Dạy môn Khoa học tự nhiên: Bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của Chương trình
Ngày 5/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có buổi làm việc, trao đổi trực tuyến với một số phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội liên quan đến triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ trao đổi trực tuyến với một số phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội.
Chạy chương trình đúng tiến độ
Triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên, Trường THCS Ngô Gia Tự, quận Long Biên đã bố trí được thời khóa biểu hợp lý, chạy chương trình đúng tiến độ và cả 4 khối 6, 7, 8, 9 đều không bị đẩy tiết.
Chia sẻ cách triển khai, cô hiệu trưởng Vũ Thị Hải Yến cho biết: Phần giới thiệu về bộ môn Khoa học tự nhiên được dạy từ tuần 1 đến tuần 4 với 4 tiết/tuần (2 tiết do giáo viên Vật lý thực hiện, 2 tiết do giáo viên Sinh học thực hiện).
Từ tuần 5 đến tuần 10 dạy chương “Chất và sự biến đổi của Chất”, bố trí giáo viên chuyên môn Hóa học đảm nhận, thời lượng 4 tiết/tuần.
Tuần 11 đến tuần 18 dạy chương “Vật sống”, bố trí giáo viên chuyên môn Sinh học đảm nhiệm, thời lượng 4 tiết/ tuần. Tương tự như vậy với các tuần từ 19 đến 25.
Với cách sắp xếp tương tự, tuần 26 đến 29 bố trí giáo viên chuyên môn Vật lý dạy 4 tiết/ tuần; tuần 30-31, giáo viên chuyên môn Sinh học dạy 4 tiết/tuần; tuần 32-35, giáo viên chuyên môn Vật lý dạy 4 tiết/tuần.
Không chỉ riêng THCS Ngô Gia Tự, hiện 100% trường THCS trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đã bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của chương trình môn Khoa học tự nhiên. Theo chia sẻ của Trưởng phòng GD&ĐT Vũ Thị Thu Hà, đây là kết quả của việc nghiên cứu kĩ, triển khai sớm các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Bản thân trưởng phòng GD&ĐT cũng đọc, nghiên cứu kĩ cả 3 bộ sách giáo khoa Khoa học tự nhiên và nhận thấy đây là môn học tích hợp, nếu dạy song song sẽ rời rạc, không có mạch kiến thức, vì thế học sinh rất khó hiểu, khó hình dung, khó nhớ.
“Sau khi có sự đồng thuận của giáo viên, chúng tôi cũng phân tích, nếu dạy song song Lý, Hoá, Sinh thì sẽ phá vỡ nội dung chương trình, phá bỏ nội dung sách giáo khoa; nên quyết tâm triển khai theo hướng dạy tuần tự theo sách giáo khoa.
Giáo viên dạy Khoa học tự nhiên có thể phải tăng tiết (bình thường là 19 tiết/tuần, nhưng thầy cô dạy Khoa học tự nhiên sẽ có tuần phải dạy 20-21 tiết), nhưng thầy cô đồng thuận, chấp nhận khó khăn để bảo đảm học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Nhà trường cũng thay đổi thời khóa biểu và kế hoạch dạy học theo tháng cho phù hợp với thực tế dạy học” – cô cô Vũ Thị Hải Yến chia sẻ.
Video đang HOT
Như vậy, theo cô Vũ Thị Hải Yến, việc dạy học bảo đảm đủ 140 tiết/năm, đồng thời bảo đảm tính logic của chương trình Khoa học tự nhiên.
Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Gia Tự chia sẻ thêm: Trước khi triển khai dạy học, nhà trường đã nghiên cứu kỹ các văn bản, rà soát nhân sự, sắp xếp công việc, ưu tiên giáo viên môn Sinh, Vật lý, Hoá học không phải làm nhiều các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác, kể cả công tác chủ nhiệm, để thầy cô có đủ sức khỏe đảm nhận công việc.
Sau đó, trường tổ chức họp Hội đồng sư phạm phân tích Chương trình giáo dục phổ thông 2018, và đặc thù của bộ môn Khoa học tự nhiên để cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu, cùng chia sẻ, gánh vác chung công việc.
Không chỉ riêng THCS Ngô Gia Tự, hiện 100% trường THCS trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đã bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của chương trình môn Khoa học tự nhiên.
Theo chia sẻ của Trưởng phòng GD&ĐT Vũ Thị Thu Hà, đây là kết quả của việc nghiên cứu kĩ, triển khai sớm các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Bản thân trưởng phòng GD&ĐT cũng đọc, nghiên cứu kĩ cả 3 bộ sách giáo khoa Khoa học tự nhiên và nhận thấy đây là môn học tích hợp, nếu dạy song song sẽ rời rạc, không có mạch kiến thức, vì thế học sinh rất khó hiểu, khó hình dung, khó nhớ.
Đại diện các nhà trường chia sẻ về triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên.
Đáp ứng đúng chương trình, bảo đảm cho giáo viên giảng dạy phù hợp
Nhấn mạnh một trong những nét mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính là môn tích hợp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ yêu cầu các cơ sở giáo dục bố trí thời gian để tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên bảo đảm đáp ứng yêu cầu, thể hiện rõ tính mới của Chương trình.
