Dây thần kinh Mỹ và thời đi học của ông Nguyễn Sinh Hùng
Các báo chiều qua và hôm nay (26/7) tập trung vào các vấn đề của giáo dục đại học: giảng viên bị tố nhận tiền bồi dưỡng, một số trường bị phạt vì tuyển sinh vượt chỉ tiêu, “ nóng” chỗ ở của sinh viên. Báo Giáo dục Việt Nam ghi lại thuở hàn vi của tân Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng. Trong khi các bậc cha mẹ đang nóng lòng mong đợi kết quả thi đại học của con cái, bài báo về “mẹ Hổ” trên báo Tia Sáng gợi ra những điều đáng suy nghĩ về thành công và hạnh phúc.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng
ĐH Tôn Đức Thắng tạm đình chỉ một giảng viên
Báo Tuổi Trẻ ngày hôm qua cho biết: Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa quyết định tiếp tục kéo dài thời hạn tạm đình chỉ công tác giảng dạy đối với một giảng viên khoa kế toán của trường. Giảng viên này bị tố cáo “có những hành vi thể hiện tham nhũng, tiêu cực trong việc dạy và học”.
Báo này cho biết: hơn 100 sinh viên các lớp khẳng định đã đóng 150.000 đồng mỗi người để “bồi dưỡng cho thầy”, thầy có nói bóng gió về việc đóng tiền để qua môn học. Sinh viên đã gom tiền và cử đại diện để đưa tiền thầy tại một quán cà phê, với tổng số tiền khoảng 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, giảng viên phủ nhận toàn bộ vụ việc, đồng thời gửi đơn khiếu nại lên hiệu trưởng vì cho rằng nhà trường kết luận hành vi của ông hoàn toàn không có cơ sở. Còn cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) có kết luận: “Việc giao nhận tiền giữa giáo viên và học viên chỉ có lời khai của sinh viên, không có tài liệu chứng cứ nào khác” nên không khởi tố vụ án hình sự.
Trước đó, theo báo Người lao động, giảng viên Trần Xuân Ninh của ĐH Tây Nguyên – nhân vật “lùm xùm” của vụ việc “gạ tình lấy điểm” cũng bị Hội đồng kỷ luật của nhà trường cảnh cáo và đình chỉ công tác.
Chấp nhận bị phạt do “vượt chỉ tiêu” tuyển sinh
Báo Người lao động ngày 24/7 đề cập đến chuyện : Hằng năm, Bộ GD-ĐT đều xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường ĐH, CĐ tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Tuyển vượt chỉ tiêu không phải lỗi “vô tình” bởi nhiều trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập, dù biết sai nhưng vẫn tuyển. Có trường tư thục tuyển sai đến cả ngàn sinh viên, đương nhiên là bị Bộ GD-ĐT phạt nhưng phạt thì phạt, trường vẫn mừng. Lý do mừng là vì phạt chỉ mất chừng 50-60 triệu đồng nhưng học phí thu được của số sinh viên trúng tuyển vượt này lên đến cả chục tỉ đồng (trong 4 năm học).
Năm 2011, Bộ GD-ĐT vẫn khống chế chỉ tiêu tuyển sinh và việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào một số nguyên tắc. Nhưng theo các trường, việc xác định chỉ tiêu như vậy vẫn chưa thực tế. “Nếu Bộ GD-ĐT vẫn khống chế chỉ tiêu tuyển sinh thì để công bằng hơn với những trường không tuyển vượt chỉ tiêu, thiết nghĩ cần phải có chế tài mạnh hơn đối với những trường “vượt rào” trong tuyển sinh. Nếu không, sẽ vẫn còn nhiều trường cố tình tuyển vượt!” – bài báo viết.
Thanh tra dự án 3 trường đại học
Video đang HOT
Báo Thanh Niên chiều 25/7 cho biết: Thanh tra TP.HCM công bố quyết định về việc thanh tra dự án xây dựng 3 trường đại học ở quận 7 là: ĐH Cảnh sát, ĐH Sài Gòn và ĐH Tôn Đức Thắng. Đoàn thanh tra sẽ làm rõ những vấn đề trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và việc sử dụng vốn ngân sách trong bồi thường giải tỏa tại dự án xây dựng 3 trường trên…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng ông Nguyễn Sinh Hùng khi ông nhậm chức Chủ tịch Quốc hội. Ảnh: Lê Anh Dũng
Thuở hàn vi của tân Chủ tịch Quốc hội
Ngày 23/7, ông Nguyễn Sinh Hùng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã tìm về nơi ông và gia đình từng sinh sống trong những năm tháng khó khăn trên phố Huế (Hà Nội).
