Dạy thêm, học thêm: Những con số ‘biết nói’

Theo dõi VGT trên

Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐH Sư Phạm TP HCM cho rằng, nhà trường quá chú trọng dạy, học thêm sẽ dẫn đến học sinh giảm khả năng tự học.

- Làm việc ở Viện Nghiên cứu Giáo dục, ông đã có công trình nghiên cứu quy mô nào về dạy thêm học thêm (DTHT)?

-Năm 2004, Viện đã có công trình “Nghiên cứu những hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm – học thêm và đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý đối với các hiện tượng tiêu cực đó trong giáo dục phổ thông ở TP HCM”, do TS Nguyễn Thị Quy, nguyên Phó viện trưởng làm chủ nhiệm.

Cá nhân tôi mới đây cũng đã phối hợp báo chí khảo sát DTHT đối với cấp tiểu học. Kết quả cho thấy, trước khi thực hiện Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, 75% phụ huynh trả lời cho con đi học thêm. Nhưng sau gần một năm thực hiện thông tư này, việc học thêm của học sinh đã giảm, còn 42% phụ huynh cho con đi học thêm, 43% không cho học thêm và 20% cho học thêm trong hè. Như vậy, đổi mới cách thức đánh giá học sinh có tác dụng giảm DTHT.

75% phụ huynh cho con đi học thêm

- Công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục có kết quả như thế nào về DTHT, thưa ông?

- Nghiên cứu đã khảo sát 38 trường phổ thông tại TP HCM bao gồm 11 trường tiểu học, 12 trường THCS và 15 trường THPT để tìm hiểu thực trạng DTHT, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tìm giải pháp khắc phục, tiến tới giải quyết dứt điểm hiện tượng DTHT tiêu cực.

Nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của DTHT, trong đó tập trung 3 nguyên nhân chính và nhận được câu trả lời của GV.

Trong đó, nguyên nhân “Do nhu cầu nâng cao kiến thức của học sinh” nhận được 72,3% ý kiến GV đồng tình, “Do ý muốn của phụ huynh” có 57,9% đồng tình và “Do chương trình quá tải” có 32,2% đồng tình.

Đáng chú ý, với 3 nguyên nhân này, GV THCS đồng tình cao nhất, tiếp đến là GV THPT, GV tiểu học, và cuối cùng là ý kiến của ban giám hiệu.

Qua đây cho thấy, do ban giám hiệu không trực tiếp giảng dạy, va chạm với HS, phụ huynh nên nhận diện những lý do này không rõ nét bằng GV.

Và như vậy, kết quả trả lời từ nghiên cứu là do chương trình THCS, THPT còn nặng nên HS có nhu cầu học thêm để tiếp thu đầy đủ kiến thức. Phụ huynh lo lắng và mong muốn con, em vượt qua kỳ thi tuyển sinh THPT, tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ nên có tư tưởng cho con học thêm.

Về giải pháp, nhóm tác giả đi đến kết luận là không có giải pháp nào riêng lẻ để giải quyết được, mà cần các giải pháp đồng bộ. Đó là giảm tải chương trình; Cải tiến phương pháp đánh giá kiểm tra; Cải tiến cách thi cử, khuyến khích HS tự học và tăng thu nhập cho GV.

Đây là những giải pháp được sự đồng thuận rất cao của GV cũng như ban giám hiệu. Đặc biệt, giải pháp tăng thu nhập cho GV đã được sự đồng tình của 84% GV tiểu học, 60,4% GV THCS, 21% GV THPT và 25% của ban giám hiệu.

Về phía phụ huynh, phụ huynh nội thành mong muốn con nâng cao kiến thức cao hơn phụ huynh các huyện ngoại thành (chiếm 80,4% so với 34,5% ý kiến).

Dạy thêm, học thêm: Những con số &'biết nói' - Hình 1

Dạy thêm học thêm sẽ dẫn đến học sinh giảm khả năng tự học. Ảnh: Vietnamnet.

Học thêm nhiều sẽ lệch lạc mục tiêu giáo dục

- Bản thân ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề DTHT ở góc độ “nhu cầu”?

Video đang HOT

- Kết quả công trình nghiên cứu trên cho thấy học thêm là nhu cầu của một bộ phận học sinh và gia đình nhằm nắm vững, mở rộng, nâng cao kiến thức.

Tuy nhiên, việc học thêm tràn lan với cường độ cao gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu, giảm thời gian tự học, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của HS, đặc biệt HS tiểu học.

