Dậy sớm còn hại hơn thức khuya nếu mắc sai lầm này, nhiều người tưởng mình làm đúng
Chúng ta thường được khuyên nên dậy sớm để tốt cho sức khỏe nhưng dậy sớm không đúng phương pháp còn hại hơn cả thức khuya.
Thức dậy sớm không đúng cách cũng có thể gây hại
Chúng ta thường nhận được lời khuyên nên dậy sớm để có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào dậy sớm cũng có lợi cho sức khỏe nếu bạn không biết cách.
Chẳng hạn nếu bạn đi ngủ lúc 11 giờ tối nhưng thức dậy lúc 4 giờ sáng thì việc bạn dậy sớm chẳng những không có lợi mà còn khiến bản thân thiếu ngủ và có thể phải chịu những hậu quả sau:
1. Thiếu tỉnh táo: Nếu bạn ngủ không đủ giấc, não của bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ luôn trong tình trạng lơ mơ và thiếu tỉnh táo cả ngày.
2. Mệt mỏi về thể chất: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn cảm thấy toàn thân đều mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tay chân mềm nhũn.
Thức khuya nhưng dậy sớm vào ngày hôm sau không hề có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
3. Phản ứng chậm: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn phản ứng chậm hơn so với bình thường bởi cả não bộ và cơ thể đều trong tình trạng thiếu tỉnh táo.
4. Trí nhớ giảm sút: Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, trí nhớ ngắn hạn sẽ bị suy yếu.
5. Đau đầu và chóng mặt: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 36%-58% những người ngủ không đủ giấc sẽ có triệu chứng đau đầu khi thức dậy.
6. Nguy cơ mắc bệnh tim : Những người thiếu ngủ trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
7. Suy giảm khả năng miễn dịch: Các yếu tố miễn dịch của cơ thể hầu hết được hình thành trong khi ngủ, thiếu ngủ sẽ dễ dẫn đến mệt mỏi, cảm lạnh, dị ứng,….
4 điều kiêng kỵ sau khi thức dậy vào buổi sáng
1. Dùng sức khi đại tiện vào buổi sáng
Video đang HOT
Nhiều người sẽ đại tiện sau khi thức dậy vào buổi sáng, nhưng nhớ đừng dùng sức quá mạnh, nếu không sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng và huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng cao, từ đó có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử. Đặc biệt là bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não phải chú ý.
2. Không uống nước khi thức dậy vào buổi sáng
Mọi người nên uống một cốc nước ấm khi thức dậy vào buổi sáng, điều này không chỉ có thể làm loãng máu, thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể kịp thời để toàn bộ cơ thể có thể thức dậy sau giấc ngủ.
3. Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ vào bữa sáng
Buổi sáng ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ như bánh rán, nem rán, bánh quẩy, khoai chiên,… thường xuyên sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày, khó tiêu hóa. Hơn nữa, việc thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ có thể dẫn tới tình trạng béo phì, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, những thức ăn được nấu từ dầu mỡ đã dùng lại nhiều lần cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi dầu rán thức ăn trong nhiệt độ cao sẽ làm dầu bị ôxy hóa tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe. Nhiệt độ dầu càng cao, số lần dùng dầu đã qua sử dụng càng nhiều thì chất độc hại sinh ra càng nhiều
4. Ra ngoài tập thể dục buổi sáng quá sớm
Bất kể mùa nào cũng vậy, không nên tập thể dục quá sớm vào buổi sáng. Đặc biệt vào mùa đông, không khí có tương đối nhiều chất ô nhiễm, nếu bạn ra ngoài tập thể dục buổi sáng quá sớm, chất ô nhiễm trong không khí chưa kịp phân tán, lúc này bạn sẽ hít phải quá nhiều chất ô nhiễm khi ra ngoài, rất có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, vào mùa đông trời sáng muộn nên cây cối cũng quang hợp muộn hơn. Do đó nếu tập thể dục lúc quá sớm, cây chưa quang hợp sẽ thải ra khí carbon nhiều hơn oxy, gây ảnh hưởng sức khỏe, nhất là đối với người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Tốt nhất nên để thời tiết có ánh nắng lên, khí độc bốc hơi mới đi tập thể dục.
Làm thế nào để dậy sớm có lợi?
Muốn việc dậy sớm có lợi, cần phải đi ngủ sớm để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. (Ảnh minh họa)
Điều kiện tiên quyết để thói quen dậy sớm mang lại lợi ích cho sức khỏe đó là đi ngủ sớm và dậy sớm. Làm được như vậy mới có thể đảm bảo đủ thời gian ngủ.
Ngoài ra, từ khi ngủ say đến khi thức dậy, mọi chức năng sinh lý đều từ từ thức tỉnh, không nên vận động lớn ngay lập tức, nếu không sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Tốt nhất khi tỉnh dậy nên nằm trên giường 1,2 phút, sau đó từ từ thức dậy và giãn cơ.
Cuối cùng, sau khi dậy sớm, bạn nên tận dụng thời gian của mình và làm việc gì đó có ý nghĩa như ăn sáng hoặc đọc sách sớm, không nên nghịch điện thoại trên giường, nếu không thì nên ngủ lâu hơn.
Thói quen giúp sống khỏe, trường thọ, nhiều người Việt thường 'làm ngược lại'
Những thói quen dưới đây giúp cho bạn phòng ngừa nhiều bệnh tật, tốt cho sức khỏe, giúp sống trường thọ nhưng không phải ai cũng biết. Thậm chí nhiều người Việt thường 'bỏ qua' và làm ngược lại.
Ảnh minh họa: Internet
Nhai chậm khi ăn
Khi ăn bạn nên tạo thói quen ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt xuống là bước quan trọng đầu tiên để làm cho thức ăn nhuyễn giúp tiêu hóa dễ dàng, khiến cho hệ tiêu hóa của bạn không chịu nhiều áp lực, phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày
Nếu bạn ăn uống quá nhanh sẽ khiến hệ thần kinh nhận biết chậm việc bạn đã ăn no, dễ khiến bạn ăn quá nhiều, gây béo phì thừa cân. Đồng thời, khi ăn nhiều, ăn quá no dẫn tới khó tiêu và các vấn đề vệ dạ dày mãn tính.
Chế độ ăn đơn giản
Một trong những bí quyết giúp bạn có một sức khỏe tốt và ít ốm đau bệnh tật, đó chính là có một chế độ ăn uống đơn giản. Bạn nên chọn những món ăn có nhiều rau xanh, hoa quả. Bạn nên ăn những món ăn luộc, hấp sẽ tốt hơn những món ăn chiên rán, có nhiều đường muối.
Ngủ sớm dậy sớm
Có thể bạn chưa biết, nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, điểm chung của những cụ già có thể sống rất lâu, có đầu óc minh mẫn chính là duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, đúng giờ, đặc biệt, việc ngủ sớm và thức dậy sớm là rất quan trọng. Nếu thức khuya gây hại cho sức khỏe, việc ngủ nghỉ đúng giờ sẽ ổn định chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng, làm chậm quá trình lão hóa, tăng tuổi thọ.
Đi vệ sinh đều đặn
Các chuyên gia chia sẻ, việc tập thói quen đi vệ sinh đều đặn, ít nhất 1 lần/ngày để bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể, giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt nhất. Đây cũng là thói quen thường xuyên của nhóm người có tuổi thọ cao trên toàn thế giới.
Tập thể dục
Để kéo dài tuổi thọ, bạn nên thường xuyên xây dựng thói quen tập thể dục, điều này không chỉ giúp bạn giảm cân, giữ dáng mà trong quá trình tập thể dục, chức năng của tim và phổi sẽ được cải thiện, góp phần kéo dài tuổi thọ.
Uống đủ nước
Cơ thể chúng ta phần lớn là nước, vì thế, uống đủ nước là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe. Uống đủ nước có thể thúc đẩy sự bài tiết chất độc trong cơ thể và duy trì chức năng thận tốt. Một số người có thói quen chờ đến khi có cảm giác khát mới uống nước, tuy nhiên đây là thói quen xấu, khến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước dễ khiến độc tố tích tụ, dễ mắc bệnh.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Thông thường, những người có tuổi thọ cao thường có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận. Họ đánh răng mỗi sáng và tối và chú ý đến việc dùng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Theo nhiều nghiên cứu, đối với những người cao tuổi, các bệnh về răng miệng thường gây đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống hằng ngày, khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, gây suy giảm tuổi thọ.
Tránh xa thuốc lá
Nếu muốn sống lâu hơn, một trong những việc quan trọng mà bạn cần làm chính là bỏ thuốc lá kịp thời. Không chỉ có nguy cơ ung thư phổi cao, mà việc hút thuốc còn dễ làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể, nguy cơ hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến mắc các bệnh khác cũng cao hơn, từ đó rút ngắn đi rất nhiều tuổi thọ của người hút thuốc.
Nói không với đồ uống có cồn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người không uống rượu, trong điều kiện thường sẽ có tuổi thọ cao hơn số còn lại thường xuyên rượu bia. Uống rượu sẽ làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể, làm hại tới các cơ quan nội tạng, đặc biệt là dạ dày. Bởi vậy, nên tránh càng xa rượu bia càng.
Đi dạo với bạn bè, người thân
Bên cạnh những bài tập thể dục, thể lực, đi dạo cũng là một trong những hình thức giúp bạn duy trì trạng thái hoạt động. Không chỉ vậy, đi dạo cùng bạn bè, người thân, hàng xóm đem lại nhiều lợi ích hơn thế. Trò chuyện trong lúc đi dạo sẽ hỗ trợ giúp bộ não của bạn thiết lập hệ thống thần kinh mới giúp giữ cho não bạn trẻ hơn.
Học cách sử dụng và vận dụng trí não thông qua các thử thách, trò chơi
Chúng không chỉ giữ cho cuộc sống của bạn trở nên thú vị, sôi động mà còn giữ cho trí não của bạn luôn sắc bén dù ở bất cứ lứa tuổi nào và giúp cho bộ não của bạn luôn trẻ trung trong những năm tới.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng rất dễ xảy ra, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế được những tác động của nó. Cần tránh những căng thẳng trong suốt một khoảng thời gian dài, một tình trạng được gọi là stress mạn tính - một chất độc dành cho não của bạn bởi nó có khả năng tàn phá vào các vùng não quan trọng.
Sống lạc quan
Thái độ sống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, phần lớn lý do khiến một người nào đó sống đến 90 tuổi là nhờ vào thái độ và hành vi sống lạc quan về quá trình lão hóa cũng như cuộc sống. Nếu bạn sống lạc quan và tích cực, tuổi thọ của bạn có thể tăng thêm mười năm hoặc thậm chí nhiều hơn.
7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu canxi nghiêm trọng, có thể tử vong Thiếu canxi không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến xương mà còn tác động một loạt cơ quan khác như não, răng miệng, chứng hay quên và thậm chí có thể tử vong. Hạ canxi máu thường được gọi là thiếu canxi, xảy ra khi lượng canxi trong máu xuống thấp. Thiếu canxi vô cùng phổ biến, theo ước tính vào năm 2015,...