“Ở nơi đây, người dân nhắc tới ông và gia đình ông bởi sự hòa đồng và đức khiêm tốn” – tờ báo viết.
Bà Nguyễn Thị Mười, sống tại số 56B phố Huế – người từng làm Tổ trưởng tổ dân phố nơi đây trong hơn 30 năm kể lại, gia đình ngày xưa của ông Hùng không làm khá giả, ông bà cụ có 5 người con, mẹ ông Hùng ngày đó đi làm thuê bánh quy lai, quy xốp… rồi sau về bán bia ở phố.
Ông Nguyễn Sinh Hùng học hết cấp 2 ở Nam Đàn, lên cấp 3 thì ra Hà Nội, học ở trường Việt Đức, rồi du học.
Phóng viên cũng gặp thêm ông Tuấn, hiện là chủ cửa hàng giày da tại chính số nhà mà trước đây gia đình ông Hùng sống, cũng là người từng học tập tại Bungari.
Ông Tuấn kể lại với phóng viên, từ ngày đi học, ông Hùng luôn làm lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn. Đi học bên Bungari thì làm Bí thư Chi bộ khối Kinh tế khóa nghiên cứu sinh người Việt tại nước này. “Tôi vẫn nhớ như in rất nhiều người thán phục khả năng hùng biện của anh ấy” – báo thuật lại.
Những câu chuyện như hồi học cấp 3, ra ngoài bãi than ngoài sông nắm than thuê lấy tiền, lặn lội xuống tận Ninh Bình đi kéo dây điện thuê cho ngành điện lực hay suốt 5 năm học ở xứ người, ông Hùng và ông Tuấn, một người đi chợ nấu cơm, một người rửa bát… cũng được nhắc lại. Ông Tuấn cũng không quên hình ảnh người bạn thở sinh viên, trong khi đi chơi hay giao lưu, hễ ai lôi chuyện công việc vào là vui vẻ đề nghị “chuyển” chứ không đan xen, lẫn lộn việc này với việc khác.
Amy Chua
Vì sao mẹ Hổ “chạm vào dây thần kinh” người Mỹ?
Báo Tia Sáng hôm nay đăng bài có tựa đề trên, gợi ra vấn đề đáng suy nghĩ trong bối cảnh chờ đợi kết quả thi đại học của các bậc cha mẹ: Liệu người thành công có phải là người có kết quả học tập cao?
Trong cuốn sách Khúc chiến ca của Mẹ Hổ, Amy Chua đã “tường thuật” lại, có phần bông lơn và thậm xưng, về hành trình dạy con nghiêm khắc “kiểu Trung Hoa” của bà để dẫn đến hai cô con gái rất thành công trong học hành: cô chị vừa được Harvard nhận, và cả hai cô con gái đều chơi nhạc cụ cổ điển xuất sắc.
Có thể hiểu tại sao người Mỹ lại bị “chạm vào dây thần kinh” vì quyển sách này. Người Mỹ phải đối mặt với các con số cụ thể, rằng học sinh gốc Á chiếm trên 50% tại các trường trung học số một nước Mỹ. 44% người Mỹ gốc Á có bằng đại học so với 26% của dân da trắng.