Việc DTHT tràn lan gây ra những hậu quả tiêu cực đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ GV và nhà trường, vi phạm các quy định của Nhà nước.

Tôi có 2 con, hồi còn học phổ thông con tôi chỉ là học sinh khá. Cả hai vợ chồng chúng tôi đều là giáo viên, nên khuyến khích con tự học nhiều. Nhưng khi kiểm tra thấy con bị hổng kiến thức một số phần trong môn Toán, Lý, Hóa tôi đã cho con đi học thêm. Sau khi đã bổ túc được kiến thức 2 con cháu tự học là chủ yếu và thi đỗ đại học.

Trong những năm học đại học ở TP HCM, các con tôi đều học tốt. Con đầu xin được việc làm ở thành phố. Con thứ về quê kinh doanh ẩm thực, không chỉ tự tạo việc làm cho mình mà đã tạo công ăn việc làm cho hơn 10 người.

Qua đây cho thấy, tạo điều kiện cho con tự học vẫn là then chốt, nhưng cha mẹ cần quan tâm và biết con thiếu chỗ nào để học thêm hỗ trợ kiến thức, để tự tin hơn trong học tập.

- Còn đối với các mục tiêu của giáo dục như mục tiêu công bằng, nhân bản…, theo ông, việc DTHT tác động như thế nào?

- Học thêm là nhu cầu của khá nhiều học sinh và phụ huynh. Hiện tại, HS chủ yếu học thêm các môn Toán, Lý, Hóa, ngoại ngữ, Văn. Điều này dẫn đến lệch lạc về mục tiêu.

Ở chương trình THCS, THPT những môn trên đều có số tiết nhiều hơn những môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, Tin học…, ngoài số giờ nhiều lại còn học thêm nữa.

Vô hình chung đã gieo vào đầu học sinh, những môn trên là quan trọng còn những môn khác không quan trọng. Một số em yêu thích Lịch sử, Địa lý nhưng không có thời gian dành cho nó nên dần dần yêu thích này bị mai một.

Chúng tôi nghĩ rằng, để tạo nên năng lực, phẩm chất, nhân cách HS thì vai trò các môn như nhau, các môn khoa học xã hội và nhân văn lại quan trọng hơn.

Theo chúng tôi, kiến thức Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân rất quan trọng trong hình thành nhân cách mọi HS, nên mọi HS đều được học các môn này như nhau và bắt buộc.

DTHT cũng ảnh hưởng sự công bằng trong giáo dục, những học sinh ở thành phố và thị xã có điều kiện thầy giỏi, nhiều trung tâm học thêm để lựa chọn, còn ở vùng khó khăn không có điều kiện này dẫn đến thiệt thòi cho các em.

Nếu nhà trường nào đó quá chú trọng vào DTHT dẫn đến HS giảm khả năng tự học, một năng lực rất cần thiết, quan trọng để HS học tập suốt đời và thành công sau này. Như vậy là không nhân bản, vì chưa hướng đến phát triển năng lực của mỗi con người.

Cần coi trọng đóng góp thầm lặng của thầy cô

- Những đề xuất, yêu cầu về cấm DTHT ở trường học, hay cấm DTHT ở tiểu học hiện nay theo ông có trên căn cứ khoa học nào không, hay mới chỉ dựa vào những bức xúc của người dân?

- Nghiên cứu trên của Viện đề cập nhiều vấn đề, nhưng chưa giải quyết hết các khía cạnh khác nhau, các góc độ tiêu cực lẫn tích cực của DTHT.

Đồng thời, qua thời gian hơn 10 năm giáo dục đã có nhiều thay đổi như bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp THCS. Tuyển sinh đại học và tốt nghiệp THPT ghép lại ở một kỳ thi THPT quốc gia, đánh giá HS tiểu học bằng nhận xét…

Những vấn đề này đã có tác động đến DTHT.

Chủ trương giảm DTHT và lành mạnh hóa DTHT là đúng đắn. Tuy nhiên, để có giải pháp căn cơ, lâu dài cần có nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, phù hợp tình hình mới, nhất là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Viện Nghiên cứu Giáo dục là đơn vị có kinh nghiệm, sẵn sàng tham gia nghiên cứu để đóng góp đối với ngành giáo dục.

- Theo ông, điều kiện để giải quyết những mặt trái của học thêm là gì? Điều kiện nào là quan trọng nhất?

