Dạy thêm phải “lụy” xã, phường!
Dự thảo nêu: Ngươi day thêm phai đăng ky va cam kêt giữ trât tư, vê sinh nơi day thêm…
Phai công bô giây phep day thêm, danh sach giao viên, hoc sinh, lớp hoc, môn hoc… trên các phương tiện thông tin công cộng của địa phương và tại địa điểm tổ chức dạy thêm. Đằng sau cam kết liệu có thêm nạn “biết điều”?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư về quản lý dạy thêm và học thêm. Trong dự thảo này, Bộ ghi nhân viêc day thêm phai đăng ky, cam kêt vơi chinh quyên va công bô thông tin ơ cơ sơ cấp phường, xã.
Một số giáo viên cho là quy đinh nay dê gây hiêu lâm la chinh quyên phương, xa đươc phân công quản ly day thêm, se tạo nhiêu khê và sẽ gây ra sự lạm quyền của can bô xa, phương trong quản lý day thêm.
Xa kiểm tra bằng sư phạm
Năm 2008, UBND TP.HCM đa ban hành quy chế quản lý dạy thêm-học thêm phân cấp cho phòng giáo dục và hiệu trưởng quản lý việc dạy thêm-học thêm của thầy cô giáo trong nhà trường. Quy chê nay không phân quyên cho phương, xa quan ly day thêm nhưng thực tê đa phat sinh môt sô trương hơp sach nhiễu.
Cô T., giáo viên tiểu học ơ thị trấn Củ Chi, cho biết: Ngoài giờ dạy ở trường, cô dạy thêm chỉ 7-10 học sinh do phụ huynh gửi. Đột nhiên, lớp học thêm của cô T. bị cán bộ xã đến kiểm tra, yêu cầu xuất trình bằng cấp sư phạm trong khi cô day hoc ơ đây hơn 20 năm. Gia đình cô phản ứng cho rằng chính quyền xã làm sai thẩm quyền, sai nguyên tắc.
Chưa kể “đẻ” ra thủ tục ký cam kết này, giáo viên phải “biết điều” cho cán bộ phường mới yên thân được. (Ảnh minh họa).
Các phòng GD phản đối xã lạm quyền
Ông Lê Hùng Sen, Trưởng phòng Giáo dục huyện Củ Chi, cho biết: “Bản thân tôi thấy việc này không cần thiết va không phu hơp. Xa kiểm tra trật tự lớp học rồi lạm quyền kiểm tra tất tần tật đên ca văn băng la không đúng. Muôn kiểm tra chuyên môn, phải phối hợp với lãnh đạo nhà trường hoặc phòng giáo dục để có chuyên môn đánh giá” – ông Sen chia sẻ.
Chia sẻ vấn đề này tư kinh nghiêm thưc tê cua đia phương, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó phòng Giáo dục quận 1, cho biết: Quy định của UBND TP không cấm giáo viên dạy ở nhà, nếu nhóm học sinh nào đến nhà giáo viên học có được sự thỏa thuận, đồng tình giữa giáo viên và phụ huynh thì không phạm quy. “Môt sô cán bộ phường (xã) quận, huyện đi kiểm tra giáo viên dạy thêm, học thêm va co yêu cầu này nọ đa bị giáo viên, hội đồng sư phạm nhà trường phản ứng rất gay gắt!” – ông Minh nói.
Biết gì mà đòi cam kêt? Cam kết cái gì?
Cô H., giáo viên văn một trường THCS (quận Tân Phú), tâm tư: Nếu dạy thêm ngoài nhà trường, giáo viên phải cam kêt với phường (xã) thì thấy nhiêu khê, không lẽ dạy ba, bốn nơi phải đăng ký ba, bốn chỗ. Không lẽ day kem vai ba hoc sinh cung phai cam kêt. Quy định này làm khó, gây thêm áp lực không đáng có cho giáo viên. Chưa kể “đẻ” ra thủ tục ký cam kết này, giáo viên phải “biết điều” cho cán bộ phường mới yên thân được.
Video đang HOT
Cô H. cho biết thêm cô thuê mặt bằng ở Bình Tân theo giơ day thêm, thu nhập hằng tháng được tầm 5-6 triệu đồng nhưng tiền thuê nhà, điện nước hết 1,5 triệu đồng. Để giam chi phi, cô liên kết với một số giáo viên khác thuê hẳn mặt bằng theo tháng để giáo viên xoay tua, xếp lịch dạy. Không lẽ cứ môi giáo viên đến dạy phải làm thủ tục ký cam kết vơi phường. “Tôi nghĩ giáo viên chúng tôi dạy thêm chỉ báo cáo hiệu trưởng (nếu là học sinh của trường), báo cáo phòng giáo dục (nếu là học sinh không thuộc trường) là được. Còn trách nhiệm giữ an ninh trật tự thuộc về chúng tôi. Nêu có sự cố chúng tôi sẽ nhờ công an địa phương can thiệp. Những người này không được phép kiểm tra giấy phép vì việc cấp phép, kiểm tra giấy phép do ngành quản lý” – cô H. phân tích.
