Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non là chuyên đề trọng tâm của giáo dục mầm non (GDMN) Nam Định trong giai đoạn 2016 – 2020.
Các trường mầm non đẩy mạnh giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ảnh: TG
Để triển khai thực hiện, Sở GD&ĐT Nam Định đã xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai chuyên đề với mục tiêu tổng quát. Trong đó chú trọng: Xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu môi trường giáo dục, công tác quản lý chỉ đạo; hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Bà Bùi Thị Minh Tâm, Trưởng phòng GDMN, Sở GD&ĐT Nam Định cho biết: Sau 3 năm thực hiện chuyên đề, các trường mầm non đã có môi trường giáo dục về cơ bản đạt yêu cầu, tạo nhiều cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm. Tổ chức các hoạt động giáo dục tại các cơ sở GDMN được cải thiện, linh hoạt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, với nhu cầu của trẻ.
Trẻ hào hứng, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, ngoại khóa. Các cấp lãnh đạo, nhân dân địa phương, cha mẹ trẻ tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục tại các nhà trường, từ đó có sự ủng hộ, phối kết hợp hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để đẩy mạnh các hoạt động chuyên đề theo nội dung trên, thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 và chuẩn bị tốt cho công tác tổng kết chuyên đề giai đoạn 2016 – 2020, Sở GD&ĐT Nam Định đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn hàng năm cho giáo viên và cán bộ quản lý. Gần đây nhất, Sở đã tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cho lãnh đạo phòng GD&ĐT, chuyên viên phụ trách cấp học mầm non và đội ngũ giáo viên cốt cán.
NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ: Việc mở lớp tập huấn là cơ hội để cán bộ quản lý, giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch giáo dục và thực hiện các phương pháp tích cực tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Video đang HOT
Hạ An
Theo GDTĐ
Chính thức đưa phương pháp giáo dục nổi tiếng của Ý vào Việt Nam
Sáng 8-11, Tổng Lãnh Sứ quán Ý tại TP HCM đã dự lễ ký kết và công bố hợp tác chuyển giao công nghệ giáo dục lần đầu tiên giữa hai đơn vị giáo dục của Việt Nam và Ý
GS Claudia Giudici, Chủ tịch Reggio Children, giới thiệu phương pháp giáo dục của Ý tại buổi lễ
Theo đó, Trường Mầm non Thế Giới Mặt Trời - Little Em's (thuộc Embassy Education), ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam chính thức thực hiện phương pháp giáo dục sáng tạo nổi tiếng của Ý, đó là phuong pháp Reggio Emilia Approach.
Đây là là mọt phuong pháp giáo dục mâm non danh tiếng thê giới, đã truyên cam hưng cho rất nhiều nhà sư phạm, giáo viên mâm non trên toàn thê giới.
Xuất phát điểm từ văn phòng trụ sở tại Trung tâm quôc tê Loris Malaguzzi, thi trân Reggio Emilia, Ý, Reggio Emilia Approach đã phát triển mang luơi lan rộng ơ nhiêu quôc gia, trai rọng trên khăp các châu lục. Tại Việt Nam, đã có nhiêu truơng mâm non lây cam hưng và sư dung phuong pháp này theo các hình thức chưa chính thống.
Thông qua Lãnh Sư quán Ý tai Viẹt Nam từ năm 2017, Embassy Education đã chủ động kết nối với Reggio Children (Trung tâm Quốc tế cho hoạt động Bảo vệ và Xúc tiến về quyền lợi và tiềm năng của trẻ em tại Ý) để tiến hành hợp tác và triển khai triết lý giáo dục Reggio Emilia Approach tại Việt Nam.
Theo thoả thuận hợp tác, Embassy Education được vận dụng một cách sáng tạo phương pháp Reggio Emilia Approach dưa trên bộ khung cơ bản, để phù hợp vơi bôi canh xã họi và van hóa cua người Viẹt Nam nhằm mục đích duy trì và phát huy ban săc van hóa dân tọc cho trẻ em Việt Nam.
Tại buổi lễ, Tổng Lãnh Sự quán Ý tại TP HCM, ông Dante Brandi nhấn mạnh, sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa hai nước Việt - Ý đã trở nên sâu rậu trên rất nhiều lĩnh vực.
Tổng Lãnh Sự quán Ý tại TP HCM phát biểu tại buổi lễ
Ông nhấn mạnh Reggio Children không chỉ là một tổ chức giáo dục tại Ý mà họ đại diện cho cả một triết lý và một phương pháp tiếp cận sư phạm. "Theo một nghĩa nào đó, đây là nhân chứng sống cho một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sự nước Ý. Đó là giai đoạn nước Ý bị tàn phá nặng nề sau Thế chiến thứ hai khi mà người ta phải xây dựng lại không chỉ thế giới vật chất mà còn cả những yếu tố như ý nghĩa về cộng đồng, về sự đoàn kết, về cái tôi của nước Ý. Và Lorris Malaguzzi (Người sáng lập Reggio Children - PV) với tầm nhìn và trực giác của mình đã quyết định tập trung từ nơi mọi thứ bắt đầu: từ giáo dục".
Tổng Lãnh Sự quán Ý cho biết, Reggio Children đã phát triển phương pháp tiên tiến của mình dựa trên ý tưởng về một đứa trẻ là chủ thể và có mọi quyền lợi, một đứa trẻ có thể học hỏi và phát triển trong mối quan hệ với những người khác, thông qua đó để nhận kiến thức và thể hiện những hiểu biết của em với thế giới bên ngoài qua rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, bằng cả ngôn từ và phi ngôn từ. Cách tiếp cận này đã cung cấp một chiếc chìa khóa vạn năng để trẻ có thể trở thành chủ thể, chủ động trong các hoạt động học tập của chính mình.
Theo ông Thanh Bùi (người sáng lập Embassy Education), định hướng của phương pháp giáo dục từ Ý khi triển khai tại Việt Nam sẽ hình thành bởi 4 điểm chính: Tôn trọng, chính trực, hiểu biết, trách nhiệm. Mục đích là giúp các em tiếp cận với thế giới thay đổi nhanh chóng và tìm hướng đi của mình, giúp các em hiểu được mình là ai, quan tâm sâu sắc về điều gì, và làm thế nào để chọn hướng đi đến thành công.
Ông Dante Brandi đánh giá dự án sẽ tạo cơ hội cho rất nhiều gia đình, nhiều trẻ em Việt Nam, đồng thời cũng đưa quan hệ Ý- Việt lên một tầm cao mới.
Tham quan mô hình tại Trường Mầm non Thế Giới Mặt Trời
Không gian lớp học của Trường Mâm non Thế Giới Mặt Trời, nơi triển khai phương pháp giáo dục của Ý
Gia Thùy
Theo nguoilaodong
Để giờ học hiệu quả, đừng quá "tham" kiến thức Để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, trước tiên tư duy và phương pháp giáo dục là yếu tố phải điều chỉnh một cách quyết liệt nhất. Thực tế, trong quá trình chuyển dịch từ phương pháp truyền thống, nhiều giáo viên đã đúc rút, có những điều trong lớp học cần thiết hơn cả tri thức. Phát triển kỹ năng...