- Ngoài 5 giải pháp là giảm tải chương trình, đổi mới đánh giá HS, đổi mới thi cử, chú trọng tự học, và tăng thu nhập của GV, theo tôi cần có thêm chính sách và giải pháp, quy định của Nhà nước về vấn đề này.

Những chính sách, quy định này phải hướng đến con người, phải phát triển con người, coi trọng sự phát triển năng lực phẩm chất học sinh, nhưng cần coi trọng, trân trọng những đóng góp thầm lặng của thầy cô, nhà trường, chứ không chỉ nhìn nhận vấn đề chủ yếu theo hướng tiêu cực.

Theo Lê Huyền- Ngân Anh/VietNamNet

Vì sao tôi dạy thêm?

"Những thầy cô giáo tại sao không được lao động lương thiện, kiếm đồng tiền bằng chính nghề của mình?", cô giáo Trần Minh Thương đặt câu hỏi khi đề cập vấn đề dạy thêm.

Dạy thêm, học thêm vừa là nhu cầu, mong muốn của học sinh và gia đình, đồng thời là cách giáo viên bổ sung kiến thức cho học trò. Ngoài ra, đó cũng là nguồn thu nhập thêm cho thầy, cô giáo.

Vài ngày nay, đọc nhiều bài báo, diễn đàn, tôi thấy đề cập nhiều chuyện dạy thêm, học thêm trong trường học mà không khỏi suy nghĩ. Những giờ dạy là công sức lao động, mồ hôi, chất xám của giáo viên bị gọi là "vấn nạn".

Nhu cầu học thêm của gia đình, học sinh rất lớn

Khi nghe thấy dạy thêm, nhiều người nghĩ ngay đến việc chúng tôi ép học sinh đi học, cha mẹ phải "oằn mình" trả tiền học đắt cắt cổ vì sợ con bị thầy cô phân biệt đối xử, bị "đì" ở trường.

Sự thật, gia đình có nhu cầu cho con đi học thêm với nhiều lý do: Con học yếu, muốn thi vào trường chất lượng cao... Thậm chí, có cha mẹ sợ con nhiều thời gian rảnh, nhờ thầy cô phụ đạo để trẻ bớt thời gian chơi điện tử, lêu lổng.

Đơn cử kỳ thi vào lớp 10 vừa qua, 100% học sinh lớp tôi tham gia các "lò" luyện thi. Những em có lực học vừa phải sẽ tới lớp đại trà. Học sinh có nhu cầu đỗ trường chuyên phải đến đúng địa điểm ôn thi vào trường đó học.

Với lượng kiến thức trong sách vở hiện nay và số thời gian cho một tiết học, giáo viên khó ôn thi cho các em. Một tác phẩm văn học trong sách giáo khoa, phần ghi nhớ có vài dòng, thêm câu hỏi gợi ý 4 tới 5 câu, cô và trò chỉ có 90 phút. Nhưng đến khi thi, đề sẽ hỏi những câu kiến thức cao, cần tư duy nhạy bén, khả năng viết văn chắc tay.

Ví dụ tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê, sách chỉ hỏi học sinh "phân tích nhân vật Phương Định", nhưng trong đề thi, các em phải trình bày "suy nghĩ về thế hệ tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước".

Nếu chỉ cần vài dòng, tôi cam đoan học sinh làm được. Nhưng để viết được vài trang giấy, cô và trò cần nhiều giờ học về một tác phẩm, tìm hiểu lịch sử, cho các em tư liệu, luyện đề... Việc này chương trình học ở lớp không thể đáp ứng được.

Con gái tôi học lớp 11, với mong muốn du học sau khi tốt nghiệp THPT, cháu phải luyện thi IELTS, GMAT, TOEFL, cần nói tiếng Anh trôi chảy, nghe tốt tiếng Anh. Nếu việc học ở lớp đáp ứng được nhu cầu này, tôi cũng không cho con học thêm.

Vì sao tôi dạy thêm? - Hình 1

Ảnh minh họa: Người Lao Động.

Bất cứ cha mẹ nào khi nhìn vào cuốn sách giáo khoa và đề thi đều hiểu được rằng, không cho con đi học thêm, con không thể có kiến thức nâng cao, khả năng thi đỗ rất thấp.

Đó là với những học sinh giỏi, còn học sinh yếu, giờ học thêm là lúc giảng dạy kỹ kiến thức. Việc này mất nhiều thời gian và công sức của cả thầy lẫn trò.

