Dạy thêm, cấm thì mặc cấm
Giờ tan học ở cổng Trường tiểu học Kim Liên (Q.Đống Đa, Hà Nội), một trong những điểm nóng nhất của TP mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp, không khí tan học có vẻ hơi… bất thường.
Năm học này, Bộ GD-ĐT nêu quyết tâm dẹp bỏ vấn nạn dạy thêm – học thêm tràn lan, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tình trạng này không có gì thay đổi.
Vừa khai giảng đã nhận thông báo học thêm
Giờ tan học ở cổng Trường tiểu học Kim Liên (Q.Đống Đa, Hà Nội), một trong những điểm nóng nhất của TP mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp, không khí tan học có vẻ hơi… bất thường. Từng nhóm học sinh (HS), ít thì hơn chục cháu, nhiều thì vài chục cháu rồng rắn nhau theo chân cô giáo hoặc một phụ huynh nào đó để đến một nhà dân ở gần trường học thêm.
Một lớp học thêm tại nhà GV ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) chiều 21.9 và các “thông báo” học thêm ở một trường tại Hà Nội – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Những căn phòng tập thể chật hẹp của người dân ở quanh khu vực trường đóng là nơi “trú ngụ” của những lớp học thêm dạng này. Lớp học được bắt đầu ngay sau giờ tan trường chỉ vài chục phút, đủ thời gian để HS di chuyển hoặc ăn vội một chút gì đó.
Video đang HOT
Một bà mẹ có con mới vào lớp 1 cho biết: “Một tuần cháu học 2 buổi chiều ở ngay gần trường. Thương con, tôi vẫn cố gắng đến cổng trường cho cháu ăn cái bánh giò hoặc cái xúc xích… để cháu có sức học tiếp. Lớp 1 mà học hành vất vả quá”. Còn một phụ huynh có con học lớp 2 chìa cho phóng viên xem tờ thông báo dạy thêm của cô và nói: “Ngày 5.9 mới chân ướt chân ráo đến trường khai giảng năm học mới thì phụ huynh đã nhận được “trát” của cô: “Sáng thứ bảy (8.9), cô bắt đầu dạy thêm từ 8 giờ 15 đến 11 giờ 15. Phụ huynh nào có nhu cầu cho con đi học (không bắt buộc) thì mai cho đến địa chỉ… Đề nghị đi đúng giờ, khi đi mang theo một vở, SGK tiếng Việt”.
Vị phụ huynh này bức xúc: “Tôi còn chưa kịp hiểu năm nay con học thế nào. Nếu coi dạy thêm là cách để củng cố kiến thức cho HS yếu kém thì cô cũng phải dạy một thời gian mới có thể phân loại HS. Đằng này, chưa biết năng lực tiếp thu của con ra sao, cô đã tổ chức dạy thêm rồi”. Trong thông báo, cô giáo của Trường tiểu học Kim Liên có “mở ngoặc” là học thêm “không bắt buộc”, nhưng vị phụ huynh cho biết: “Khi chính cô đã đứng ra mở lớp thì các cháu không muốn cũng phải cố mà theo học”.
Vắt kiệt sức học trò
Cũng ngay tại trường này, một HS lớp 4 vẻ mặt phờ phạc vanh vách đọc lịch học dày đặc: “Một tuần 2 buổi chiều con học tới 6 giờ ở lớp học thêm của cô chủ nhiệm thứ bảy con học một cô giáo mà bố mẹ con bảo là dạy giỏi nhất của trường chủ nhật con học ở trung tâm luyện thi vào trường chuyên…”. Hỏi ra mới biết, bố mẹ HS này chỉ muốn tìm cô giỏi thực sự để con luyện thi lên cấp 2 ở một trường chuyên nhưng vì cô giáo chủ nhiệm tổ chức nên không thể không đi học, mặc dù cô thì vẫn nói là “không bắt buộc”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên , không riêng Trường tiểu học Kim Liên, một loạt trường tiểu học ở Hà Nội, dù nội thành hay ngoại thành, phụ huynh và HS cũng rất khó thoát được cảnh bị ép phải học thêm “tự nguyện”.
Nhiều năm nay, phụ huynh của Trường tiểu học Ngọc Lâm (Q.Long Biên) vẫn ấm ức với nạn dạy thêm của giáo viên (GV) trường này. Từ lớp 1 cô giáo đã đề nghị phụ huynh phải cho con đi học thêm vì chương trình nặng, vì ở lớp không thể dạy kỹ… Thế là hầu như GV lớp nào cũng đua nhau dạy thêm dù không phải dưới danh nghĩa nhà trường tổ chức. Phụ huynh ở đây cho biết, thường là học thêm vào 2 buổi cuối ngày, học phí dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/buổi.
Tương tự, tại Trường tiểu học Trung Giã, huyện Sóc Sơn, cha mẹ HS cũng được phát đơn tự nguyện với nội dung đồng ý cho con học thêm vào sáng thứ bảy tại trường. Thậm chí, cô giáo còn nhiệt tình động viên phụ huynh nào có điều kiện thì đóng luôn tiền học thêm cho cả 9 tháng. Học thêm ở trường chưa đủ, nhiều HS mới chập chững vào lớp 1 còn tiếp tục học thêm sau giờ học theo lớp của cô giáo tổ chức.
