Đẩy mạnh chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức “Lễ phát động chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây Việt Nam” với sự tham gia của 11 doanh nghiệp điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (giữa) cùng đại diện VNG CLOUD, Viettel, CMC và VCCorp
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. Một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số phải kể đến công nghệ điện toán đám mây (ĐTĐM).
Hiện các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam đều đã chuyển dịch theo xu hướng này và nhu cầu khai thác ĐTĐM cũng đang tăng trưởng mạnh. “Lễ phát động chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng ĐTĐM Việt Nam” nhằm xây dựng một hệ sinh thái các doanh nghiệp ĐTĐM Việt Nam làm chủ công nghệ, cung cấp hạ tầng và dịch vụ ĐTĐM đạt chuẩn để từ đó hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, phục hồi tốt hơn trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp trong nước đã làm chủ hạ tầng viễn thông. Chúng ta phải làm được điều tương tự với hạ tầng số. Hạ tầng số về cơ bản là hạ tầng viễn thông kết hợp với ĐTĐM, do đó phát triển nền tảng ĐTĐM đặc biệt quan trọng. Những doanh nghiệp tham gia Lễ phát động hôm nay đã đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ TT-TT ban hành về dịch vụ ĐTĐM”.
Cũng tại sự kiện, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã công bố Bộ tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp ĐTĐM đạt chuẩn để các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng, bao gồm: Doanh nghiệp làm chủ về công nghệ ĐTĐM mà mình đang cung cấp; Có hạ tầng riêng cho dịch vụ ĐTĐM với quy mô từ 1000 server trở lên; Sẵn sàng cung cấp ra thị trường.
Trong đó, VNG CLOUD là một trong bốn doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên, đồng thời cũng là một trong bốn doanh nghiệp ĐTĐM nòng cốt tham gia chiến dịch do Bộ TT-TT phát động, cùng với Viettel, CMC và VCCorp.
Tại sự kiện, 11 doanh nghiệp tham gia chiến dịch cũng đã cam kết giảm giá 20% dịch vụ cho khách hàng trên tất cả các dịch vụ ĐTĐM, tạo điều kiện cho các cơ quan, doanh nghiệp tiếp cận và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định chuyển đổi số giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường, nhưng theo một cách khác.
Ngày 25/3, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ra chỉ thị kêu gọi cộng đồng công nghệ Việt chung tay thực hiện công cuộc chuyển đổi số, khởi tạo cuộc sống số và tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội.
"Covid-19 đặt ra thách thức lớn khi nhiều hoạt động sẽ bị đình trệ. Nhưng cái gì cũng có hai mặt, thách thức đi liền với cơ hội, có những cơ hội mà chỉ khi thách thức xảy ra mới xuất hiện. Covid-19 giúp chúng ta tư duy lại nhiều thứ", Bộ trưởng chia sẻ. "Dịch Covid-19 lây lan do tiếp xúc. Công nghệ số là không tiếp xúc. Vì vậy, cơ hội lớn nhất lúc này là đẩy nhanh chuyển đổi số, tạo ra các ứng dụng công nghệ số, đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số".
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, đây là cơ hội vì nếu như bình thường, Việt Nam sẽ chuyển đổi số rất chậm.
Dịch Covid-19 khiến nhiều người phải làm việc, giải trí, học tập qua Internet, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Chỉ thị của Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra 10 nhiệm vụ cần chuyển đổi số gồm: môi trường số phục vụ công việc, hệ thống y tế số cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, hệ thống đào tạo số phục vụ học tập, nội dung số cho nhu cầu giải trí, tiện ích số cho nhu cầu sinh hoạt, nền tảng số cung cấp dịch vụ vận chuyển, các nền tảng thanh toán số, nhà máy thông minh phục vụ sản xuất, các giải pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng, và phát triển cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số Việt Nam.
Để thúc đẩy chuyển đổi số, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét, quyết định nhanh một số chính sách còn đang cân nhắc, như thanh toán không tiền mặt, công nhận và cấp chứng chỉ học trực tuyến, cấm nhập khẩu công nghệ cũ 2G, thúc đẩy sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đầu tư cho Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng...
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng kêu gọi các doanh nghiệp số Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi, xây dựng nền tảng công nghệ số và các giải pháp phục vụ cuộc sống thường ngày của người dân để hình thành cuộc sống số cho người Việt, tập trung phát triển 10 nhiệm vụ đã nêu ra.
Châu An
VNPT dẫn dắt về sản phẩm số, đi trước đón đầu công nghệ Trong công cuộc chuyển đổi số, Tập đoàn VNPT đã sớm đi đầu về công nghệ, đóng vai trò dẫn dắt về nghiên cứu, phát triển sản phẩm số tại thị trường Việt... Trước xu thế "cuộc sống số" đã nhanh chóng thâm nhập và phát triển sâu rộng tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT đã liên tục đồng hành cùng các Bộ...