Không những thế, có cha mẹ nào chọn gửi gắm con em cho những giáo viên không uy tín? Thầy cô không có tay nghề vững vàng, chuyên môn không giỏi, phụ huynh có đến xin cho con học, học sinh có muốn học tiếp?

Tháng 5/2012, Bộ GD&ĐT ra thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, ban hành quy định về việc dạy thêm, học thêm. Theo đó, trường và giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Tuy nhiên, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra tràn lan, không hiệu quả khiến nhiều người dân bức xúc.

Tháng 10/2015, tại buổi họp báo thường kỳ, đại diện Bộ thừa nhận chưa thể giải quyết triệt để vấn nạn dạy thêm do vướng mắc nhiều vấn đề.

Thu nhập chính của giáo viên từ dạy thêm

Bạn bè, gia đình thường gọi vui những giờ dạy thêm của tôi là "tăng ca", cũng như những người công nhân làm việc tăng cường sau 8 tiếng ở công trường.

Những lúc ấy, tôi chỉ cười buồn, có ai học sư phạm, được cả xã hội gọi là "thầy" mà vẫn phải kiếm sống như một anh công nhân như chúng tôi?

Tôi và đồng nghiệp thường nói với nhau, giáo viên không chết đói được nhưng đói gần chết. Dạy học hơn chục năm, tính thêm cả phụ phí, lương của tôi là 5,4 triệu đồng một tháng. Với hai đứa con đang tuổi ăn học, thêm bố mẹ già hai bên, chắc chắn lương của tôi không đủ.

Đó là tôi còn dạy môn chính, những giáo viên dạy môn phụ, muốn kiếm thêm cũng khó.

Ai không dạy thêm được sẽ phải làm nghề tay trái như bán hàng online, buôn bán. Nếu ở vùng quê, thầy cô phải làm nông nghiệp. Tôi từng nghe có người nói: "Cô giáo mà còn đi bán hàng". Phải chăng chúng tôi không cần kiếm sống?

Bản chất dạy thêm, học thêm không xấu. Nhiều ngành khác được làm thêm để tự mưu sinh: Bác sĩ được hành nghề ngoài giờ, thậm chí một buổi tối khám cho 70-80 bệnh nhân. Công nhân có thể tăng ca, dạy thêm cũng là tăng ca.

Chúng tôi, những thầy giáo, tại sao không được lao động lương thiện, kiếm đồng tiền bằng chính nghề của mình?

Xã hội có sự phân công lao động, ai cũng có quyền lợi và trách nhiệm của mình. Ngành giáo dục là một phần của xã hội, tốt hay xấu, xin hãy nhận xét công tâm.

Tôi khẳng định có nhiều giáo viên vì tiền, lợi dụng vị trí, ép học sinh học thêm. Nhưng những người thầy có tâm với nghề, mong được làm nghề chân chính là đa số.

Với suy nghĩ của tôi, hành động dạy thêm, học thêm không có lỗi gì. Bản thân tôi chưa từng làm những việc như ép đi học thêm, cho điểm kém nếu không đi học thêm.

Giáo viên, dù dạy chính hay dạy thêm, vẫn hoàn thành đúng nghĩa vụ của một người "thầy" đúng với những giá trị mà xã hội trân trọng bấy lâu nay.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lễ cúng 49 ngày Quý Bình: Vợ nam diễn viên xúc động với bức tranh, tâm thư fan gửiLễ cúng 49 ngày Quý Bình: Vợ nam diễn viên xúc động với bức tranh, tâm thư fan gửi
8 giờ trước
Trà Vinh: Cự cãi với vợ, ném cháu ngoại 2 tuổi xuống vuông tômTrà Vinh: Cự cãi với vợ, ném cháu ngoại 2 tuổi xuống vuông tôm
9 giờ trước
NSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổiNSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổi
7 giờ trước
Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"
7 giờ trước
Cục trưởng Xuân Bắc đáng yêu khi bắt trend 'Yêu Việt Nam', Hòa Minzy lại gây sốtCục trưởng Xuân Bắc đáng yêu khi bắt trend 'Yêu Việt Nam', Hòa Minzy lại gây sốt
7 giờ trước
Người yêu cũ của em rể dắt theo 2 đứa con sinh đôi vào lễ đường đám cưới và nói rằng muốn hôn lễ này nát bét như cuộc đời của mìnhNgười yêu cũ của em rể dắt theo 2 đứa con sinh đôi vào lễ đường đám cưới và nói rằng muốn hôn lễ này nát bét như cuộc đời của mình
10 giờ trước
Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'
7 giờ trước
Song Joong Ki xuất hiện lịch lãm trong bộ ảnh mới, diện mạo thay đổi đáng chú ý sau khi trở thành "ông bố hai con"Song Joong Ki xuất hiện lịch lãm trong bộ ảnh mới, diện mạo thay đổi đáng chú ý sau khi trở thành "ông bố hai con"
7 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bản án nghiêm khắc cho kẻ tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước

