Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và đào tạo
Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2020-2021, yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và đào tạo trong năm học mới.
Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ đề ra các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong ngành Giáo dục; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Video đang HOT
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên; triển khai kết nối liên thông dữ liệu, tích hợp các hệ thống thông tin vào cơ sở dữ liệu ngành.
Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; áp dụng dạy, học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng e-learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa.
Về các nhiệm vụ cụ thể, Bộ yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục; ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá; Triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT; bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ phận phụ trách CNTT. Đối với sở GDĐT: Phân công lãnh đạo Sở phụ trách, lãnh đạo cấp phòng và chuyên viên làm đầu mối theo dõi triển khai nhiệm vụ CNTT. Đối với những Sở GD&ĐT không thành lập phòng CNTT đề nghị ghép nhiệm vụ CNTT vào một phòng chuyên môn phù hợp.
Đối với phòng GDĐT: Phân công lãnh đạo Phòng phụ trách và chuyên viên làm đầu mối theo dõi, triển khai nhiệm vụ CNTT. Đối với cơ sở giáo dục: Phân công một lãnh đạo nhà trường phụ trách và viên chức CNTT làm đầu mối triển khai nhiệm vụ CNTT.
Các cơ quan, đơn vị chủ trì quản lý hệ thống thông tin phải rà soát và hoàn thiện quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT; phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống (phân công các phòng/bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm rà soát, đối chiếu và chuẩn hóa đảm báo tính chính xác của các dữ liệu thành phần trên cơ sở dữ liệu ngành).
Triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; có các hình thức khen thưởng đơn vị, cá nhân làm tốt; có các biện pháp, chế tài đối với các đơn vị chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Tiếp tục nâng cao năng lực ngoại ngữ trong giới trẻ
Sáng qua (8.10), T.Ư Đoàn phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành giáo dục giai đoạn 2016 - 2020.
Anh Bùi Quang Huy tại hội nghị - HÀ ÁNH
Tham dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao những kết quả đạt được giữa Bộ GD-ĐT và T.Ư Đoàn trong chương trình phối hợp. Thành tựu này được thể hiện trên nhiều mặt: giáo dục chính trị tư tưởng học sinh và sinh viên, định hướng nghề nghiệp và khởi nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học... Trong đó, công tác giáo dục, bồi dưỡng học sinh, sinh viên (HS, SV) được triển khai đa dạng, phong phú nội dung và hình thức. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng người học, đặc biệt trên mạng xã hội có nhiều chuyển biến tích cực...
Hội nghị cũng thống nhất các nội dung trong dự thảo chương trình phối hợp giai đoạn 2020 - 2025. Đáng chú ý trong dự thảo này, việc tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế cho học HS, SV.
Bên cạnh thực hiện đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025", hai đơn vị còn sẽ phát động phong trào học tiếng Anh trên cả nước, đặc biệt là phong trào "Giáo viên và học sinh cùng học tiếng Anh". Một nội dung quan trọng của dự thảo còn ở việc nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả HS, SV học tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp đóng góp xây dựng đất nước.
Anh Bùi Quang Huy, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, cho rằng cần nghiên cứu, rà soát, tăng cường các giải pháp cơ chế về khởi nghiệp trong giai đoạn tới, đặc biệt trong SV. Tăng cường các hoạt động, kiểm tra, giám sát để đảm bảo cơ chế hoạt động, chế độ chính sách cho HS, SV, giáo viên, giảng viên trẻ tham gia công tác Đoàn - Đội - Hội trong nhà trường.
Cô giáo cảm phục học sinh bằng tinh thần đoàn kết, yêu thương Với những thành tích xuất sắc, cô Tô Thị Thùy Dung, giáo viên Trường THCS Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm) đại diện ngành GD-ĐT Hà Nội được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020. Cô Tô Thị Thùy Dung, giáo viên Trường THCS Đức Thắng. Tại Trường THCS Đức Thắng, cô...