Với những người dân ở ngoại thành như Long Biên, Sóc Sơn…, việc học thêm như vậy không những khiến phụ huynh lo lắng vì con phải học quá vất vả mà còn thêm gánh nặng về khoản kinh phí không nhỏ so với thu nhập của đa số người dân ở đây.
Theo mực tím
Kiên quyết xử lý những đơn vị GD thu chi không đúng quy định
Để chấn chỉnh tình trạng lạm thu đối với các trường và các cơ sở giáo dục, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa đã có Chỉ thị số 25/CT-UBND về việc chống lạm thu trong các trường học và cơ sở giáo dục.
Thời gian qua, có không ít trường và cơ sở giáo dục ở một số địa phương thực hiện chưa minh bạch về công khai tài chính, tình trạng lạm thu vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, dư luận xã hội chưa đồng tình, công tác chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục về công tác chống lạm thu chưa thực sự có hiệu quả.
Năm học 2011 - 2012, nhiều đơn vị trường học trên địa bàn Thanh Hóa để xảy ra tình trạng lạm thu.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ thị Giám đốc sở GD-ĐT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo hiệu trưởng các nhà trường, thủ trưởng các cơ sở đào đạo quán triệt nội dung thông tư số 09/2009/TT-BGD ĐT ngày 7/5/2009 của Bộ GD-ĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, công văn số 5584/BGDĐT - KHTG ngày 23/8/2011 của Bộ GD-ĐT về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục đến giáo viên và cha mẹ học sinh trên địa bàn, công khai các văn bản chị đạo, hướng dẫn của các cấp quản lý trên các phương tiện thông tin.
Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở đào tạo phải công khai hóa, chi tiêu hóa bằng văn bản các khoản thu của đơn vị, nêu rõ các khoản thu theo quy định, theo quy luật, thu theo sự thỏa thuận hoặc dưới hình thực tự nguyện, công khai hình thức tổ chức thu, trên cơ sở đó xây dựng quy chế quản lí đối với từng nguồn thu một cách cụ thể, minh bạch.
Đối với những khoản đóng góp có tính chất thỏa thuận (bao gồm: mua sắm trực tiếp cho học sinh học tập, sinh hoạt, để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh...), các nhà trường phải thống nhất với phụ huynh về chủ trương, phụ huynh học sinh tự lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi. Công khai quyết toán theo đúng quy định quản lý tài chính của nhà nước.
Nhà nước khuyến khích đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và các nhà hảo tâm để hỗ trợ cơ sở vật chất nhà trường. Các cơ sở giáo dục phải tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản này theo nguyên tắc : Đúng mục đích, công khai dự toán chi và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật. Các quy định đã ban hành theo thẩm quyền các khoản thu, mức thu trái với tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị này phải bãi bỏ, trường hợp đã thu phải hoàn trả.
Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh, sinh hoạt cần có chi phí. Tuy nhiên, mức thu phí và việc chi tiêu do Ban đại diện cha mẹ học sinh quyết định tại cuộc họp đầu năm và công khai kết quả sử dụng tại cuộc họp cuối kì, cuối năm học. Không sử dụng khoản thu này này để hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Khi thực hiện các khoản thu, yêu cầu các nhà trường và cở sở đào tạo phải có phiếu thu theo quy định hoặc giấy biên nhân của đơn vị để các cơ quan quản lí nhà nước kiểm tra và nhân dân giám sát.
Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp Sở GD-ĐT và các nghành liên quan tiến hành kiểm tra một số trường và cơ sở giáo dục theo từng vùng, miền, từng cấp học về việc thực hiện thu, chi năm 2011 - 2012 và tình hình triển khai các khoản thu, chi năm học 2012 - 2013. Kiên quyết xử lý những tập thể và cá nhân vi phạm trong thu, chi không đúng quy định, báo cáo kết quả về UBND tỉnh vào cuối học kì I và cuối năm học.
Trao đổi với Dân trí, bà Phạm Thị Hằng - giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: "Năm nay, tỉnh đứng ra làm công văn chấn chỉnh tình trạng làm thu, sau đó, chúng tôi sẽ có công văn chấn chỉnh về tình trạng dạy thêm, học thêm. Quan điểm của ngành là rất quyết liệt, nếu đơn vị nào làm sai thì sẽ xử lý chú không nương tay".
Duy Tuyên - Thái Bá
Theo dân trí
Thầy hiệu trưởng và thư ngỏ 'Trảm tiết 5' "Tiết 5, đồng nghĩa với việc các em sẽ phải học đến 12h, tức là thời gian ăn trưa, vui chơi rồi đi ngủ gần như không còn. Tôi xót ruột" - đó là lời thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS Marie Curie Hà Nội. Thư ngỏ gửi học trò và đồng nghiệp: "Xử trảm tiết 5 Mười lăm năm trước,...