Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố?

Theo dõi VGT trên

Nếu giáo viên không giỏi chuyên môn, không đủ kiến thức bộ môn sẽ không thể dạy được học sinh giỏi, hệ lụy sẽ vô cùng lớn.

Sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai ở bậc trung học cơ sở xuất hiện các môn tích hợp trong đó có môn Khoa học tự nhiên (tích hợp môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý (tích hợp môn Lịch sử, Địa lý).

Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều hướng tới việc sau khi đào tạo, bồi dưỡng, giáo viên sẽ đảm nhận được 2, 3 phân môn trên.

Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố? - Hình 1

Ảnh minh họa – Vtv.vn

Tôi cho rằng có ít giáo viên đủ kiến thức môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý sau đào tạo

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng năm 2022-2023 với các lớp 1, 2, 3, 7, 10 và đến năm 2024-2025 sẽ thực hiện toàn bộ ở các cấp học, bậc học.

Hiện nay, ở bậc trung học cơ sở có 2 môn học còn phức tạp, rối rắm trong quá trình thực hiện là môn Khoa học tự nhiên (tích hợp môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý (tích hợp môn Lịch sử, Địa lý).

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết phản ánh bất cập, rắc rối phát sinh khi tích hợp 2, 3 phân môn thành môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở bậc trung học cơ sở như:

“”; “”; “”; “”; “”; “”; “”; “”; “”; “”;…

Hay ý kiến đề xuất dừng việc tích hợp từ lớp 8, 9 như: “”; “”;…

Thực tế, qua 1 năm triển khai việc dạy tích hợp ở lớp 6 gặp vô số bất cập, sắp tới khi thực hiện ở lớp 7 dự báo sẽ còn nhiều bất cập, rối rắm.

Hiện nay, nhiều nơi chưa bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nên vẫn dạy theo kiểu 2, 3 thầy cùng một sách, cùng một cột điểm, đánh giá, nhận xét, bài kiểm tra định kỳ thì 2,3 giáo viên cùng chấm 1 bài, cùng nhận xét học sinh,…

Theo quan điểm chương trình mới, theo các hướng dẫn, quyết định bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp sẽ hướng đến 1 giáo viên sẽ dạy cả 2, 3 phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

Qua một thời gian triển khai, vấn đề khó nhất khi thực hiện không phải phân công thời khóa biểu, sắp xếp môn giảng dạy, nhận xét mà khó nhất chính là việc sau khi bồi dưỡng sẽ khó có giáo viên đủ kiến thức để giảng dạy cả 2, 3 phân môn, nhất là ở khối lớp 8, 9 có nhiều kiến thức rất khó.

Bởi, giáo viên mất 3 – 4 năm để học 1 môn chuyên ngành, ra giảng dạy có những bài còn chưa được hài lòng, chỉ học thêm 300-540 tiết trong điều kiện vừa dạy vừa học thì khó có thể đáp ứng.

Video đang HOT

Để giảng dạy được thì giáo viên phải nắm được kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu theo nguyên tắc “biết 10 dạy 1″.

Với giáo viên hiện nay ở lứa tuổi trên 40 tuổi, hơn 20 năm chỉ giảng dạy một môn, cộng với sức khỏe, trí nhớ suy giảm người viết cho rằng họ sẽ rất khó nắm bắt kiến thức cả 2, 3 phân môn để dạy tốt các môn tích hợp.

Giáo viên lớn tuổi, sức khỏe giảm sút, vừa dạy, vừa tập huấn chương trình mới, vừa thực hiện hàng loạt hồ sơ sổ sách mới,… gặp khó khăn trong việc học bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu 1, 2 phân môn còn lại để dạy được cả 2, 3 phân môn.

Giả sử với 1 giáo viên Vật lý, 20 năm chỉ học tập, giảng dạy Vật lý, kiến thức môn Hóa học, Sinh học đã không còn thì tiếp thu như thế nào với những kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành của môn Hóa học, Sinh học để dạy tốt được cả 3 phân môn.

