Dạy môn tích hợp: Ngược đời, giáo viên sợ nhất bị học sinh giỏi “xoay mòng mòng”
Sợ nhất là những câu hỏi hóc búa hay cách làm sáng tạo của một số học sinh giỏi. Nếu giáo viên không vững chuyên môn sẽ dễ bị xoay mòng mòng đến chóng mặt.
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, cần rất nhiều yếu tố như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị học tập, sĩ số học sinh đúng chuẩn…Và, yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất chính là có được một đội ngũ giáo viên giỏi nghề.
Khi người thầy giỏi nghề sẽ có được những giờ dạy tốt. Muốn có được những giờ dạy tốt đương nhiên giáo viên phải biết mười dạy một.
Một khi người thầy không thể có được tiềm lực ấy thì những giờ dạy chỉ đơn thuần là đọc, chép, là sao y sách hướng dẫn, hoàn toàn không thể dạy hay, hấp dẫn, không thể cuốn học sinh vào từng bài giảng của mình.
Người thầy lúc này, chỉ đóng vai trò là một thợ dạy và luôn trông mong cho nhanh hết giờ để bước ra khỏi lớp.
Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6. (Ảnh minh họa: Nxbgd.vn)
Hiện nay, ngành giáo dục đang trong giai đoạn thay đổi chương trình và sách giáo khoa. Hơn bao giờ hết, rất cần có được một đội ngũ nhà giáo lành nghề, vững chuyên môn.
Tuy nhiên, với việc thực hiện giảng dạy tích hợp môn học như hiện nay đã khiến hàng loạt giáo viên vốn rất giỏi chuyên môn bỗng trở thành những giáo viên yếu kém về kiến thức lẫn kỹ năng sư phạm vì họ phải trở thành “giáo viên biết tuốt”. Thầy cô công tác 20-30 năm dạy môn Vật lý, sau 3 tháng và có chứng chỉ bồi dưỡng môn tích hợp được điều động dạy cả Hóa học, Sinh học.
Môn của mình còn dạy chưa xong thì trình độ nào để dạy tích hợp?
Thầy giáo H. (đề nghị không nêu tên), giáo viên dạy trung học cơ sở tại một huyện miền núi của tỉnh khu vực miền Trung chia sẻ:
Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố?
Ở các huyện miền núi trước đây, do thiếu nhân lực nên nhiều giáo viên được đào tạo theo diện cử tuyển.
Cũng thời điểm đó, đầu vào cao đẳng, đại học sư phạm cũng lấy khá thấp (3 môn 9 điểm đã đỗ cao đẳng, 12 đến 13 điểm là đỗ đại học) nên ra trường, chuyên môn của những giáo viên này cũng không được đánh giá cao.
Có giáo viên, môn của mình được đào tạo trong trường sư phạm mà dạy còn không tự tin để dạy lớp 8, lớp 9.
Có những bài tập trong sách giáo khoa còn chưa chắc giải được thì làm sao có thể dạy liên môn? Vì thế, ở nhiều trường học hiện nay vẫn đang phân công giáo viên môn nào vẫn dạy môn đó.
Video đang HOT
Giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán bộ môn khi dạy liên môn cũng gặp muôn vàn khó khăn
Những giáo viên có năng lực chuyên môn trung bình không thể bố trí dạy liên môn đã đành, một số thầy cô giáo là tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên cốt cán bộ môn của trường, của huyện, thậm chí của tỉnh nhưng khi phân công giảng dạy liên môn cũng gặp khá nhiều khó khăn.
Một giáo viên dạy Địa lý cấp trung học cơ sở cho biết: “Đi dạy 24 năm và môn lịch sử không phải thế mạnh từ khi học xong trung học phổ thông, sau đó ít động đến chuyên môn của môn này, giờ bắt học bồi dưỡng lịch sử mấy tháng và bây giờ dạy cả Địa lý và Lịch sử.
Tôi thấy thật khổ sở với việc dạy thêm môn Lịch sử, còn học sinh thì chắc chắn sẽ thiệt thòi vì Lịch sử không phải chuyên môn của tôi nên bài giảng sẽ không sâu và không hay”.
