Đây mới là di sản thực sự của Jony Ive, theo chính những đồng nghiệp lâu năm đúc kết ra
Di sản mà Ive để lại cho Apple không phải là những sản phẩm với thiết kế hào hoa, bóng bẩy mà chúng ta thấy trên các kệ hàng.
Mỗi người đều có một ý kiến riêng về việc Jony Ive chính thức rời khỏi Apple. Nhưng những người từng làm việc lâu năm với ông có suy nghĩ như thế nào? Rõ ràng khi nói tới di sản của một lãnh đạo trong ngành thiết kế chẳng có cách đánh giá nào tốt hơn là thông qua những đồng nghiệp đã từng sát cánh với anh ta.
Trang Fast Company đã liên hệ với 3 cựu nhân viên của Apple là Don Norman, Ken Kocienda và Imran Chaudhri, những người từng sát cánh với Ive qua các giai đoạn khác nhau và tại các vị trí khác nhau ở Apple. Những câu chuyện của họ đã giúp chúng ta hiểu thêm một trong những sự nghiệp thiết kế lẫy lừng nhất trong 30 năm qua.
Một đốm sáng giữa thời điểm đầy tăm tối
“Jony Ive là một nhà thiết kế xuất sắc. Nhiều năm trước, khi còn làm việc tại Apple, tôi đã từng cộng tác với anh ấy. Đó là thời điểm mà Apple rơi vào tình trạng hỗn loạn. Jony Ive rất giỏi nhưng cấu trúc của Apple thời điểm đó không tận dụng được tài năng của anh ấy”.
“Tôi nhớ lại một ngày nọ, anh ấy mang đến cho tôi một thiết kế máy tính mới không chỉ đẹp và thanh lịch mà còn giúp mọi người truy cập vào linh kiện bên trong dễ dàng hơn nhiều so với các thiết kế hiện có.trên thị trường. Nhưng chẳng ai duyệt thiết kế này vào danh mục các sản phẩm được thương mại hóa của Apple. Vì thế, tôi và anh ấy đã tìm tới một loạt các giám đốc quản lý sản phẩm và phó chủ tịch, những người đưa ra ý kiến phản đối. Jony Ive đã thuyết phục, giải quyết những lý do phản đối của từng người. Chúng tôi đã gặp gần như toàn bộ ban quản lý của Apple và cuối cùng là CEO và vui mừng vì sản phẩm đó được phê duyệt”.
“Khi Steve Jobs trở lại, ông ấy đã chấn chỉnh lại mọi thứ. Jobs đã thay thế tất cả các giám đốc điều hành bằng người của ông, từ Next Computer. Tôi là một trong những người bị đuổi việc, tất cả những phó chủ tịch đều bị sa thải. Tôi không trách Jobs bởi Apple lúc đó là một mớ hỗn độn và khởi động lại mọi thứ từ đầu không phải là một chiến lược tồi. Nhưng khi Jobs nhìn thấy công việc mà Jony đang làm trong nhóm thiết kế, những dự án đang nằm chờ mỏi mòn trên kệ, ông đã thấy ngay được sức mạnh và tiềm năng của anh ấy. Jony luôn tài năng và sáng tạo nhưng chính Jobs đã biến anh ấy trở thành một trong những tài sản lớn nhất của Apple. Và phần còn lại, như các bạn biết đấy, đã trở thành lịch sử”, Don Norman, giám đốc Desing Lab tại Đại học Califronia, cựu phó chủ tịch phụ trách công nghệ tiên tiến tại Apple chia sẻ.
Một giám đốc thiết kế chưa hoàn hảo
“Chính Steve Jobs và Jony Ive đã gióng lên hồi chuông báo tử cho những chiếc máy tính màu be thực dụng. Steve đã cung cấp định hướng và cảm hứng trong khi Jony xây dựng là lãnh đạo nhóm thiết kế. Cùng với nhau, họ đã tạo ra cho mọi người thấy các thiết bị công nghệ vừa có thể sở hữu thiết kế đẹp nhưng lại vừa hữu ích. Toàn bộ thị trường thay đổi, mang tới cho người tiêu dùng sản phẩm đẹp hơn, tốt hơn chính là di sản thực sự mà Ive để lại. Danh tiếng của anh ấy sẽ được lưu truyền mãi, một cách sâu sắc”.