Tai sao chiến tích lẫy lừng của Mẹ Hổ lại được khoa trương vào lúc này – khi mà nước Mỹ đang chới với vớt vát lại ngôi vị độc tôn trước sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết của một Trung Hoa “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”? Xa hơn, sâu hơn chút nữa, phải chăng Mẹ Hổ muốn ám chỉ rằng hệ thống giá trị của Mỹ đang không còn hiệu quả? Nếu như vậy, Mẹ Hổ đã bỏ qua một điều. Joshep Nye – một học giả của Mỹ – đã đúc kết về thứ học thuyết mới “Sức mạnh mềm” từ chính Lão Tử (nhà triết học hàng đầu của Trung Hoa) để bổ khuyết cho sức mạnh Mỹ hiện đại. Đó là một học thuyết về loại quyền lực/ sức mạnh từ chính việc hấp dẫn người khác, lôi cuốn và thuyết phục họ làm theo điều mình muốn, thay vì dung với cây gậy thật to…
Ở góc độ giáo dục, các kết quả nghiên cứu tâm lý trẻ em hiện nay cũng “xẻ” Amy Chua làm đôi, nửa đúng nửa sai. Tìm một điểm cân bằng hữu lý trong giáo dục con cái sẽ là một hành trình rất cá nhân của từng bậc phụ huynh. Khúc chiến ca của Mẹ Hổ gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề thiết thực cần giải quyết trong hành trình này. Quan trọng hơn hết, có lẽ chúng ta nên lưu tâm rằng “làm thế nào để nuôi con thành công?” không đồng nghĩa với “làm thế nào để dưỡng dục một con người hạnh phúc?”.
Theo VNN
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: Xa rời thực tế!
Dự thảo Luật giáo dục đại học còn quá chung chung xa rời thực tế, chưa cụ thể; cần xóa bỏ thi đại học như hiện nay, bỏ chỉ tiêu tuyển sinh, bỏ quy định về xin mở mã ngành, chuyên ngành; tự chủ đại học...
Đó là những vấn đề mà nhiều đại biểu đưa ra góp ý tại hội thảo lấy ý kiến về việc xây dựng Luật Giáo dục đại học do Ủy ban VH GD TNTN& NĐ của Quốc hội tổ chức hôm nay 19/4 tại Hà Nội.
Dự thảo quá chung chung
Tại buổi góp ý, hầu hết các đại biểu cho rằng ban hành Luật Giáo dục đại học hiện nay là rất cần thiết trong tiến trình hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giáo dục Việt Nam.
Đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo số 2 nhưng GS.TS Trần Ngọc Đường, Viện nghiên cứu Lập pháp, cho rằng: "Dự thảo vẫn còn quy định chung chung, chưa đủ cụ thể để điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội trong tổ chức và hoạt động giáo dục đại học. Nhìn tổng thể của dự thảo luật chưa tìm thấy được các điều luật thể hiện sâu đậm chỉ đạo việc xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học. Đặc biệt là các quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục... chưa được thể hiện rõ nét. Đặc biệt, trong quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chưa làm rõ nội dung vai trò của quy hoạch và nguyên tắc quy hoạch, viết như một câu khẩu hiệu không có ý nghĩa điều chỉnh".
GS Đường dẫn giải thêm, trong mục hoạt động của sở giáo dục đại học, gồm 5 điều nhưng có đến 4 điều giao cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Thủ tướng quy định nên thiếu cụ thể và có tác dụng điều chỉnh trực tiếp. Các vấn đề tuyển sinh, chương trình đào tạo và giải trình cần phải qui định cụ thể hơn. Hoạt động giáo dục đại học mở ra rất nhiều hình thức nhưng dự thảo luật mới chỉ có các quy định về hoạt động giáo dục theo hình thức Chính phủ. Các hình thức giáo dục khác như: tại chức, mở rộng, học từ xa phải bao nhiêu năm, chính sách tuyển sinh... chưa thấy có sự điều chỉnh trong luật này.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội cho hay, ban hành Luật giáo dục đại học phải được quy định cụ thể, tránh tối đa việc ban hành những văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư. Mặt khác, Luật Giáo dục đại học phải có những chế tài cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc khắc phục những tồn tại hiện nay như công tác tuyển sinh, chất lượng thấp của giáo dục thường xuyên, nhất là ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ thiếu tương ứng trong quản lý, những hiện tượng học vì bằng cấp mà không tích lũy kiến thức đang là những bức xúc của xã hội mà nhiều năm qua chưa tạo được chuyển biến cơ bản.
GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho hay, đọc qua nội dung trình bày trong dự thảo, người đọc có cảm giác đây là một Luật quản lý hành chính trường đại học hơn là Luật giáo dục đại học.