Triển khai thực hiện được trước hết cần nhận thức đầy đủ về môn học này, từ đó có sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD&ĐT, Sở/Phòng GD&ĐT, đến các hiệu trưởng, lan tỏa đến giáo viên và thực hiện với quyết tâm cao. Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường.
“Cần tổ chức dạy học theo đúng tinh thần của môn Khoa học tự nhiên; trường hợp rất đặc biệt, quá khó khăn mới sắp xếp dạy song song các chủ đề, nhưng phải bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Riêng với thời khóa biểu, Thứ trưởng lưu ý cần sắp xếp linh hoạt, có thể không nhất thiết “đồng phục” 4 tiết Khoa học tự nhiên/tuần mà có thể điều chỉnh tăng, giảm sao cho phù hợp, không quá tải cho giáo viên. Khi giáo viên có giờ Khoa học tự nhiên thì các tuần đó điều chỉnh bớt 1 số tiết ở lớp khối 7, 8; các tiết này được xếp dồn vào các tuần trước, hoặc các tuần sau đó cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm cân đối về nội dung dạy học theo từng học kì. Lớp 9 cuối cấp nên ổn định. “Vấn đề đặt ra là phải đáp ứng đúng chương trình, bảo đảm cho giáo viên giảng dạy phù hợp” – Thứ trưởng cho hay.
Nhắc lại những điểm mới, điểm khác biệt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thứ trưởng đồng thời lưu ý đến xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và nhấn mạnh, nội dung này được phân cấp cho nhà trường, do nhà trường quyết định; trong đó có việc sắp xếp thời khóa biểu. Cùng với đó là tinh thần sẵn sàng thay đổi của tập thể, giáo viên nhà trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đánh giá tác động khi triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên…
“Với đội ngũ giáo viên hiện hành, việc xếp thời khóa biểu để dạy học môn Khoa học tự nhiên theo đúng logic của chương trình là hoàn toàn thực hiện được. Vấn đề là nhận thức và sự quyết tâm thực hiện của Hiệu trưởng, cùng tập thể sư phạm của nhà trường”. Thứ trưởng nhấn mạnh và yêu cầu các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo thống nhất theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, phát huy tinh thần tự chủ của các nhà trường trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, xếp thời khóa biểu bảo đảm khoa học, sư phạm, thực hiện đúng, hiệu quả, chất lượng các chương trình môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông.
Triển khai các môn học tích hợp: Không để bị động!
Từ năm học 2021 - 2022, môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý lần đầu tiên được giảng dạy ở lớp 6.
Dạy học tích hợp đã được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng vào các môn học. Ảnh minh họa
Việc bố trí đội ngũ để dạy học các môn này được nhà trường, địa phương lưu ý đặc biệt, bởi triển khai việc chưa có tiền lệ luôn đi kèm theo khó khăn, thách thức.
Xác định lộ trình riêng chuẩn bị đội ngũ
Từ học kỳ I năm học 2020 - 2021, Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình đã lên kế hoạch dự kiến phân công giáo viên (GV) có trình độ, năng lực để dạy Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý lớp 6 năm học 2021 - 2022. Cán bộ, GV nhà trường tham gia đầy đủ hoạt động tập huấn trực tiếp, trực tuyến về Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 do Bộ/sở/phòng GD&ĐT tổ chức.
Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Dũng, dù trường chủ động từ sớm, nhưng sẽ có khó khăn không tránh khỏi, bởi đội ngũ quen với cách dạy riêng rẽ từng môn học. Hình thức quản lí nhà trường, hoạt động chuyên môn của GV cũng quen với cách tách biệt các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý...
"Nhà trường xác định lộ trình riêng về bồi dưỡng và phân công người dạy, bổ sung phòng học và thiết bị dạy học, liên kết với các cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu, cơ sở sản xuất... để tổ chức cho HS trải nghiệm và tìm tòi, khám phá. Đồng thời, tiến hành các biện pháp hỗ trợ như bồi dưỡng, tự bồi dưỡng GV để có vốn tri thức rộng và khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức liên quan. Trong hoạt động chuyên môn, nhà trường bố trí lại theo hướng: GV trong tổ bộ môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội hỗ trợ lẫn nhau những nội dung, chủ đề tích hợp" - thầy Nguyễn Tiến Dũng nêu giải pháp.
Chia sẻ khó khăn tương tự, từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Thủy, Phú Thọ, cho biết: Một số cơ sở giáo dục còn thiếu GV các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Ví dụ, có trường chỉ có 1 GV môn Hóa học. Việc giảng dạy theo chương trình hiện hành (môn Hóa chỉ có ở lớp 8, lớp 9) đã khó khăn; nay thêm môn Khoa học tự nhiên ở khối lớp 6 sẽ là thách thức với các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của mỗi GV giảng dạy từng phân môn trong trường không đồng đều. Cần có một bộ phận GV còn có tư tưởng ỷ lại, không có ý thức phấn đấu...