Bản án nghiêm khắc cho kẻ tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước

Pháp luật

3 phút trước
HĐXX cho rằng hành vi của Lê Hoàng Trung là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại đến trật tự an toàn xã hội và uy tín của Đảng, Nhà nước.
Cha tôi, người ở lại - Tập 30: Dính như sam, An - Nguyên bị hiểu lầm yêu nhau

Cha tôi, người ở lại - Tập 30: Dính như sam, An - Nguyên bị hiểu lầm yêu nhau

Phim việt

9 phút trước
An và Nguyên thấy ấm áp và vui vẻ khi ở bên nhau, khiến người ngoài nhìn vào không thể không nghĩ là một cặp đôi.
Căng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạng

Căng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạng

Sao việt

26 phút trước
Những ngày qua, cộng đồng mạng dành sự quan tâm không nhỏ đến diễn biến vụ cháy ô tô trị giá 5 tỷ đồng của ca sĩ Duy Mạnh.
Lỡ lời kể chuyện mại dâm trong showbiz, 1 ngôi sao đối diện nguy cơ bị điều tra

Lỡ lời kể chuyện mại dâm trong showbiz, 1 ngôi sao đối diện nguy cơ bị điều tra

Sao châu á

31 phút trước
Nghệ sĩ giải trí Shin Jung Hwan tiết lộ anh đã chứng kiến những doanh nhân nói về chuyện mại dâm với người nổi tiếng.
Loại củ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh vặt hiệu quả nhà nào cũng nên có

Loại củ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh vặt hiệu quả nhà nào cũng nên có

Ẩm thực

35 phút trước
Bằng cách tham khảo các món ăn được chế biến với tỏi dưới đây, bạn sẽ thấy đưa tỏi vào thực đơn ăn uống hàng ngày không khó.
Lãnh đạo Palestine thúc giục Hamas trả tự do cho các con tin

Lãnh đạo Palestine thúc giục Hamas trả tự do cho các con tin

Thế giới

36 phút trước
Tổng thống Abbas cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới buộc Israel chấm dứt chiến tranh ở Gaza, rút quân và chấm dứt hoạt động của các khu định cư Do Thái, đồng thời nói thêm rằng sẽ không có hòa bình cho đến khi người Palestine thành ...
BXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê người

BXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê người

Hậu trường phim

48 phút trước
Mới đây, trang web nổi tiếng Collider đã đưa ra bảng xếp hạng (BXH) những bộ phim lãng mạn đặt trong bối cảnh lịch sử hay nhất 5 năm gần đây.
Chị chồng ly hôn về nhà ở, muốn chiếm phòng ngủ của vợ chồng tôi còn phán một câu xanh rờn

Chị chồng ly hôn về nhà ở, muốn chiếm phòng ngủ của vợ chồng tôi còn phán một câu xanh rờn

Góc tâm tình

1 giờ trước
Chị chồng tôi vừa trải qua một cuộc ly hôn ồn ào. Từ khi chị về nhà mọi chuyện đã thay đổi không theo chiều hướng tích cực.
Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc

Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

7 giờ trước
Người hâm mộ đã tinh ý phát hiện ra một chi tiết đặc biệt trong tấm hình huyền thoại được nam rapper Hàn Quốc cùng Sơn Tùng M-TP đăng tải vào năm 2023.
Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng

Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng

Sao âu mỹ

8 giờ trước
Mới đây, người mẫu Hailey Bieber chia sẻ cô bị u nang buồng trứng. Đây không phải lần đầu vợ của Justin Bieber gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Tin nổi bật

8 giờ trước
Việc doanh nghiệp rào chắn bãi biển tại một resort ở xã Phước Đồng (TP.Nha Trang, Khánh Hòa), không cho khách của công ty bên cạnh xuống tắm, khiến dư luận bức xúc.