Giáo viên Vật lý, Sinh học trên cần bao nhiêu thời gian để học thuộc được tên các nguyên tố trong Bảng nguyên tố hóa học, hóa trị từng nguyên tố, tên gọi các nguyên tố, hợp chất dưới đây khi sức khỏe, sự tiếp thu đã không còn như trước đây.

Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố? - Hình 2

Cách đọc mới một số nguyên tố hóa học – ảnh minh họa trên Facebook

Người viết cho rằng, chỉ với những lực lượng giáo viên trẻ mới ra trường được học bài bản môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý có khả năng dạy được ở lớp 6, 7, khi kiến thức nó chủ yếu cơ bản, phổ thông.

Với kiến thức của lớp 8, 9 các môn tích hợp sẽ khó hơn, người viết cho rằng với lực lượng giáo viên đang giảng dạy nhất là những giáo viên trên 40 tuổi, dù tập huấn, bồi dưỡng xong cũng sẽ có một lượng lớn không đủ kiến thức để có thể dạy được 2, 3 phân môn.

Một số giáo viên đã hoàn thành lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên cho rằng việc bồi dưỡng không hiệu quả vì chương trình bồi dưỡng thực chất giống giáo trình giảng dạy sinh viên đại học sư phạm, trong khi kiến thức phổ thông của các môn trên giáo viên đã không còn nhớ, khó tiếp thu nên việc bồi dưỡng chủ yếu “cưỡi ngựa xem hoa”, đối phó, chủ yếu để lấy được chứng chỉ để hợp thức hóa giảng dạy chứ hiệu quả thì người viết cho rằng rất thấp.

Nên người viết cho rằng, khó khăn nhất của bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý không phải là thời khóa biểu, vào điểm, nhận xét,… mà khó nhất trong thời gian tới là sau khi đào tạo bồi dưỡng sẽ có một số giáo viên không đáp ứng, không đủ kiến thức để giảng dạy được cả 2, 3 phân môn.

Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu giáo viên không giỏi chuyên môn, không đủ kiến thức bộ môn sẽ không thể dạy được học sinh giỏi, hệ lụy sẽ vô cùng lớn.

Theo ý kiến của người viết, Bộ Giáo dục nên nghiên cứu phương án các chuyên đề ở lớp 8, 9 của phân môn nào để giáo viên đó dạy để đảm bảo tính chuyên sâu, khoa học. Nó cũng là cơ sở, tiền đề để các em có lựa chọn môn học, định hướng nghề nghiệp từ lớp 10.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Quyết định bổ sung biên chế của Bộ Chính trị giúp khai thông thực hiện NĐ 116

Việc bổ sung biên chế giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng để các địa phương thực hiện quyết liệt hơn việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116.

Đầu tháng 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai công lập cho năm học 2022-2023.

Trước đó, ngày 18/7, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định về việc giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022-2026. Riêng năm học 2022-2023, giao bổ sung 27.850 giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Nhiều trường sư phạm còn khó khăn khi thực hiện Nghị định 116

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Báu - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Hồng Đức cho biết: hiện nay, thực hiện , rất nhiều cơ sở giáo dục thiếu giáo viên.

Ngay cả thời điểm trước khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ cũng đã diễn ra.

Không thể để tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, các quy định cũng phải bắt kịp tình hình giáo dục thực tế của các địa phương, các đơn vị.

Quyết định bổ sung biên chế của Bộ Chính trị giúp khai thông thực hiện NĐ 116 - Hình 1

Tiến sĩ Lê Viết Báu - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hồng Đức. Ảnh: NVCC

Quyết định bổ sung biên chế giáo viên của Bộ Chính trị là một tín hiệu đáng mừng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng khuyến khích, động viên sinh viên có học lực tốt vào học tập tại các trường sư phạm để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Tiến sĩ Lê Viết Báu cũng cho rằng, bổ sung biên chế giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng để các địa phương thực hiện quyết liệt hơn việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP.

"Hiện nay đâu đó vẫn còn có quan điểm, không muốn cấp ngân sách để chi trả cho việc đặt hàng đào tạo giáo viên vì nghĩ rằng, sinh viên tốt nghiệp sư phạm hàng năm vẫn đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, dẫn tới nhiều trường sư phạm trong hệ thống gặp nhiều khó khăn khi thực hiện Nghị định 116", Tiến sĩ Lê Viết Báu nói.