Video đang HOT
“Với tư cách giám đốc thiết kế, Ive có vẻ kém thành công hơn. Khi anh ấy tiếp quản mảng thiết kế phần mềm, với tôi, có vẻ như anh ấy muốn quản lý nó như một nhánh của toàn bộ mảng thiết kế công nghiệp. Dù Jony có khiếu thẩm mỹ tuyệt vời nhưng phần mềm lại là một lĩnh vực khác. Việc Ive phụ trách thiết kế phần mềm giống như cho bác sĩ nha khoa đi đỡ đẻ vậy, kể cả Ive được hỗ trợ bởi một đội ngũ giàu kinh nghiệm thì cũng không thể làm tốt như một bác sĩ chuyên khoa. Nói tóm lại, trong nhiều năm nay, Apple hoạt động với một người phụ trách thiết kế phần mềm không phù hợp.
“Lần đầu tiên tôi demo phần mềm với Jony Ive là vào năm 2013. Anh ấy đã đề nghị tôi chỉnh hoạt ảnh giao diện người dùng sang một tốc độ khác và anh ấy tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi có thể kết nối laptop vào iPhone demo ở trên bàn để thực hiện yêu cầu ngay lúc ấy. Anh ấy chia sẻ rằng với các thiết kế công nghiệp, một yêu cầu như vậy cần tới vài ngày hoặc vài tuần để khắc phục. Với tôi, những chỉnh sửa như thế có thể được thực hiện rất nhanh chóng. Tôi tự nhủ với bản thân rằng hóa ra Jony Ive chả biết gì về cách Apple phát triển phần mềm”.
“Các vòng lặp phát triển diễn ra mau chóng là chìa khóa để định hình phần mềm và giúp nó trở nên tuyệt vời hơn. Ngoài ra, cần có sự quan tâm, theo dõi sát sao của giám đốc để mọi quy trình đều diễn ra suôn sẻ. Theo thời gian, tôi nghĩ rằng Ive có thể thích nghi được với quy trình thiết kế phần mềm nhưng đơn giản là anh ấy không thích”, Kên Kocienda, tác giả cuốn Creative Selection: Inside Apple’s Design Process During the Golden Age of Steve Jobs, cựu kỹ sư chính phụ trách phát triển phần mềm cho iPhone chia sẻ.
Kiên quyết hướng tới cái đẹp
“Di sản vĩ đại nhất của Jony không phải hình thức, không phải những sản phẩm mà là sự theo đuổi cái đẹp không ngừng nghỉ của anh ấy. Rất ít người trong ngành quan tâm đến mọi khía cạnh, mọi chi tiết của sản phẩm nhằm đạt đến mức độ hoàn mỹ như anh ấy”.
“Thiết kế máy tính và các thiết bị khác là một môn nghệ thuật phức tạp. Nó bao gồm sự phức tạp của việc kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, ít người tôn trọng sự kết hợp này như Steve. Ông ấy biết rằng tạo ra sự tương tác hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm kỹ thuật số sẽ mang tới cho người dùng trải nghiệm tốt nhất”.
“Steve tự coi mình như một nhà soạn nhạc và thích chúng tôi (Imran Chaudhri và Jony Ive) đảm nhiệm 2 vai trò riêng biệt. Jony thấu hiểu mong muốn của Steve là tạo ra những thiết bị đẹp khi không sử dụng nhưng lại mạnh mẽ, hữu ích lúc cần thiết. Chúng tôi cũng thực sự hiểu được sự kỳ diệu của phần mềm”.