GS Bành chứng minh: Nếu là một luật quản lý nhà trường đại học thì đâu còn thiếu các điều luật về tính chất trường, cơ cấu trường, loại trường, tổ chức nhà trường, Hội đồng khoa học, vai trò Hiệu trưởng, Viện trưởng, Chủ nhiệm khoa và đặc biệt là Chủ nhiệm bộ môn - một nhân tố trong đào tạo đại học, Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp trong nhà trường. Nếu là Luật giáo dục ĐH thì chưa thấy tính chất nguyên lý giáo dục, yêu cầu nội dung phương pháp giáo dục, phát triển giáo dục đại học, chưa thấy hình bóng của giáo dục mở, học tập suốt đời, xã hội hóa giáo dục.
Xóa bỏ ngay 3 "rào cản" quyền tự chủ đại học
Ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, hiện quản lý Trường ĐH Thành Tây cho rằng, vấn đề "cốt lõi" nhất phải được xác lập trong Luật là phải xóa bỏ ngay 3 "rào cản" quyền tự chủ đại học. Thứ nhất, xóa bỏ thi đại học như hiện nay. Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nước không tổ chức thi đại học mà vẫn đảm bảo chất lượng, còn ở nước ta, hàng chục năm nay vẫn áp dụng cơ chế thi tuyển rất nặng nề nhưng chất lượng giáo dục đại học vẫn yếu kém. Một cơ chế quá lạc hậu, tốn kém và đầy rẫy tiêu cực. Cần bỏ ngay cách thi đại học kiểu này mà sử dụng cách tuyển chọn đơn giản dựa vào kết quả học tập phổ thông để xét tuyển.
Thứ hai, bỏ chỉ tiêu tuyển sinh; Thứ ba, bỏ quy định về xin mở mã ngành, chuyên ngành. Việc cho phép về mã ngành, chuyên ngành hiện nay là cơ chế "xin -cho" tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh, phát triển.
Bãi bỏ "3 rào cản" trên đây, không cần phải thử nghiệm, không cần phải đầu tư, được xã hội đồng tình. Thể chế tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt.
Một số ý kiến đại biểu đề nghị bỏ thi đại học.
Cùng góp ý về vấn đề tự chủ, GS Hoàng Xuân Sính, ĐH Thăng Long cho hay: "Ở Pháp khi một ĐH muốn hợp tác đào tạo liên kết với một ĐH nước ngoài, họ chỉ cần viết trên văn bản hợp tác của hai bên là theo Nghị định số nào, ngày nào của Bộ GD, hiệu trưởng của họ và hiệu trưởng của trường đối tác quyết định hợp tác về các mặt giảng dạy và nghiên cứu hay như ở Mỹ, họ đòi hỏi đối tác phải đưa ra văn bản chứng nhận của cơ quan làm accreditation cho các ngành mà mình muốn hợp tác, đưa ra rồi thì hai bên ký văn bản hợp tác, gọn nhẹ chỉ có vậy. Còn ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đưa ra một đống giấy tờ, trong đó ông hiệu trưởng của phương trời xa phải điền vào đó vốn của đại học là bao nhiêu, nhân viên có bao nhiêu, giáo sư thế nào, các ngành dạy có bao nhiêu, chương trình thế nào và làm đơn xin Bộ Giáo dục Việt Nam làm đối tác với trường ở bên này. Có lẽ vấn đề này phải được nghiên cứu nghiêm chỉnh, vì việc liên kết đại học với nước ngoài là một yếu tốt không thể thiếu được cho các trường ĐH Việt Nam".
Nói về tự chủ tài chính, theo GS Sính, với các trường ĐH công thì phải rút kinh nghiệm tự chủ tài chính của các trường tư vì sự tự chủ tài chính của trường tư dẫn tới nhiều khi đường lối giáo dục và khoa học không được bảo đảm vì nhà đầu tư muốn có lợi ích trước mắt. Nếu để trường công tự chủ càng ngày càng nhiều về tài chính sẽ dẫn đến tư nhân hóa, việc đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ không được bảo đảm vì lợi ích trước mắt.
Theo Dân Trí
Dự kiến kéo dài thời gian xét tuyển NV2 và NV3 Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, dự kiến mùa tuyển sinh năm 2011 thời gian xét tuyển NV2, NV3 sẽ kéo dài thêm 5 ngày so với các năm trước. Việc công khai xét tuyển để thí sinh biết thông tin nộp hồ sơ sẽ được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào quy chế. Trao đổi với Dân trí sáng nay, ông Đỗ...