Đây là thực phẩm tốt nhất để chống đầy hơi
Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đầy hơi khó chịu như thế nào. Nếu bạn cũng là người thường xuyên bị đầy hơi trướng bụng thì đây là một cách giúp bạn.
Chọn mua sữa chua ở siêu thị – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đầy hơi khó chịu như thế nào. Nếu bạn cũng là người thường xuyên bị đầy hơi trướng bụng thì đây là một cách giúp bạn.
Nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng?
Trước tiên cần hiểu tại sao chúng ta cảm thấy đầy hơi. Đó có phải là IBS ( hội chứng ruột kích thích), các vấn đề về đường ruột, các vấn đề về cách bạn ăn uống hay một số loại thực phẩm cụ thể gây đầy hơi?
Video đang HOT
Để biết nguyên nhân, hãy kiểm tra. Bạn có cảm thấy đầy bụng sau khi ăn một loại thực phẩm hoặc thức ăn kết hợp nào đó không? Nếu bạn không thể xác định lý do, tốt nhất nên đến bác sĩ kiểm tra vì nó có thể là do IBS hoặc các vấn đề khác, theo Times of India.
Một trong những thực phẩm có tác dụng tốt chống đầy hơi
Sữa chua là loại sữa chua thông thường hoặc sữa chua không chứa sữa được làm từ đậu nành, nước cốt dừa. Loại sữa chua nào kể trên cũng là nguồn cung cấp men vi sinh tốt và có tác dụng trị đầy hơi.
Probiotics là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ tim của bạn và làm dịu các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, táo bón và đầy hơi.
Cách tốt nhất tiêu thụ sữa chua để chữa đầy hơi
Sữa chua là một loại thực phẩm rẻ tiền và dễ kiếm. Bạn có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày với các loại trái cây và hạt yêu thích của bạn.
Phải nói rằng, tốt nhất là nên ăn loại đơn thuần là sữa chua, tức là loại sữa chua không đường, không trái cây hoặc hương vị chứa đầy đường, vì đường không có lợi cho sức khỏe của bạn, theo Times of India.
Những điều cần đặc biệt lưu ý khi ăn rau răm
Rau răm là loại rau gia vị không thể thiếu trong các món ăn như trứng vịt lộn, lòng lợn, trai hến,... để giảm bớt mùi tanh của thực phẩm cũng như tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều nó cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền rau răm có vị cay tính ấm, không độc, có tác dụng chữa đầy hơi, trướng bụng, tiêu hoá kém, đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa ghẻ, tổ đỉa, sưng chân tay do bị cước vào mùa đông,... Ngoài ra nó còn được dùng để chữa thông tiểu, chống nôn và sốt.
Một số bài thuốc sử dụng rau răm trong đông y:
- Chữa tiêu hóa kém, đầy hơi trướng bụng: Rửa sạch rau răm rồi vắt lấy nước uống. Phần bã đem xoa vào bụng (xoa chủ yếu vào khu vực quanh rốn).
- Chữa cảm cúm: Giã nát 1 nắm rau răm cùng 3 lát gừng sống rồi vắt lấy nước uống. Hoặc bài thuốc gồm rau răm (20g), kinh giới (16g), tía tô (20g), xương bồ 16g, xuyên khung (10g), bạch chỉ (10g), thiên niên kiện 10g đem sắc uống.
- Chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Kinh giới (16g), rau răm khô (16g), bạch truật (12g), lương khương (12g), gừng nướng (4g), quế (10g). Đổ 2 bát nước, đun còn 1 bát. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Chữa rắn cắn: Rau răm giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Phần bã đắp vào chỗ bị rắn cắn rồi băng lại (thực hiện càng sớm càng tốt).
- Chữa nước ăn chân: Giã nhỏ rau răm cùng chút muối đắp vào vùng da bị lở loét ngày 2 lần.
- Chữa đứt tay: Rau răm rửa sạch giã nhỏ đắp nơi bị chảy máu.
Tuy có rất nhiều lợi ích nhưng tác dụng phụ của rau răm mà nhiều người đều biết đó là ức chế nhu cầu tình dục, giảm ham muốn của nam giới. Đồng thời, tiêu thụ quá nhiều rau răm cũng sẽ dẫn đến giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, rối loạn kinh nguyệt và làm giảm nhu cầu ở nữ giới,...
Nói chung cả nam và nữ nếu ăn rau răm thường xuyên sẽ dẫn đến giảm ham muốn, nam giới kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Nữ giới có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là lý do vì sao người tu hành thường dùng rau răm để an tâm tu hành đắc đạo.
Ngoài ra nữ giới trong những ngày "đèn đỏ" cũng không nên ăn rau răm vì có thể gặp hiện tượng rong huyết. Phụ nữ có thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai. Những người máu nóng, suy nhược cơ thể đặc biệt không nên ăn rau răm.
Bác sĩ nói bị đầy hơi, 1 tiếng sau mẹ sững sờ thấy bàn chân thò ra khỏi "vùng dưới" Vì không biết mình đang chuyển dạ nên bà mẹ này vẫn thực hiện chạy 7km, đi bộ 5km rồi tập thể dục với huấn luyện viên cá nhân. Khi trong thời gian chuyển dạ, các mẹ bầu thường được khuyên nên đi bộ nhẹ nhàng để cổ tử cung mở nhanh và sinh con dễ dàng hơn. Vậy nhưng trường hợp chạy...