“Jony thấy được giá trị khi chúng tôi làm việc cùng với nhau và chúng tôi bí mật chia sẻ với nhau những thứ mà chúng tôi đang nghiên cứu, phát triển bất chấp yêu cầu làm việc tách biệt của Steve. Lần đầu tiên tôi chia sẻ phần mềm iPhone với những người khác trong nhóm thiết là tại bãi đỗ xe của Apple, chúng tôi che chắn bằng cách nâng nắp cốp xe lên”.
“Giống như một bản giao hưởng vĩ đại, công việc tại Apple luôn phức tạp, đôi khi mạo hiểm nhưng luôn luôn đẹp đẽ. Apple đã thay đổi rất nhiều và những người thực sự thấu hiểu, kể cả Jony, sẽ biết rằng ngay cả cái đẹp cũng cần phải nâng cấp”, Imran Chaudhri, đồng sáng lập Humane, cựu giám đốc thiết kế quản lý nhóm giao diện người dùng của Apple viết.
Theo GenK
Câu hỏi quan trọng nhất về tương lai của Apple
Liệu Apple sẽ đánh đổi trải nghiệm của khách hàng để bán dịch vụ?
Apple đang trải qua những ngày bão táp khi mà giám đốc thiết kế nổi tiếng của họ Jony Ive rời công ty, một số cơ quan truyền thông đưa tin về việc Jony Ive đã nghỉ làm trước đó một quãng thời gian. CEO Tim Cook nhanh chóng phản hồi The Wall Street, còn đặc biệt nhấn mạnh những thông tin trên là "không có căn cứ".
Tất cả những điều này đã dẫn đến một cuộc tranh luận gắt gao (và có vẻ hợp lý) về việc liệu Apple có còn là một công ty đi đầu xu hướng thiết kế, hay liệu quy mô quá lớn đòi hỏi công ty phải đặt trọng tâm sang việc đơn thuần đưa ra những thiết kế khác với kỷ nguyên của iMac và iPod. Theo quan điểm từ chính bên trong nội bộ Apple, dựa trên giá trị mà công ty đại diện, thiết kế vẫn là trung tâm cho mọi thứ họ làm, những mâu thuẫn xung quanh vấn đề hoạt động và thiết kế chỉ là chiêu trò của giới truyền thông.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận chưa đề cập đến một điểm mấu chốt. Apple cần phải trả lời được một câu hỏi quan trọng khi bước vào giai đoạn tiếp theo, điều này sẽ tiết lộ mọi thứ về những ưu tiên của công ty cũng như những thiết kế đối với sản phẩm của họ. Đó là:
Liệu Apple có đánh đổi trải nghiệm của người dùng trên iPhone để bán dịch vụ?
Trong nhiều năm, những sản phẩm của Apple luôn ưu tiên trải nghiệm của người dùng trên tất thảy mọi thứ. Đối với những hạn chế trên sản phẩm của mình, Apple luôn có những lý lẽ để biện minh như phương pháp của họ đơn giản, dễ dàng hơn hoặc an toàn hơn, và Apple đã thu được nhiều thành quả từ sự đánh đổi đó.
iPhone không cài đặt thêm các phần mềm rác. Mac thì không bị trang trí bởi những sticker kỳ quặc quảng cáo cho con chip bên trong. Safari không bị đính trước các website của đối tác. Apple cự tuyệt việc thu lợi nhuận từ kho dữ liệu người dùng khổng lồ, thực tế, ngay từ ban đầu họ đã thực hiện đúng như vậy. Apple luôn đặt người dùng cao hơn tiền bạc và đổi lại người dùng cũng tin tưởng vào Apple.