Trong lúc nhiều trường đại học đang trong lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, vậy các trường sư phạm lấy nguồn nào để chi trả cho giáo viên, duy trì và phát triển công tác đào tạo?

"Tôi cho rằng, cần phải có những giải pháp đồng bộ, nhất quán từ Chính phủ đến các bộ, ban, ngành, các địa phương, trên cơ sở khảo sát nhu cầu, địa phương cần phải đặt hàng đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm.

Năm học 2021 - 2022, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực trong việc triển khai Nghị định 116, số lượng đặt hàng đào tạo giáo viên mà tỉnh giao cho Trường Đại học Hồng Đức là gần 1200 chỉ tiêu.

Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt chế độ chính sách cho sinh viên sư phạm, cấp tiền hỗ trợ cho sinh viên theo Nghị định 116, đó là một sự khuyến khích rất tốt đối với sinh viên", thầy Báu thông tin.

Bổ sung biên chế sẽ "khai thông" việc thực hiện Nghị định 116

Chia sẻ với phóng viên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn cho biết, Quyết định của Bộ Chính trị và văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức kịp thời, tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại để triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP.

Quyết định này góp phần giải quyết vấn đề về đội ngũ cho quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, vì đội ngũ giáo viên là yếu tố mang tính quyết định đến thành công của chương trình mới.

Quyết định bổ sung biên chế của Bộ Chính trị giúp khai thông thực hiện NĐ 116 - Hình 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn. (Ảnh: Trường Đại học Quy Nhơn)

Bàn về việc thực hiện Nghị định 116, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Mỹ cho rằng điểm nghẽn hiện nay chính là biên chế giáo viên đang không đồng bộ với định mức. Vừa qua, khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo , các địa phương lại bị khống chế bởi số lượng biên chế nên chỉ tiêu sư phạm đã bị giảm rất nhiều.

Ví dụ như tỉnh Gia Lai, Kon Tum,... là những địa phương đang , nhưng khi tổng hợp số lượng từ địa phương lên thì chỉ tiêu lại giảm. Năm nay, Trường Đại học Quy Nhơn giảm đến 500 chỉ tiêu, có ngành chỉ có 5 - 10 chỉ tiêu, vấn đề nằm ở số lượng biên chế giáo viên.

Năm học 2021 - 2022, Trường Đại học Quy Nhơn cũng nhận được số lượng đặt hàng rất ít từ các địa phương, chủ yếu là Bộ giao chỉ tiêu cho trường.

Địa phương đặt hàng thì phải dựa trên cơ sở chỉ tiêu biên chế. Rõ ràng thống kê là thiếu giáo viên nhưng đặt hàng lại rất ít, đây là mâu thuẫn đang tồn tại.

Ngay trong năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu khẩn trương tuyển dụng 27.850 . Bộ Nội vụ cần khẩn trương giao số lượng biên chế của từng địa phương, trên cơ sở đó các địa phương đặt hàng cho các cơ sở đào tạo giáo viên.

Sinh viên sư phạm được miễn học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt và thêm cơ chế ra trường có việc làm thì chắc chắn chất lượng đầu vào sẽ cao, tương lai sẽ có đội ngũ giáo viên chất lượng để phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Cũng phải sớm đảm bảo đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình mới, biên chế theo từng năm phải có con số cụ thể. Giao số lượng cho năm học này nhưng cũng phải tính toán những năm tiếp theo để việc thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 có lộ trình cụ thể.

Đây là năm thứ hai chúng ta thực hiện Nghị định 116, nhưng việc này phụ thuộc vào quyết định đặt hàng của các địa phương. Ngoài đặt hàng của địa phương, trường sư phạm đào tạo để đảm bảo các nhu cầu khác, như đào tạo đáp ứng nhu cầu của các cơ sở giáo dục ngoài công lập,...tính toán dôi dư vì sẽ có những sinh viên học xong chưa làm việc ngay mà học tập nâng cao.

