn khi triển khai chương trình mới là áp lực tăng dân số cơ học trên địa bàn dẫn đến thiếu giáo viên (GV), phòng học.
Theo thống kê, tỉ lệ học sinh (HS) không có hộ khẩu ở TP.HCM đang tăng dần qua các năm học. Cụ thể, năm học 2021-2022, có hơn 343.000 HS không có hộ khẩu, chiếm tỉ lệ 21,26% tổng số HS trên địa bàn. Điều này dẫn đến chương trình mới ở cấp tiểu học yêu cầu thực hiện dạy học hai buổi/ngày nhưng phòng học chưa đảm bảo cho 100% HS tham gia đủ buổi.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hiện nay chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình, chẳng hạn nhiều trường có diện tích nhỏ hẹp, thiếu phòng bộ môn, phòng chức năng do phòng ốc tập trung cho việc học chính khóa của HS.
Một trong những môn học đang thiếu GV nhiều nhất là tin học. Ông Cao Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, lý giải sinh viên tiếng Anh, tin học ra trường đa phần chọn lựa công việc khác vì lương cao. Do đó, ông Tuấn đề nghị cần có chế độ đặc thù đối với GV các môn học này.
Bổ sung, ông Nguyễn Hải Hiệu, Phó Trưởng phòng Hành chính, Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết thiếu GV một số môn cũng là tình hình chung của các năm qua. Mỗi năm TP tăng 20.000-30.000 HS, trong khi đó việc yêu cầu sắp xếp, tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm biên chế sự nghiệp giáo dục phổ thông là không hợp lý. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng cũng gặp khó khăn. Từ năm 2020, Bộ Nội vụ mới chỉ cho phép tuyển dụng GV theo hình thức hợp đồng với các đơn vị tự chủ một phần nên các đơn vị hoạt động do 100% ngân sách cấp chưa thể hợp đồng với GV. Vừa qua, Sở Nội vụ TP.HCM đã kiến nghị Bộ Nội vụ có cơ chế tháo gỡ vấn đề này.
Không chỉ thiếu GV, việc in ấn tài liệu môn giáo dục địa phương cũng đang gặp khó. Ông Nguyễn Bảo Quốc cho biết từ năm 2020, Sở GD&ĐT đã tổ chức biên soạn, lấy ý kiến để hoàn thiện cấu trúc nội dung cho từng cấp học theo yêu cầu của chương trình mới, đồng thời gắn với lịch sử phát triển của TP. Đối với các cấp lớp 1, 2, 3, 6, tài liệu giáo dục địa phương đã được phê duyệt, tuy nhiên sở không có chức năng in ấn, phát hành nên đã có văn bản đề xuất Bộ GD&ĐT hướng dẫn nhưng chưa được phản hồi. Do đó sở kiến nghị có hướng dẫn pháp lý cụ thể, chặt chẽ để các địa phương chủ động in ấn và phát hành tài liệu này. Đối với tài liệu cho lớp 7, lớp 10, hiện đã hoàn thành biên soạn trình hội đồng thẩm định, phê duyệt.
Toàn TP hiện có hơn 24.800 GV tiểu học trong và ngoài công lập với tỉ lệ GV/lớp là 1,36 – chưa đáp ứng đủ để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học hai buổi/ngày.
Ngành giáo dục TP cần chủ động phối hợp với các ban ngành
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội
TP.HCM, đánh giá TP.HCM đã triển khai tốt hai nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa và chia sẻ với khó khăn của ngành giáo dục.
Bà Tuyết nhận xét TP luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu trường lớp, thiếu GV cục bộ. TP.HCM còn gần 26% GV chưa đạt chuẩn, đây cũng là thách thức khi thực hiện chương trình mới. Ngành giáo dục cần có lộ trình phù hợp để hoàn thành nâng chuẩn cho bộ phận này. Cũng theo bà Bạch Tuyết, qua báo cáo của Sở GD&ĐT, thiết bị để phục vụ cho chương trình mới ở mức đáp ứng tối thiểu vẫn còn thiếu, hầu hết mới chỉ đáp ứng được hơn 70%. Cụ thể, máy tính chỉ đạt được 55%, thiết bị để học Anh văn còn thấp hơn nữa gây khó khăn khi triển khai giảng dạy. “Nếu không thể mua máy tính, phải huy động từ phụ huynh sẽ tăng thêm gánh nặng, trong khi đó ngân sách có thể thực hiện” – bà Tuyết tâm tư.
Về tình trạng thiếu GV, bà Tuyết nhận xét Sở GD&ĐT lẫn các quận, huyện đều đã có những giải pháp để khắc phục như liên kết với trường đại học để đào tạo đội ngũ, tổ chức tuyển dụng. “Đặc biệt, vừa qua khi đi khảo sát tại một quận, do không tuyển được GV từng môn nên họ đã cử GV nhiều môn đi học để về dạy nhằm đảm bảo chương trình. Giải pháp trên đã cho thấy sự chủ động của đơn vị, có thể chưa đúng theo quy định” – bà Tuyết nói.