Đây không phải là sự đánh đổi dễ dàng, đó là lý do tại sao gần như không có công ty nào khác thực hiện nó: Microsoft cài đặt thêm phần mềm rác trên các phiên bản Windows 10 được cho là sạch sẽ của mình, trong khi đó những thiết bị của Google được cho là khá khẩm hơn, tuy nhiên phần cứng của họ cũng chỉ là mảng kinh doanh phụ thêm vào nguồn doanh thu chính. Ngược lại, toàn bộ các hoạt động kinh doanh và thương hiệu của Apple được xây dựng dựa trên các sản phẩm tiêu dùng cao cấp với ưu tiên vượt trội cho trải nghiệm người dùng và cốt lõi là không biến sản phẩm thành một bãi rác bằng những thứ vớ vẩn.
Hơn nữa, tạo nên một hoạt động thương mại dịch vụ có thể tăng doanh thu thật sự dưới cái bóng của iPhone sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu họ tiến hành một số thủ thuật tăng trưởng "đáng chán".
Không phải theo kiểu Apple sẽ dán sticker Intel lên Mac hoặc cài đặt một vài ứng dụng diệt virus vô ích trên iPhone. Nhưng liệu Apple có hạ thấp đi trải nghiệm của người dùng để thúc đẩy các dịch vụ của chính họ? Đã có mâu thuẫn xảy ra khi doanh số bán hàng của iPhone chững lại và công ty nhanh chóng chuyển sang tập trung mảng dịch vụ phải trả phí như tin tức, TV show, game, thanh toán (thậm chí là thẻ tín dụng) và âm nhạc. Sự cám dỗ từ việc thu lợi bằng cách thúc đẩy các dịch vụ này trong khi lại biến iPhone thành một thứ vớ vẩn đang dần lộ rõ từng ngày, dưới đây là một vài ví dụ cụ thể:
- Apple News phá vỡ quy chuẩn của công ty với các nút đăng ký
- Dịch vụ TV gửi đến những thông báo không mong muốn về các chương trình riêng của Apple
- Apple tạo nên những quy định đối với App Store nhằm bảo vệ các ứng dụng và tính năng riêng
- Câu chuyện trả phí đối với lưu trữ iCloud
- iMessage và FaceTime là những dịch vụ nhắn tin chủ đạo cung cấp mã hóa hai đầu và hoạt động xuyên suốt trên nhiều thiết bị, tuy nhiên chúng cũng sẽ giam hãm bạn một cách tàn bạo vào hệ sinh thái Apple, mà khi quay trở lại xã hội thực tế bạn mới thấy được hậu quả.
Và một điểm lớn nữa, số liệu nhìn có vẻ tuyệt vời đối với các nhà đầu tư nhưng lại tệ hại đối với người dùng. Một cách khách quan, Apple Music tệ hơn Spotify, nhưng những chương trình khuyến mãi của Apple, kèm theo chiến dịch quảng cáo phá bỏ những quy tắc và lock-in với Watch và Siri đã mang lại hơn 60 triệu người dùng. Có thể xem đây là một thành công lớn. Nhưng từ một viễn cảnh khác, đây là minh chứng rõ ràng cho việc Apple đang bẻ cong những trải nghiệm của người dùng để thúc đẩy mảng dịch vụ ăn theo của riêng mình.
Khi nhu cầu chứng minh cho sự thành công của sự kiện công bố các dịch vụ cao cấp được Apple tổ chức vào tháng 3 vừa qua tăng lên, cám dỗ đối với việc thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng trên iPhone để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sẽ trở nên rất lớn. Cách Apple xử trí đối với vấn đề này sẽ tiết lộ nhiều hơn về tương lai những thiết kế của công ty này hơn là danh sách về ban quản trị hay bức thư giận dữ của Tim Cook về The Wall Street trước đó.
Theo VN Review
CEO Tim Cook: Thông tin Jony Ive rời Apple vì mâu thuẫn chiến lược là nhảm nhí "Nhóm thiết kế tại Apple gồm những tài năng phi thường và gắn kết với nhau mạnh mẽ hơn bao giờ hết", ông Tim Cook tuyên bố. Theo Wall Street Journal, Giám đốc Thiết kế Jony Ive không đồng tình với chiến lược ít tập trung vào thiết kế của Tim Cook nên gần như không còn gắn bó với công việc tại...