Có biên chế là một tín hiệu tích cực, kịp thời nhưng cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết bài toán nhân lực.

"Có thể nói, biên chế giáo viên chính là "nút thắt" đối với việc thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116, tuy nhiên, muốn gỡ "nút thắt" này cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, thống nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Bộ Nội vụ cũng như ở các địa phương.

Xác định số lượng, nhu cầu đào tạo giáo viên là việc hoàn toàn có thể thực hiện. Các ngành kinh tế, kỹ thuật đào tạo theo thị trường thì khó xác định nhu cầu nhưng trong ngành giáo dục, dựa vào số biên chế, số giáo viên nghỉ hưu, số lượng học sinh,... là có thể dự báo được.

Tôi tin rằng quyết định bổ sung biên chế sẽ khai thông việc thực hiện Nghị định 116. Triển khai thành công Nghị định 116 sẽ quyết định chất lượng nguồn nhân lực ngành sư phạm trong tương lai", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Mỹ khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Drama căng đét: Dương Mịch - Lưu Thi Thi giành giật vị trí nảy lửa kế Lưu Diệc Phi, tạo nên 30 phút im lặng đáng sợ trên thảm đỏ?Drama căng đét: Dương Mịch - Lưu Thi Thi giành giật vị trí nảy lửa kế Lưu Diệc Phi, tạo nên 30 phút im lặng đáng sợ trên thảm đỏ?
14:45:13 17/12/2024
Chuyện thật như đùa: Học đại học 3 năm, nữ sinh bất ngờ nhận được không báo "em không phải là sinh viên trường này"Chuyện thật như đùa: Học đại học 3 năm, nữ sinh bất ngờ nhận được không báo "em không phải là sinh viên trường này"
16:09:18 17/12/2024
Lộ thời điểm nghi Nhật Kim Anh được bạn trai mới cầu hônLộ thời điểm nghi Nhật Kim Anh được bạn trai mới cầu hôn
14:48:21 17/12/2024
Lisa (BLACKPINK) bị miệt thị ngoại hìnhLisa (BLACKPINK) bị miệt thị ngoại hình
15:12:58 17/12/2024
Sao Hàn 17/12: 'Á hậu bị Samsung ruồng bỏ' ngất xỉu liên tục, phải cấp cứuSao Hàn 17/12: 'Á hậu bị Samsung ruồng bỏ' ngất xỉu liên tục, phải cấp cứu
16:08:36 17/12/2024
Xem Olympia vô tình va phải trai đẹp nhà họ Hứa hệ thư sinh: 10 điểm "đường kiến thức", 10 điểm đường hình luôn!Xem Olympia vô tình va phải trai đẹp nhà họ Hứa hệ thư sinh: 10 điểm "đường kiến thức", 10 điểm đường hình luôn!
16:13:33 17/12/2024
Thanh Sơn lên tiếng về quan hệ hiện tại với Khả Ngân, nói đúng 1 câu gây chấn độngThanh Sơn lên tiếng về quan hệ hiện tại với Khả Ngân, nói đúng 1 câu gây chấn động
15:10:37 17/12/2024
"Tại sao Jung Woo Sung cứ phải chối bỏ mẹ của con trai mình?""Tại sao Jung Woo Sung cứ phải chối bỏ mẹ của con trai mình?"
17:36:13 17/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ

Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ

Thế giới

19:51:10 17/12/2024
Các quan chức cho biết đối tượng gây án đã đến trường đúng giờ và sau khoảng 3 giờ đồng hồ học tại trường, đã tiến hành vụ xả súng. Sau khi gây án, đối tượng đã sử dụng luôn khẩu súng để tự sát.
Hyun Bin lần đầu có phản hồi thẳng thắn về 1 tin đồn với bà xã cách đây 6 năm

Hyun Bin lần đầu có phản hồi thẳng thắn về 1 tin đồn với bà xã cách đây 6 năm

Sao châu á

19:47:35 17/12/2024
Hyun Bin đã khiến công chúng thích thú khi trả lời thẳng thắn về 1 tin đồn liên quan tới bà xã Son Ye Jin cách đây 6 năm.
Sự thật phía sau bức ảnh cô dâu trải chiếu ngồi ven đường ở Yên Bái