"Xác định được khó khăn trên, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường THCS trong huyện ưu tiên sắp xếp đội ngũ GV tốt nhất giảng dạy lớp 6 năm học 2021 - 2022, trong đó đặc biệt chú trọng tới 2 môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Đồng thời, tham mưu UBND huyện bố trí, điều động, luân chuyển GV hợp lý. Bảo đảm các trường có đủ GV giảng dạy môn học trên. Ngoài ra, có kế hoạch bồi dưỡng GV, tiến dần tới 1 GV có thể đảm nhiệm ít nhất 2 đến 3 phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý" - ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.
Trong giờ học tích hợp theo phương pháp mới tại Trường THCS Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ, TPHCM).
Lưu ý phân công GV, tổ chức giảng dạy
Năm học 2021 - 2022, tỉnh Vĩnh Long có 97 cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy lớp 6 theo Chương trình GDPT năm 2018. Dự kiến có khoảng 2.207 GV tham gia giảng dạy khối 6 năm học 2021 - 2022, trong đó có 326 GV dạy môn Khoa học tự nhiên, 230 GV dạy môn Lịch sử và Địa lý.
Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long Trịnh Văn Ngoãn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý là 2 môn học tích hợp nên phân công GV và tổ chức giảng dạy có những nét khác biệt so với chương trình hiện hành. Cụ thể, ở chương trình hiện hành, Lịch sử, Địa lý là 2 môn độc lập, mỗi môn được bố trí 1 tiết/lớp/tuần ở khối 6. Nhưng theo Chương trình GDPT 2018, 2 môn này được tích hợp với nhau thành môn học Lịch sử và Địa lý, bố trí 105 tiết/lớp/năm học ở khối 6 (bình quân 3 tiết/lớp/tuần).
Tương tự, HS lớp 6 theo chương trình hiện hành chỉ được học môn Vật lý 1 tiết/lớp/tuần, môn Sinh học 2 tiết/lớp/tuần và chưa được học môn Hóa học. Tuy nhiên, theo chương trình mới, HS lớp 6 được học môn Khoa học tự nhiên với thời lượng 140 tiết/lớp/năm học (bình quân 4 tiết/lớp/tuần). Đây là môn tích hợp của các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học theo chương trình hiện hành.
Các địa phương đang chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng việc triển khai các môn học tích hợp.
Từ năm học 2021 - 2022, Sở GD&ĐT Vĩnh Long chủ động yêu cầu các cơ sở giáo dục đánh giá năng lực đội ngũ, lựa chọn GV năng lực tốt, có trách nhiệm cao để phân công giảng dạy khối 6 nói chung, các môn học tích hợp nói riêng. Tính đến nay, tất cả GV được phân công giảng dạy lớp 6 năm học 2021 - 2022 (2.207 GV) được tập huấn giới thiệu SGK lớp 6, nghiên cứu sách và có các bước chuẩn bị về chuyên môn để khi triển khai không bị bỡ ngỡ" - ông Trịnh Văn Ngoãn thông tin.
Tuy địa phương, cơ sở giáo dục, GV đã chủ động chuẩn bị cả về chuyên môn lẫn tinh thần, nhưng quá trình triển khai cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Một trong số đó, theo ông Trịnh Văn Ngoãn là số giờ dạy/năm học của từng phần (Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học...) tăng lên so với chương trình hiện hành, dẫn đến khó khăn về nhân sự (thiếu, thừa cục bộ giữa các môn), nhất là nhân sự môn Hóa học. Khó khăn này, địa phương có thể chủ động điều tiết; nhưng về lâu dài, khi triển khai thực hiện ở các lớp 7, lớp 10 và những năm tiếp theo sẽ rất khó khăn nếu không có sự chuẩn bị sớm.
Ông Nguyễn Anh Tuấn lại xác định khó khăn trong sắp xếp thời khóa biểu, bố trí GV đứng lớp. Ví dụ: Môn Khoa học tự nhiên được bố trí theo chủ đề, trong đó có chủ đề đầu liên quan nhiều đến phân môn Hóa học, nhưng chủ đề sau lại liên quan nhiều đến Sinh học, Vật lý. Vì vậy, nếu không bố trí hợp lý, giai đoạn đầu GV phân môn Hóa học sẽ rất vất vả, trong khi GV các phân môn Vật lý, Sinh học lại không có nội dung để lên lớp.
Phòng GD&ĐT Thanh Thủy chỉ đạo cơ sở giáo dục chủ động sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lý, tránh không để quá tải cục bộ cho từng GV. Các tổ, nhóm chuyên môn phải xây dựng kế hoạch bài dạy chung với những chủ đề tích hợp, liên môn, sau đó bố trí GV tốt nhất giảng dạy chủ đề đó. Tăng cường trao đổi GV các trường khác nhau trong huyện nhằm trau dồi, nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ. - Ông Nguyễn Anh Tuấn
Bộ Giáo dục im lặng việc 2, 3 thầy cô cùng dạy 1 môn, giáo viên lo lắng Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và hướng dẫn cụ thể về dạy học tích hợp để các địa phương, các trường triển khai thực hiện đồng bộ, khoa học, hợp lý. Hiện nay các trường trung học cơ sở khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 6 gặp vô vàn phức tạp, rắc rối,...