Tổ chức dạy thêm-học thêm ngoài nhà trường Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức hoạt động dạy thêm-học thêm phải ký cam kết với UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi đặt điểm dạy thêm-học thêm về thực hiện đúng các quy định về dạy thêm-học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm-học thêm. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm-học thêm phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin công cộng của địa phương (xã, phường, thị trấn) và tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước khi thực hiện dạy thêm: – Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm-học thêm do cấp có thẩm quyền cấp. – Danh sách người dạy thêm. – Danh sách người học theo các lớp học, môn học. – Nội dung, chương trình dạy thêm-học thêm của các lớp học, môn học. – Thời khóa biểu dạy thêm-học thêm. – Mức thu tiền học thêm. (Trích Điều 6 dự thảo Thông tư về quản lý dạy thêm-học thêm
của Bộ GD&ĐT năm 2012) Xuất phát từ thực tế có nhiều lớp dạy thêm, học thêm tự phát do những người không đủ năng lực, phẩm chất tổ chức giảng dạy, dự thảo của Bộ ghi nhân thêm việc đăng ký việc dạy thêm-học thêm vơi địa phương để biết rằng thầy A, cô B sẽ dạy trên địa bàn. Viêc đăng ky va cam kêt chỉ là thông báo về việc dạy hợp pháp của mình để dễ quản lý, đảm bảo quyền lợi của người học. Nó đơn giản như là việc đăng ký, thông báo một dịch vụ kinh doanh vậy. Tuy nhiên, nếu cán bộ phường, xã không hiểu theo tinh thần này, sẽ gây ra một số phiền phức cho giáo viên. Và tất sẽ phát sinh thêm một cấp quản lý gây rối không cần thiết. Ông NGUYỄN HOÀI CHƯƠNG,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM An Giang đã cấm hẳn dạy thêm đối với học sinh tiểu học, còn bậc THCS, THPT chỉ dạy thêm cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. Về phân cấp quản lý, tôi cho rằng nên giao hẳn cho hiệu trưởng, không nên giao cho cán bộ văn xã cấp xã phường. Ông NGUYỄN THANH BÌNH, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang
Theo PL TP.HCM
Đà Nẵng: Tưng bừng Ngày hội học sinh tiểu học
Ngày 25/2, hàng ngàn học sinh tiểu học ở khắp 7 quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng có một ngày vui tưng bừng trong Ngày hội học sinh tiểu học do ngành GD-ĐT TP Đà Nẵng tổ chức tại Trường tiểu học Bế Văn Đàn.
Theo đó, hàng ngàn học sinh tham dự ngày hội đã cổ vũ nhiệt tình cho 400 HS các khối 3,4,5 đại diện cho 7 quận, huyện và 2 trường chuyên biệt (CB Tương lai và Nguyễn Đình Chiểu) thi giao lưu viết chữ đẹp, vẽ tranh, nặn, xé dán tạo sản phẩm sáng tạo, giao lưu thi kiến thức kỹ năng các môn học, bơi an toàn, năng khiếu...
Nhiều tranh ảnh, sản phẩm sáng tạo của các em học sinh đã thu hút cả ánh nhìn thán phục của người lớn qua những điều các em thể hiện. Đặc biệt, các em học sinh khuyết tật ở những trường chuyên biệt Tương Lai, Nguyễn Đình Chiểu không thua kém bạn bè cùng trang lứa với sự khéo léo và những tác phẩm sáng tạo đẹp bất ngờ
Trên tinh thần cho các em học sinh cùng vui chơi, đoàn kết và chia sẻ kinh nghiệm học tập, ngày hội nhằm tạo nên một sân chơi thân thiện, phát huy năng lực, sở trường trong học tập, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
Em Tuấn Anh, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Lâm Quang Thự, từ huyện Hòa Vang về tham dự ngày hội chia sẻ: "Em đã rất nôn nóng từ nhiều ngày trước khi trường thông báo về ngày hội. Em tham gia thi sản phẩm sáng tạo và sẽ cổ vũ cho các bạn ở các phần thi khác nữa. Em thấy không khí ngày hôm nay rất vui và muốn có thêm nhiều ngày hội như vậy nữa".
Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận từ "Ngày hội học sinh tiểu học" tại Đà Nẵng
Ngày hội thu hút học sinh tiểu học từ 7 quận, huyện và các trường chuyên biệt trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Cùng xem tranh của bạn bè sáng tác trong ngày hội.
Thi viết chữ đẹp.
Nắn nót từng nét sắc sảo, mềm mại.
Trổ tài khéo léo xé dán tranh.
Sản phẩm hoàn thành trong cả sự ngưỡng mộ của người lớn.
Những đôi bàn tay của các em HS khiếm thị trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu...
...tạo nên tác phẩm độc đáo không kém bạn bè bình thường cùng trang lứa.
Sản phẩm của các em HS trường chuyên biệt Tương Lai.
Những sản phẩm ngộ ngĩnh, đáng yêu được nặn bằng đất sét.
Và ý nghĩa với chủ đề hướng về biển đảo quê hương.
Chọn nguyên liệu từ phế phẩm như vỏ hộp sữa, ống hút...
hay từ que kem, vỏ kẹo... đều có thể tạo nên những sản phẩm sáng tạo độc đáo.
Giao lưu học tiếng Anh với các hướng dẫn viên người nước ngoài.
Ngày hội thực sự đã tạo một sân chơi bổ ích
và để lại nhiều kỷ niệm đẹp cho các em học sinh tiểu học TP Đà Nẵng.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Một môn học bằng một dự án ý nghĩa Mới chân ướt chân ráo bước vào Trường ĐH Prince of Songkla tại Phuket, Thái Lan, tôi chẳng biết gì, liền đánh liều đăng ký học môn Tâm lý xã hội học ngay từ kỳ đầu tiên, với lời cảnh báo của các anh chị khóa trên: "Môn này cực khó nhằn đấy!". Dự án giúp đỡ những bà mẹ Myanmar trẻ tuổi...