Dạy chéo môn vốn đã vất vả nhưng giáo viên còn đối diện với nỗi sợ lớn nhất là bị dự giờ môn học không đúng chuyên môn của mình. Có thầy cô nói mình đang là giáo viên lành nghề bỗng chốc trở thành những thầy cô học việc yếu kém về chuyên môn.
Mong học sinh đừng hỏi câu hỏi khó
Thầy giáo G., giáo viên trung học cơ sở dạy Hoá học, vừa là tổ trưởng tổ Hoá-Sinh vừa là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, là giáo viên cốt cán môn Hoá khi được phân dạy Vật lý và Sinh học đã cho biết:
“Kiến thức lớp 6 vẫn còn khá nhẹ nên chịu khó xem lại bài trước khi lên lớp cũng không vấn đề gì. Thế nhưng, chỉ sợ kiến thức lớp 8, lớp 9 khó sẽ không thể dạy được”.
Hết lo chứng chỉ Tin học, Ngọai ngữ, GV lại thấp thỏm với chứng chỉ tích hợp
Thầy G. kể rằng, mình đã từng nhờ một giáo viên có chuyên môn Vật lý dạy giúp tiết Hóa học.
Mặc dù, đã đưa giáo án (có bài soạn tiết dạy) nhưng liên tục nhận được điện thoại “cầu cứu” của giáo viên dạy thay vì chưa cân bằng được phương trình.
Có lúc lại nhờ “giải cứu” một bài giải vì cách làm của một số em khác với đáp án trong giáo án của thầy.
Theo thầy G., sợ nhất là những câu hỏi hóc búa của trò hay cách làm sáng tạo của một số học sinh giỏi. Nếu giáo viên không vững chuyên môn sẽ dễ bị xoay mòng mòng đến chóng mặt.
Vì dạy không đúng môn được đào tạo, chéo môn nên cũng chẳng dám đặt câu hỏi khó với học sinh vì sợ việc giải thích của mình không thể thuyết phục các em.
Ngỡ chỉ những môn khoa học tự nhiên khó mới thế, giáo viên có chuyên môn Địa lý phải dạy Lịch sử hay giáo viên có chuyên môn Lịch sử phải dạy Địa lý cũng gặp khó khăn không kém.
Có giáo viên cho biết, khá nhiều câu hỏi của học trò (cũng chỉ ở mức độ đơn giản) như vì sao có ngày và đêm? Giải thích các mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng địa lý…nhưng do không phải chuyên môn lại bị hỏi bất ngờ nên thầy cô phải hẹn trả lời vào tiết học sau vì còn phải về tìm hiểu.
Có giáo viên tiết lộ, sợ nhất là khi dạy chéo ban mà gặp học sinh cứ hay hỏi. Cầu mong cho không ai hỏi phải câu khó. Một số giáo viên có kinh nghiệm chia sẻ bí quyết để trả lời trong những tình huống này cho các em tìm hiểu và sẽ trả lời vào tiết học sau.
Trong thực tế, giáo viên biết mười dạy một mà vẫn còn gặp khó khăn khi truyền tải kiến thức đến nhiều đối tượng học sinh. Nhưng khi giáo viên chỉ biết một dạy một thì e rằng chất lượng giáo dục sẽ thật sự đáng báo động.
Trước những thực trạng trên, nhiều giáo viên mong mỏi ngành giáo dục có giải pháp phù hợp để làm sao học sinh không bị ảnh hưởng chất lượng.
Giáo viên đánh giá học sinh đúng theo Thông tư 27 sẽ hết 'cơn mưa giấy khen'
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định việc khen thưởng học sinh chặt chẽ và khó hơn Thông tư 30 và Thông tư 22 sửa đổi một số điều của Thông tư 30 rất nhiều.
Năm học 2019-2020, trên diễn đàn mạng xã hội lan truyền chóng mặt hình ảnh một tấm hình mà trong đó cả lớp đang khoe giấy khen, duy chỉ có một học sinh ngồi bàn đầu với vẻ mặt buồn thiu là không có.
Đây không phải là trường hợp cá biệt, trong thực tế có khá nhiều lớp học mà tỉ lệ học sinh giỏi được nhận giấy khen chiếm tới hơn 90%. Vì thế, nhiều người gọi là "cơn mưa giấy khen".
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: VOV.vn.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng loạn khen để những tờ giấy khen thay vì nhận được là niềm vinh dự, tự hào lại trở nên đại trà như vậy?