Bên cạnh đó, bà Tuyết cũng đề nghị Sở Tài chính xem xét các trường không tuyển được GV phải mời hợp đồng thỉnh giảng lấy nguồn thu của trường chi trả, không được lấy tiền từ ngân sách gây khó cho các trường.
Thầy cô thật khổ, chương trình mới không còn 'mưa giấy khen', phụ huynh lại than
Để được tặng giấy khen khi học chương trình mới là rất khó, học sinh phải thật sự có phẩm chất, năng lực nổi trội, cùng với sự cố gắng bền bỉ cả năm học.
Những năm trước đây, cứ cuối năm học, mạng xã hội lại tràn ngập sắc đỏ của giấy khen. Giữa mùa hè oi bức, "cơn mưa" giấy khen không làm hạ nhiệt, ngược lại, nó làm cho dư luận sục sôi vì cho rằng "Nền giáo dục đang lấy những tờ giấy khen làm thành tích".
Để chấn chỉnh tình trạng "lạm phát giấy khen" ngành giáo dục đã ban hành Thông tư Số 22/2021/TT-BGDĐT, Thông tư Số 27/2020/TT-BGDĐT về kiểm tra đánh giá học sinh Chương trình 2018.
Tại sao học chương trình 2018 không còn mưa giấy khen?
Với Tiểu học, chương trình 2018 đã áp dụng lớp 1, lớp 2, các cơ sở giáo dục áp dụng Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT để kiểm tra đánh giá, khen thưởng học sinh.
Điều 13. Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:
a) Khen thưởng cuối năm học:
- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;
- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
b) Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
3. Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.
Với học sinh Trung học, chương trình đã áp dụng cho lớp 6, các cơ sở sử dụng Thông tư Số 22/2021/TT-BGDĐT đánh giá, khen thưởng:
Điều 15. Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh
a) Khen thưởng cuối năm học - Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên. - Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Nếu giáo viên trung thực, khách quan trong đánh giá, để có giấy khen khi học chương trình mới là rất khó, học sinh phải thật sự có phẩm chất, năng lực nổi trội, cùng với sự cố gắng bền bỉ cả năm học, mới mong cuối năm có tấm giấy khen.
Chính vì thế, kết thúc năm học 2021-2022, không còn cảnh "mưa giấy khen" xuất hiện nữa, dư luận xã hội lại chuyển sang vấn đề khác: phụ huynh ngậm ngùi, buồn, vì con không có giấy khen.
Phụ huynh phải đồng hành cùng thầy cô để có giáo dục thật
Giấy khen không có lỗi, nhưng dư luận xã hội có sự nhìn nhận thiếu tích cực khi xảy ra "lạm phát giấy khen".
Ngược lại, không ít phụ huynh "cuồng giấy khen", cuối năm con không có giấy khen, dù coi nó là "giấy lộn" vẫn tìm nguyên nhân, đổ lỗi, tại sao con mình không được giấy khen.
Tâm lý này phản ánh phần nào việc bố mẹ quá kỳ vọng và mong muốn con có thành tích tốt nhất, luôn luôn phải là số 1.
Có phụ huynh đã bày tỏ trên mạng xã hội về việc con mình học lớp 2 không được nhận giấy khen "Con tôi học lớp 2, cả 2 năm đều tự học không gửi nhà gv, năm lớp 1 gặp người quân tử, con đạt thành tích xuất sắc, năm nay gặp hạng tiểu nhân, thi toán 10, văn 8, mà không có gì dù là tờ giấy khen vô giá trị".
Ảnh chụp màn hình chia sẻ của phụ huynh trên mạng xã hội do tác giả cung cấp
"Chê đúng là thầy ta, khen đúng là bạn ta", mỗi giáo viên muốn là thầy, là bạn của học sinh, vì thế, đánh giá khách quan, trung thực học sinh là sự khẳng định phẩm chất và năng lực người thầy.
Phụ huynh chấp nhận con không có giấy khen cuối năm, là chấp nhận để nhà trường dạy thật, tổng kết đánh giá thật, con mình có được người thầy đúng nghĩa.
Là giáo viên chủ nhiệm nói chung, giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học nói riêng, tâm lý chung, giáo viên nào cũng mong muốn học sinh lớp mình có nhiều Học sinh Xuất sắc, cuối năm được nhận nhiều giấy khen.
Thế nhưng "một xã hội sẽ không phát triển nếu như thiếu nhận thức và không có nền giáo dục tốt, hay giáo dục mà không có giá trị trung thực, có cải cách mấy cũng bằng thừa".
Để giáo dục thật, giáo dục trung thực, cần lắm sự đồng thuận, góp sức của phụ huynh học sinh.
Nhà trường cần phổ biến quy chế đánh giá, khen thưởng đến phụ huynh học chương trình mới, tránh "sốc" cho phụ huynh, khi đưa con dự lễ sơ kết, tổng kết, thấy học sinh chương trình cũ được khen thưởng nhiều, con mình không có giấy khen lại ngậm ngùi.
Hà Nội thông tin về thi vào lớp 10 chương trình song bằng Năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT dự kiến giữ ổn định phương thức thi vào lớp 10 chương trình song bằng. Do chưa nắm rõ thông tin tuyển sinh vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc năm học 2022-2023, nhiều phụ huynh đã băn...