Dạy ngoại ngữ không đúng khiến trẻ sợ sệt khi vào lớp 1
“Cho trẻ làm quen với ngoại ngữ không phù hợp sẽ tạo áp lực, gò bó, gây mệt mỏi về thể lực, tinh thần và đặc biệt là sự chán chường, sợ sệt với các hoạt động học tập khi trẻ vào lớp 1″, Vụ phó Giáo dục Mầm non cho hay.
Bà Phan Lan Anh, Vụ phó Giáo dục Mầm non cho rằng lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là chủ đạo.Ảnh: VOV.
Trao đổi với VnExpress, bà Phan Lan Anh, Vụ phó Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) phân tích, ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là chủ đạo. Vì vậy, khác với giờ dạy học ở tiểu học, mọi hoạt động học cho trẻ mẫu giáo đều được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi, không có kiểm tra, sát hạch, không có bài tập về nhà, không quá nghiêm ngặt về thời gian và linh hoạt giữa động và tĩnh.
“Việc dạy học ngoại ngữ ở mầm non theo kiểu phổ thông hóa như một số cơ sở giáo dục thực hiện trong thời gian qua không phù hợp với đặc điểm phát triển tâm – sinh lý của trẻ”, bà Lan Anh nói.
Theo bà, học ngoại ngữ ở độ tuổi mầm non chỉ dừng ở mức độ cho trẻ làm quen với ngôn ngữ mới, vui sướng khi được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, góp phần phát triển tư duy và tăng khả năng giải quyết vấn đề, nâng cao tính tự tin trong giao tiếp…
Để hoạt động đạt hiệu quả cần đáp ứng các điều kiện về nội dung chương trình, về trình độ, năng lực ngoại ngữ và phương pháp sư phạm của giáo viên hướng dẫn, về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Nội dung chương trình cần phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ (phát triển về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ), được sở GD&ĐT thẩm định và cho phép sử dụng.
Giáo viên hướng dẫn co băng tôt nghiêp cao đăng sư pham ngoai ngư (hoăc cao đăng ngoai ngư) trơ lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và đươc bôi dương vê nghiệp vụ sư phạm mầm non.
Video đang HOT
Việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ không phù hợp sẽ tạo cho trẻ áp lực, trẻ cảm thấy bị ép buộc, gò bó, không hứng thú. Ảnh: Hải Duyên.
Trước đó, ngày 18/2, Bộ Giáo dục ban hành văn bản số 694 yêu cầu các Sở kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ sở giáo dục mầm non dạy ngoại ngữ khi chưa có đủ điều kiện cho phép. Nguyên nhân do một số trường tổ chức dạy ngoại ngữ cho trẻ co thu tiền của phụ huynh nhưng không đam bao chât lương va hiêu qua. Giáo viên chưa có nghiệp vụ sư phạm; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ… gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ va việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
“Việc tổ chức làm quen với ngoại ngữ không phù hợp sẽ tạo cho trẻ áp lực, không hứng thú, gây mệt mỏi về thể lực, tinh thần và đặc biệt là sự chán chường, sợ sệt với các hoạt động học tập khi trẻ vào lớp 1″, Vụ phó Giáo dục Mầm non nói.
Theo bà Lan Anh, Bộ Giáo dục đã làm việc với một số chuyên gia trong và ngoài nước. Tất cả đều không phủ nhận về vai trò của ngoại ngữ và khả năng tiếp cận với ngoại ngữ của trẻ em, nhưng để đạt được hiệu quả như mong muốn thì phải dựa trên căn cứ khoa học về đặc điểm phát triển tâm – sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi.
Việc cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ phải xuất phát từ cảm xúc thực của trẻ chứ không phải ép buộc, đươc thưc hiên một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái thông qua các trò chơi, bài hát, tranh ảnh, truyện kể ngắn phù hợp với đặc điểm nhận thức và kinh nghiệm… nhằm tao niềm vui, hứng thú cho trẻ khi được làm quen với một ngôn ngữ mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đồng tình với quan điểm của Bộ GD&ĐT, chỉ nên cho trẻ làm quen với ngoại ngữ khi cơ sở giáo dục có đủ điều kiện cho phép.