Nhiều người bỉ bôi, lên án và đưa ra rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó không ít người quy kết do cách đánh giá xếp loại hiện nay trong ngành giáo dục dễ dãi hơn trước.
Tuy nhiên, là người trong nghề, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và thực hiện việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư mới (Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học), theo tôi nếu giáo viên đánh giá đúng theo hướng dẫn trong Thông tư, chắc chắn sẽ không có hiện tượng mưa giấy khen như thế.
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định việc khen thưởng thế nào?
Thông tư quy định, khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;
Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Giáo viên đánh giá đúng, học sinh sẽ rất khó nhận được giấy khen
Khen thưởng đột xuất cho những học sinh có thành tích đột xuất trong năm học ở các trường tiểu học hầu như rất hiếm. 30 năm đi dạy nhưng chưa một lần người viết chứng kiến học sinh được nhà trường tổ chức khen thưởng đột xuất vì có thành tích đột xuất trong năm học.
Thế nên học sinh nhận được giấy khen chủ yếu ở cuối năm học. Để được nhận giấy khen cho danh hiệu Học sinh Xuất sắc, các em phải được đánh giá có kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc.
Để kết quả giáo dục được xếp mức Hoàn thành xuất sắc, học sinh phải có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành Tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
Muốn được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành Tốt thì 5 môn học phải được đánh giá mức Tốt, bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của 3 môn học phải đạt 9 điểm trở lên, cùng với đó có 8 năng lực và 5 phẩm chất phải được đánh giá mức Tốt.
Nhận được giấy khen cho danh hiệu Học sinh Tiêu biểu, các em phải được đánh giá hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
Muốn được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt thì 5 môn học phải được đánh giá mức Tốt, bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của 3 môn học phải đạt 7 điểm trở lên, cùng với đó có 8 năng lực và 5 phẩm chất phải được đánh giá mức Tốt.
Với những quy định như thế này, nếu giáo viên đánh giá một cách công tâm, công bằng và trung thực, có lớp sẽ không có học sinh xuất sắc, có lớp được vài ba em học sinh tiêu biểu là nhiều.
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định việc khen thưởng học sinh chặt chẽ và khó hơn Thông tư 30 và Thông tư 22 sửa đổi một số điều của Thông tư 30 rất nhiều.
Bởi thế, để tình trạng loạn giấy khen như nhiều địa phương lỗi không do ngành giáo dục, không phải do các thông tư quy định thoáng như nhận xét của nhiều người mà bắt nguồn từ chính các thầy cô giáo đang trực tiếp đánh giá học sinh.
Vì sao nhiều thầy cô giáo thích được khen học sinh nhiều như thế?
Ngoài một số trường học hiện nay, đặt chỉ tiêu học sinh hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt khá cao nên dẫn đến số lượng học sinh được khen thưởng cũng rất cao. Giáo viên vì muốn hoàn thành chỉ tiêu đề ra, buộc phải cố gắng thực hiện.
Bên cạnh đó, còn nguyên nhân sâu xa khác đến từ phía giáo viên. Một số thầy cô giáo dạy thêm nên luôn muốn những học sinh học thêm của mình cuối năm được nhận giấy khen để làm vui lòng phụ huynh. Bởi thế, khi đánh giá cuối năm, những thầy cô giáo này đã có phần du di khá nhiều.
Để hạn chế tình trạng loạn khen không khó nếu nhà trường muốn làm. Theo người viết, không cần tổ chức lại kỳ kiểm tra, không cần buộc học sinh làm bài khảo sát, chỉ cần vấn đáp nhanh về một số năng lực, phẩm chất cốt lõi như năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ... chỉ cần một năng lực hoặc một phẩm chất nào không đạt mức Tốt thì chính học sinh ấy đã không đủ điều kiện để được khen thưởng.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-27-2020-tt-bgddt-quy-dinh-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-190364-d1.html
Các môn tích hợp liệu có kết cục giống VNEN? Thật khó tin, rằng sau một thời gian chuẩn bị, triển khai, ban hành đến khi thực hiện các môn tích hợp lại rối như hiện nay. Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ kết thúc chương trình năm học 2021-2022 theo kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay đối với lớp 6 đang thực hiện theo chương trình mới giáo viên vẫn "rối...