Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực
GS. Pierre Darriulat trong lễ khai mạc Ngày hội STEM
Nhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt. Dưới đây là nội dung lược trích bài phát biểu của GS.
Để đất nước phát triển nhanh và bền vững, chúng ta cần phải tạo cho lớp trẻ nhiều cơ hội trau dồi kỹ năng và kiến thức ở mức độ cao để họ có thể thực hiện được những nhiệm vụ khó khăn; thế hệ trẻ cần được khuyến khích thể hiện năng lực phán xét một cách tự do theo tinh thần sáng tạo, đổi mới và táo bạo. Đất nước cần tạo cho họ niềm tin vào tài năng và phải có tham vọng với mơ ước của mình.
Cần phải dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng tri thức hơn tiền, tôn trọng sự thông tuệ hơn quyền lực. Sự giàu có của một đất nước là bàn tay và khối óc chứ không phải là những két sắt của ngân hàng; là những sản phẩm làm ra hơn là những kỹ năng tiếp thị; đó là những giọt mồ hôi của những người làm việc hơn là những quy định được tạo ra bởi những người quản lý – nếu không có những người lao động thì những người quản lý chẳng thể quản lý ai ngoài chính bản thân họ.
Video đang HOT
Với tinh thần như vậy chúng ta phải dạy khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học; tôn trọng tất cả các hoạt động sản xuất và sáng tạo của con người, bao gồm cả nhân văn và nghệ thuật. Không có gì phản tác dụng và đáng trách hơn việc dạy thế hệ trẻ rằng có sự phân biệt thứ bậc giữa các lĩnh vực hoạt động của con người. Khác biệt duy nhất về thứ bậc nghề nghiệp là giữa sự xuất sắc và tầm thường. Chúng ta phải dạy cho giới trẻ về sự nghiêm túc, tính chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn, đam mê và sự chăm chỉ, những phẩm chất cần thiết cho mọi người dù đó là một nghệ sĩ vi-ô-lông hay một kiến trúc sư, một bác sĩ, nhà toán học, một người nông dân hay một nhà hoá học. Chúng ta phải nuôi nấng tinh thần nhiệt huyết và táo bạo trong suy nghĩ của họ. Chúng ta phải phổ biến những ví dụ như: Alexandre Yersin phát hiện ra trực khuẩn dịch hạch trong một phòng thí nghiệm mà ông dựng lên trong một túp lều nhỏ ở Hồng Kông; Penzias và Wilson, hai kỹ sư vô tuyến, đã khám phá ra những tín hiệu được gửi đến Trái Đất từ Vũ trụ ngay sau Vụ nổ lớn (Big Bang). Chúng ta phải làm cho thế hệ trẻ cảm thấy tự hào về Ngô Bảo Châu đồng thời tạo nên cho họ sự khao khát trở thành một Ngô Bảo Châu khác.
Ngày hôm nay, qua việc tổ chức lễ hội STEM, chúng ta tôn vinh Khoa học và phẩm chất của nó như là một trường học về sự nghiêm túc và tự do. Vào năm 1948, cùng với bác Hồ trong rừng Việt Bắc bác sĩ Hồ Đắc Di, người sáng lập ra đại học hiện đại của Việt Nam, cũng làm điều tương tự. Cho phép tôi kết luật bằng việc trích dẫn một vài lời của ông2:
“Người thầy giáo nào càng đào tạo được nhiều học trò giỏi hơn mình thì càng hạnh phúc. Giảng dạy và nghiên cứu là hai anh em sinh đôi, và nhiều khi giảng đường trang nghiêm chỉ là sảnh chờ trước khi bước vào phòng thí nghiệm. – Trường đại học không chỉ là nơi giảng dạy khoa học đã hình thành, mà còn là nơi đang hình thành khoa học. – Nghiên cứu là làm việc theo nhóm. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ và nhẫn nại. Nó bao gồm những kỹ năng, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, luôn không ngừng tìm kiếm phát minh để có thể nắm bắt cơ hội. Cùng với công việc, trí tưởng tượng và phương pháp, cơ hội và sự quan tâm sẽ đến trong tầm tay. – Nhà khoa học phải có một phông văn hóa rộng… Đào tạo các nhà khoa học phải chú trọng phát triển cả về trí tuệ và đạo đức, bao gồm cả khoa học và nghệ thuật… Khi học thì phải nghi ngờ và khi làm thì phải có niềm tin. Phải hành động có suy nghĩ và suy nghĩ tích cực.Thật quý giá cho nhà khoa học nào có một công việc kết hợp được cả Khoa học và Lương tâm. Có tài là chưa đủ; mà phải có đạo đức trong sáng.”
Theo tiasang.com.vn
Thủ tướng Trung Quốc và Ấn Độ tươi cười chụp ảnh selfie
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm qua đăng lên mạng xã hội tấm ảnh selfie giữa ông và người đồng cấp Trung Quốc được chụp trong chuyến thăm ba ngày của ông tới nước này.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Twitter
Bức hình ghi lại khoảnh khắc ông Modi và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đứng kề vai và nở nụ cười tươi được chụp tại Thiên Đàn ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, theo Forbes.
"Đến lúc chụp selfie rồi! Cảm ơn Thủ tướng Lý", ông Modi viết trên trang mạng xã hội Twitter kèm bức hình hai người chụp chung. Bức ảnh nhận được hơn 2.200 lượt chia sẻ chỉ trong vòng hai giờ. Nhiều người gọi vui đây là bức ảnh chứa nhiều quyền lực nhất thế giới.
Ông Modi thường xuyên chụp ảnh selfie tại hầu hết các quốc gia ông đến thăm. Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc được cho là rất thận trọng trong việc giữ gìn hình ảnh vì thế việc chụp selfie là rất hiếm gặp.
Thủ tướng Ấn Độ đang có chuyến công du Trung Quốc dài ba ngày với cam kết thúc đẩy hợp tác song phương. Tại các cuộc hội đàm ở Bắc Kinh, ông Lý và ông Modi đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị lên tới 10 tỷ USD nhằm tăng cường quan hệ về kinh tế giữa hai nước.
Ông Modi gia nhập mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc Weibo ngay trước chuyến thăm lịch sử này. Tài khoản của ông lập tức được hàng nghìn người theo dõi kèm theo những bình luận tích cực.
Tháng trước, bức ảnh selfie của Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó chủ tịch quốc hội Indonesia Fadli Zon cũng gây được sự chú ý khi xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo và trang tin điện tử ở Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ông Tập chụp ảnh selfie.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Phó chủ tịch Quốc hội Indonesia Fadli Zon. Ảnh: Twitter
Vũ Hoàng
Theo VNE
Lý do nào khiến Hyon Yong-chol bỏ mạng dưới tay Kim Yong un? Có 2 khả năng gây ra tình huống dẫn đến việc Đại tướng Hyon Yong-chol bị trừ khử, một là mưu đồ tạo phản lật đổ quyền lực của ông Kim Jong Un. Đại tướng Hyon Yong-chol Tờ Đa Chiều - một trong những tờ báo của cộng đồng người Hoa tại Mỹ, vốn nổi tiếng với việc hay cung cấp các thông...