Theo GS Thuyết, trẻ có thể học nhiều ngôn ngữ cùng lúc chứ không chỉ một tiếng mẹ đẻ. Để làm được điều đó thì phải có mục tiêu. Hơn nữa học ngoại ngữ phải có điều kiện, môi trường giao tiếp tự nhiên.
“Còn phụ huynh Việt Nam phần lớn muốn con học để biết ngoại ngữ. Trong điều kiện không có môi trường giao tiếp thì cũng giống như leo cột mỡ, chỉ leo lên leo xuống, chi bằng để các cháu lên lớp 3 khi đã vững về tiếng Việt thì mới học thì sẽ tốt hơn, không nhất thiết phải học khi chưa vững tiếng mẹ đẻ như thế”, GS Thuyết phân tích.
Theo VNE
Ba đề Toán lớp 1 khiến người lớn đau đầu
Những đề Toán này đã tạo nên cuộc tranh luận gay gắt của người lớn trên các trang mạng xã hội.
Đề Toán oái oăm
Đầu tháng 4, trên mạng xã hội xuất hiện một bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012-2013 của một học sinh nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.
Đa số các ý kiến đều tỏ ra bức xúc với cách ra đề của giáo viên. Thắc mắc lớn nhất xoay quanh câu 1D với đề bài ra là tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Như vậy, cả hai đáp án A (61) và B (70) đều đúng.
Đề Toán có 2 đáp số đều đúng.
Nhưng khi em học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên cho là sai và sửa lại là đáp án B. Việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là "số 49 gồm" (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng, theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.
&'3 trừ mấy bằng 4'
Thời gian gần đây, một bài Toán lớp 1 cũng khiến các phụ huynh băn khoăn. Đó là câu hỏi trong cuốn Bài tập ôn luyện tự kiểm tra cuối tuần toán (tập 1) của tác giả Hoàng Mai Lê, Nguyễn Đình Khuê (NXB Đại học Sư phạm). Cụ thể, bài số 4 yêu cầu học sinh làm phép tính "3 trừ mấy bằng 4" và "7 cộng mấy bằng 5". Trong khi đó, học sinh lớp 1 đang học về phép cộng, trừ trong phạm vi từ 2 đến 9.
Đề Toán đánh đố học sinh lớp 1.
Về sai sót này, Giám đốc NXB ĐH Sư phạm Nguyễn Bá Cường cho biết, sách này do đơn vị liên kết là Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Việt Nam chịu trách nhiệm nội dung và bản quyền. Nhận được thông tin, NXB đã có văn bản yêu cầu đơn vị liên kết đình chỉ phát hành và thu hồi cuốn sách này.
Đề Toán: 2...2...1 = 1
Vừa qua, một bài tập Toán lớp 1 cũng bị chỉ trích nặng nề. Cụ thể, câu hỏi số 3 yêu cầu học sinh điền dấu cộng trừ vào phép tính (2...1...1 = 1) để cho kết quả bằng 1. Nhưng trên thực tế không thể đặt dấu cộng và trừ vào phép toán này để cho ra được kết quả như vậy.
Đề không có đáp án.
Ngay khi đăng tải, bài toán nhận nhận nhiều sự chỉ trích của cộng đồng mạng khi cho rằng đang làm khó học sinh. Có ý kiến cho rằng đó chỉ là sai sót trong việc in ấn.
Thậm chí có thành viên còn phản ứng quá gay gắt: "Chỉ là một phép toán đơn giản, nhưng sự sai sót của người biên tập và nhà xuất bản chẳng khác nào đang đánh đố học sinh. Như vậy là không chấp nhận được".
Theo TTVN
Lớp 1 đặc biệt toàn U30, 40 Ngoài tuổi 30, 40 các chị mới có cơ hội học xóa mù để đọc được chữ, không còn phải lăn tay điểm chỉ thay chữ ký mỗi khi cần giao dịch hành chính. Những bàn tay chai sần cày cuốc nay đã viết được tên mình. Học cho mình mà! Xã Long Sơn nằm biệt lập cuối huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk...