Đây mới là loại chất béo trong cơ thể cần loại bỏ đầu tiên vì nó vừa “cứng đầu” vừa đe dọa sức khỏe của bạn
Để hiểu hơn về mỡ nội tạng không những làm chúng ta béo mà còn đe dọa sức khỏe này, bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Chất béo nội tạng (hay còn gọi là mỡ nội tạng) là một loại chất béo tích tụ trong cơ thể của chúng ta, nhưng nó không tích tụ trong các lớp dưới da của eo và đùi mà lại là ở xung quanh các cơ quan trong bụng.
Chất béo nội tạng (hay còn gọi là mỡ nội tạng) là một loại chất béo tích tụ trong cơ thể của chúng ta.
Chất béo nội tạng nguy hiểm hơn so với chất béo dưới da bình thường và để loại bỏ chúng cũng là điều khó khăn hơn hẳn. Nếu như giải pháp cuối cùng của việc loại bỏ mỡ dưới da là phẫu thuật thì các bác sĩ vẫn chưa biết làm cách nào để có thể cắt bỏ lớp mỡ nội tạng.
Để hiểu hơn về loại mỡ không những làm chúng ta béo mà còn đe dọa sức khỏe này, bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Tại sao mỡ nội tạng lại rất nguy hiểm?
Mỡ nội tạng thực sự quan trọng đối với cơ thể, vì chúng bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi những ảnh hưởng của môi trường bên trong. Tuy nhiên, điều quan trọng là tổng khối lượng của chúng không được vượt quá 10-15% tổng lượng chất béo trong cơ thể.
Lượng mỡ nội tạng vượt quá nhiều so với tiêu chuẩn cho phép là một mối nguy hiểm cho sức khỏe. Theo bài viết của bác sĩ Daniel Bubnis – thành viên nhóm cố vấn của trang MedicalNews, chất béo nội tạng dư thừa có thể kích thích phát triển các bệnh như:
- Giãn tĩnh mạch vì nó có thể tăng áp lực quá mức trên chân.
- Nhồi máu cơ tim vì khi tim bị bao phủ bởi chất béo và không thể thực hiện tốt chức năng của nó có thể dẫn đến hậu quả tai hại.
- Các bệnh về bản chất là ung thư.
- Rối loạn nội tiết tố.
- Rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Mỡ nội tạng khác mỡ dưới da như thế nào?
Video đang HOT
Cơ thể chúng ta cần chất béo dưới da. Bằng cách bổ sung lượng dự trữ năng lượng của cơ thể, nó cho chúng ta có sức sống và làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Như bạn đã biết, chất béo tích tụ lại trong cơ thể của chúng ta tùy theo mức thực phẩm chúng ta tiêu thụ. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên, cơ thể của bạn bắt đầu dự trữ chất béo không chỉ ở dưới da, mà còn trực tiếp gần các cơ quan nội tạng – gọi là mỡ nội tạng.
Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến sự gia tăng chất béo xung quanh dạ dày, gan, túi mật, ruột, thận và bộ phận sinh dục. Chất béo nội tạng dư thừa dễ cản trở dòng chảy của máu và bạch huyết đến các cơ quan nội tạng, lưu thông khí trong phổi có thể kém đi, lượng oxy trong cơ thể trở nên mất cân bằng, dẫn đến khó thở và khó ngủ.
Mỡ nội tạng đến từ đâu?
Sự tích tụ các chất béo nội tạng quá mức là do khuynh hướng di truyền. Nhưng cách sống của chúng ta cũng đóng vai trò quan trọng trong việc này. Ví dụ, nhiều người biết rằng đàn ông (ngay cả khi họ có thân hình mảnh mai) cũng có thể có “bụng bia” nếu họ tiêu thụ quá nhiều bia. Bia ảnh hưởng xấu đến testosterone – là một hormone nam chống lại sự tích trữ mỡ dư thừa.
Đối với phụ nữ, sau thời kỳ mãn kinh, bất kể bạn có cấu trúc của hình dạng cơ thể như thế nào và khuynh hướng di truyền ra sao, cơ thể bạn hoàn toàn có thể giảm mạnh khả năng sản xuất estrogen và xác suất phát triển mỡ nội tạng tăng lên đáng kể.
Vì vậy, những người bị mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa và lối sống ít vận động là những người có nguy cơ cao nhất.
Làm thế nào bạn có thể đo lường mỡ nội tạng?