Sự thật phía sau bức ảnh cô dâu trải chiếu ngồi ven đường ở Yên Bái

Netizen

19:39:38 17/12/2024
Hình ảnh cô dâu trải chiếu ngồi đợi ven đường, không có chú rể bên cạnh khiến nhiều người đặt câu hỏi. Mới đây, video quay cảnh một cô dâu đội nón, trải chiếu ngồi ven đường thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
Bắt giữ đối tượng cho vay lãi nặng tới 365%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay lãi nặng tới 365%/năm

Pháp luật

19:36:27 17/12/2024
Trong gần 2 năm, Thuỷ đã cho 10 người dân vay tiền với lãi suất tới 365%/năm, thu lãi số tiền hơn 500 triệu đồng.
Cặp đôi hơn 100 tuổi kết hôn sau 9 năm hẹn hò

Cặp đôi hơn 100 tuổi kết hôn sau 9 năm hẹn hò

Lạ vui

19:18:34 17/12/2024
Cụ bà Marjorie Fiterman (102 tuổi) và cụ ông Bernie Littman (100 tuổi) là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói tuổi tác không thể ngăn cản tình yêu .
Filip Nguyễn vui "đỉnh nóc, kịch trần", Huỳnh Như thốt lên điều ước khi thấy ĐTVN hạ Indonesia

Filip Nguyễn vui "đỉnh nóc, kịch trần", Huỳnh Như thốt lên điều ước khi thấy ĐTVN hạ Indonesia

Sao thể thao

19:17:07 17/12/2024
Sau gần 1 năm chờ đợi, cuối cùng thủ môn Filip Nguyễn cũng đã có được trận thắng đầu tiên khi bắt chính cho tuyển Việt Nam.
Không thời gian: Lộ diện thế lực ngầm kiểm soát bản Khò Hồng

Không thời gian: Lộ diện thế lực ngầm kiểm soát bản Khò Hồng

Phim việt

19:07:25 17/12/2024
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 13, một nhân vật mới tên Lãm (Anh Tuấn) xuất hiện trên địa bàn. Lãm là tên nghiện ma túy và dường như còn kiểm soát người dân ở khu vực này.
Một sao nữ Việt nổi tiếng: "Vì căn bệnh này nên tôi bị hiếm muộn"

Một sao nữ Việt nổi tiếng: "Vì căn bệnh này nên tôi bị hiếm muộn"

Sao việt

19:04:23 17/12/2024
Là khách mời trong chương trình Sống một đời rực rỡ , Phương Trinh Jolie đã có những chia sẻ về cuộc sống hôn nhân của mình với MC Hoàng Oanh.
Will Smith phủ nhận liên quan đến bê bối của Sean "Diddy" Combs

Will Smith phủ nhận liên quan đến bê bối của Sean "Diddy" Combs

Sao âu mỹ

18:47:46 17/12/2024
Will Smith thẳng thắn nhắc tới Sean Diddy Combs, phủ nhận mọi tin đồn cho rằng anh có liên quan đến vụ bê bối tình dục này.
Cô nàng sinh năm 1990 mang "sự sống" vào tổ ấm, cảm giác được "chữa lành" ngay khi bước vào nhà

Cô nàng sinh năm 1990 mang "sự sống" vào tổ ấm, cảm giác được "chữa lành" ngay khi bước vào nhà

Sáng tạo

17:26:42 17/12/2024
Trong cuộc sống hối hả của thời đại ngày nay, mỗi chúng ta đều khao khát một nơi bình yên để về, nơi mà mỗi bước chân bước vào là một lần được chữa lành tâm hồn, giống như cô gái sinh năm 1990 này đã làm với tổ ấm của mình.
Vũ Thảo My đắt show sau khi giành quán quân 'Our song Vietnam'

Vũ Thảo My đắt show sau khi giành quán quân 'Our song Vietnam'

Tv show

17:21:16 17/12/2024
Sau khi cùng Thu Minh giành giải quán quân Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta , ca sĩ Vũ Thảo My nhận được nhiều chú ý của khán giả.