Để xác định số lượng chất béo nguy hiểm này, tốt nhất là bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra y tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng luôn sẵn sàng làm việc này. Nếu bạn chưa có thời gian đi khám mà vẫn muốn biết liệu lượng mỡ nội tạng của mình có đang quá nhiều không thì có thể làm theo cách sau:
Trước tiên, bạn cần phải đo vòng eo của bạn. Nếu kích thước của vòng eo của bạn nằm trong các tiêu chuẩn được chấp nhận chung, thì bạn không cần phải lo lắng về sự dư thừa chất béo bên trong. Chỉ tiêu cho số đo vòng eo phụ nữ là dưới 88cm, còn với nam giới là dưới 93cm.
Thứ hai, bạn tính hệ số. Đo hông và eo của bạn và chia kích thước vòng eo/kích thước hông. Hệ số mà bạn nhận được sẽ cho biết độ lệch so với tiêu chuẩn. Đối với phụ nữ, hệ số này là dưới 0,88 và với nam giới là dưới 0,95 thì bạn có thể yên tâm.
Quan trọng nhất – làm thế nào để bạn thoát khỏi mỡ nội tạng?
Trước hết, bạn cần phải chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh, tăng lượng thức ăn từ thực vật, tức là chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nên bao gồm 70% trái cây và rau quả. Giảm tiêu thụ mỡ động vật (bơ, thịt bò béo hoặc thịt lợn) và các chất béo thực vật tương tự (cọ và dầu dừa).
Bạn cũng nên tránh chất béo trans – chất béo chuyển hóa thường được sử dụng trong việc chuẩn bị các loại bánh nướng xốp, bánh ngọt, bánh quy…
Sửa đổi chế độ ăn uống của bạn và loại bỏ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Những sản phẩm này làm tăng đáng kể hàm lượng đường trong máu, tăng sự tổng hợp insulin. Và đây là một đường dẫn trực tiếp đến sự hình thành chất béo dư thừa trên eo.
Cố gắng giảm thiểu sự tiêu thụ đồ uống có cồn và các món ăn nhẹ mà chúng ta tiêu thụ. Thay thế bánh mì trắng bằng các sản phẩm bánh mì làm từ bột thô. Ăn thức ăn giàu chất xơ để làm sạch ruột và lựa chọn các loại hạt, trái cây sấy khô, trái cây họ cam quýt… để thay thế cho các loại bánh mì có hại.
Và, quan trọng nhất, cố gắng dành thời gian để tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động thể chất mạnh mẽ như là chạy, bơi lội, đi xe đạp, chơi bóng đá hoặc tennis… có thể có tác dụng đốt cháy mỡ nội tạng rất tốt. Kẻ thù chính của chất béo nội tạng là hoạt động. Di chuyển nhiều hơn và tuân theo các quy tắc ăn uống lành mạnh thì bạn sẽ chiến thắng loại chất béo này.
Theo Helino
Các nhà nghiên cứu phát hiện: Ăn uống kiểu này tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm, dễ bị đau tim hoặc đột quỵ
Chế độ ăn yo-yo làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong sớm và dễ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation, các nhà nghiên cứu tại đại học South Korea ở Hàn Quốc theo dõi cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu của 6.748.773 người khỏe mạnh từ hệ thống Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc. Những người tham gia không có bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao khi bắt đầu nghiên cứu và chưa bao giờ bị đau tim.
Tất cả đều được đánh giá ít nhất 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 2005-2012 về trọng lượng, lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol.
Những người có cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu dao động nhiều nhất có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 127%.
Trong khoảng thời gian 5,5 năm, 54.785 người tham gia đã chết, 22.498 người bị đột quỵ và 21.452 bị đau tim. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự biến động lặp đi lặp lại của 4 vấn đề sức khỏe nói trên. Cụ thể, những người có cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu dao động nhiều nhất có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 127%. Họ cũng có nguy cơ bị đau tim cao hơn 43% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 41%.
"Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên chú ý đến sự thay đổi về số đo huyết áp, lượng cholesterol và mức đường huyết của bệnh nhân cũng như trọng lượng cơ thể. Cố gắng ổn định những vấn đề sức khỏe này có thể là một bước quan trọng trong việc giúp họ cải thiện sức khỏe", trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Seung-Hwan Lee cho biết.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra chế độ ăn yo-yo (đôi khi được gọi là vòng quay trọng lượng) làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan giữa việc dao động về sức khỏe và sức khỏe kém nhưng không chứng minh được nguyên nhân và hiệu quả. "Nghiên cứu không chắc chắn liệu những kết quả nghiên cứu ở Hàn Quốc này có thể áp dụng cho người dân Mỹ hay không", tiến sĩ Lee nói thêm.
Và các nhà khoa học cũng phát hiện ra chế độ ăn yo-yo (đôi khi được gọi là vòng quay trọng lượng) làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Một loạt các nhân vật nổi tiếng đã phải "vật lộn" với chế độ ăn yo-yo trong những năm qua, bao gồm Lady Gaga, Mariah Carey, Jessica Simpson và Christina Aguilera.
Christina Aguilera là một trong số những người nổi tiếng đã phải vật lộn với chế độ ăn kiêng yo-yo trong những năm qua (ảnh phải là khi cô đến Giải thưởng Grammy thường niên lần thứ 49 tại Los Angeles ngày 11 tháng 2 năm 2007, ảnh trái được chụp ngay tại lễ 'Jimmy Kimmel Live' ở Los Angeles tháng trước).
Chế độ ăn yo-yo có liên quan đến việc giảm khối lượng cơ và tăng cân nhiều hơn, đặc biệt là xung quanh bụng. Điều này có thể gây ra chất béo lắng đọng xung quanh các cơ quan nội tạng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2 ở một người.
Thử nghiệm ở động vật gặm nhấm cũng cho thấy việc cân nặng dao động có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến suy gan.
Nhắc đến chế độ ăn yo-yo, nhiều người sẽ không quên cái chết của nam ca sĩ Roy Orbison ở tuổi 52 sau một cơn đau tim khi đến thăm mẹ của anh ở Hendersonville, Tennessee. Một nhà nghiên cứu bệnh học đã cho rằng lý do ca sĩ Roy Orbison qua đời là do anh đã bị ám ảnh quá mức với chế độ ăn kiêng yo-yo.
Ăn kiêng yo-yo là kiểu ăn uống quá khắt khe, thậm chí nhịn ăn để giảm cân. Thậm chí để quên đi cảm giác đói, nhiều người ăn theo cách này còn phải uống nước cho đầy bụng cũng như nhờ đến sự trợ giúp của các loại nước dinh dưỡng. Thế nhưng, những người cố nhịn ăn như vậy lại tăng cân trở lại sau đó gọi là "hiệu ứng yoyo" - chỉ tình trạng tăng cân trở lại nhanh chóng sau một thời gian nhịn ăn khổ sở, một khi đã tăng cân lại thì rất khó giảm và còn trở nên béo hơn lúc chưa ăn kiêng. Đó là một quá trình khiến trọng lượng giảm đi rồi lại tăng lên.
Yo-yo là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và cực kì ít calo. Kì thực để giảm số lượng lớn cân nặng trong thời gian gấp rút (thường từ 1-2 tháng), bạn chỉ được nạp một lượng rất nhỏ hoặc hoàn toàn không có tinh bột, một chút protein từ thịt nạc, còn lại chỉ dùng rau xanh, trái cây ít đường và... nước lã để chống đói.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thay đổi cân nặng (giảm xuống rồi tăng lên đột ngột) như vậy sẽ làm tăng áp lực và gây căng thẳng lên tim.
Việc thay đổi cân nặng (giảm xuống rồi tăng lên đột ngột) như vậy sẽ làm tăng áp lực và gây căng thẳng lên tim.
Trong nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Memorial tại Rhode Island, những phụ nữ có trọng lượng bình thường đã thừa nhận thực hiện chế độ ăn kiêng yo-yo nhiều hơn 4 lần có khả năng tử vong vì một cơn đau tim so với những người có cân nặng ổn định hay béo phì.
Tiến sĩ Somail Rasla, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết tăng cân dường như là một phần của chế độ ăn kiêng yo-yo. Ăn kiêng kiểu này sẽ khiến bạn tăng nhịp tim, huyết áp, cholesterol, lượng đường trong máu và sẽ không trở lại bình thường cả khi trọng lượng giảm lần nữa.
Nếu chu kỳ này tiếp tục lặp đi lặp lại, những vấn đề sức khỏe tim mạch cũng ngày càng xấu đi. Ăn kiêng kiểu yo-yo làm tăng viêm nhiễm trong máu - nguyên nhân gây nên vô vàn bệnh.
Nguồn: DailyMail/Health/WebMD
Theo Helino
Những thứ cực kỳ gây hại cho gan, mật, phổi, tim và thận mà nhiều người vẫn thoải mái "nạp" vào mỗi ngày Gan mật, phổi, tim và thận là những cơ quan nội tạng quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Chúng cũng như những thực thể khác, đều có những "khắc tinh" riêng luôn chống phá sự an toàn trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Gan mật, phổi, tim và thận "sợ" nhất điều gì bạn biết chưa? Dưới đây là những...