Đây là thứ giàu dinh dưỡng gấp 22 lần thịt lợn: Phụ nữ ăn vào sẽ tốt cho da, tóc và tim mạch nhưng cần phải lưu ý 5 việc
Loại thực phẩm mà chúng ta đang nhắc đến chính là ốc móng tay. Tiêu thụ hợp lý, chị em sẽ nhận về những lợi ích tuyệt vời cho cả da lẫn tóc.
Khi chất lượng cuộc sống của con người nâng cao, nhu cầu ăn no không còn bị hạn chế như trước nữa. Vì vậy chúng ta bắt đầu quan tâm đến giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của món ăn. Trong sơ đồ dinh dưỡng, có lẽ thịt nạc là món ăn bổ dưỡng nhất, nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết ốc móng tay chứa nhiều chất còn tốt hơn cả thịt.
Theo bác sĩ Gu Chuanling (Bác sĩ dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm tại Trung Quốc): Ốc móng tay là thực phẩm rất tốt, chúng chứa lượng sắt còn dồi dào hơn cả thịt nạc. Trong 100g ốc móng tay có 33,6mg sắt. Nghĩa là gấp 22,4 lần so với thịt lợn và 3,9 lần so với tiết lợn. Đặc biệt, lượng sắt của ốc móng tay đều là sắt heme – loại sắt và cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Trong 100g ốc móng tay có 33,6mg sắt.
Thưởng thức ốc móng tay một cách phù hợp sẽ giúp bảo vệ cơ thể theo cách sau:
1. Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể
Ốc móng tay là một loại thực phẩm giàu protein, ăn vào rất tốt cho việc duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể. Tiêu thụ thích hợp có thể thúc đẩy hoạt động và tăng trưởng của dây thần kinh, mạch máu và tế bào não. Ngoài ra, món ăn này rất giàu canxi, magiê và phốt pho, các nguyên tố có thể thúc đẩy sự tổng hợp của xương và có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
2. Làm đẹp da và tóc
Ốc móng tay rất giàu vitamin A, sắt, canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác, đây đều là những chất không thể thiếu cấu tạo nên tế bào da và lông. Chị em tiêu thụ thực phẩm này đều đặn sẽ nhận được tác dụng dưỡng da, dưỡng tóc nhất định. Đặc biệt, ốc móng tay rất giàu selen. Ăn thường xuyên có tác dụng chống lão hóa và nuôi dưỡng cơ thể.
3. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Video đang HOT
Loài ốc móng tay có chứa một lượng taurine nhất định, có lợi cho việc giảm huyết áp và cholesterol ở người, tăng cường sức khỏe tim mạch, có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa.
Ngoài ra, magiê chứa trong loại ốc này cũng có tác dụng điều tiết đối với hoạt động của tim và có thể bảo vệ tốt hệ thống tim mạch. Nó có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, đồng thời làm giãn nở động mạch vành, giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.
4. Cung cấp lượng omega-3 dồi dào
Cũng giống như cá hồi, ốc móng tay có chứa nhiều omega-3 lành mạnh, đem lại tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Từ đó góp phần làm giảm huyết áp cao và ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đột quỵ.
Ốc móng tay rất bổ dưỡng nhưng cần ghi nhớ 5 điều quan trọng kẻo hại thân
1. Theo Sohu, thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 là lúc tốt nhất để ăn ốc móng tay. Chúng thường sống trong cát nên có thể bị nhiễm bẩn, nhiễm ký sinh trùng vì vậy cần ngâm, rửa và nấu chín kỹ trước khi ăn. Nếu không chín kỹ, ký sinh trùng vẫn sống tiềm ẩn những nguy hiểm cho hệ tiêu hóa đường ruột của con người.
2. Nội tạng của ốc móng tay nên được loại bỏ trước khi ăn. Ngoài ra, phần vỏ ốc rất cứng nên không phù hợp để tiêu thụ.
3. Nếu bạn bị dị ứng với ốc móng tay hoặc các loại động vật có vỏ khác thì không nên tiêu thụ chúng. Nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng như ngứa lưỡi, nổi mẩn trên da, ngứa, buồn nôn, nôn… thì nên nhờ đến sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
4. Tất cả các loài động vật có vỏ đều có thể mang mầm bệnh E coli, Salmonella và ký sinh trùng đường ruột và nguy hiểm nhất đối với trẻ em, người già vì vậy đối tượng này nên thận trọng khi ăn.
5. Ốc móng tay và các loại hải sản khác là nguồn protein dồi dào, chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hải sản nói chung ăn nhiều quá cũng không tốt, có thể gây dị ứng, trướng bụng và gây bệnh gút, vì thế mỗi tuần người trưởng thành chỉ nên ăn 225 – 280gr hải sản.
Co cứng cơ, khi nào là nguy hiểm?
Co cứng cơ là sự co cơ đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ.
Sự co cứng cơ thông thường sẽ không gây nguy hại đến tính mạng người bệnh, nhưng co cứng cơ toàn thân có thể làm cho các cơ bị tác động tiêu cực tạm thời và không thể cử động được nên ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra co cứng cơ
Sử dụng cơ quá mức, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể gây ra sự co cứng cơ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không biết rõ nguyên nhân gây ra co cứng cơ.
Mặc dù hầu hết sự co cứng cơ đều không gây hại, một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh nền, chẳng hạn như: không cung cấp máu đầy đủ: hẹp các động mạch đưa máu đến chân (xơ cứng động mạch ở các chi) có thể gây ra đau như kiểu chuột rút ở chân và bàn chân khi bạn đang tập thể dục. Những sự co cứng cơ này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.
Thường đi bộ càng nhiều, đau càng tăng. Đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước - chẳng hạn như bạn vừa đi vừa đẩy giỏ hàng như khi đi siêu thị - có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng; Thiếu các chất khoáng: quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống của bạn có thể góp phần gây co cứng cơ. Thuốc lợi tiểu - thuốc thường được kê toa khi bị tăng huyết áp - cũng có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất này.
Co cứng cơ thường không nguy hiểm tới tính mạng.
Các di chứng có thể gặp
Cứng khớp: Các khớp thường được cố định ở trạng thái cơ bị co cứng, dẫn đến những thay đổi trong mô liên kết, giảm chiều dài của cơ và gân liên kết. Sự cố định kéo dài tạo điều kiện cho sự phát triển các sợi mô liên kết vùng khớp.
Chính vì vậy, khớp bị cố định do cơ bị co kéo trong thời gian dài dẫn đến sự hình thành xơ liên kết, tiêu sợi cơ, và mất khả năng phát triển của khớp; Co cứng cơ: nếu co cứng không được điều trị, các co cứng khác có thể xảy ra. Cơ thể mất cân bằng kiểm soát co cơ, dẫn đến co thắt cơ liên tục, càng làm giảm sự kiểm soát của cơ thể lên cơ bị co cứng.
Khớp sẽ ở trạng thái uốn cong theo tình trạng co cơ, dẫn đến những mẫu co cứng; Yếu cơ: sự mất cân bằng giữa cơ chủ vận và cơ đối vận có thể xảy ra do rối loạn thần kinh, tổn thương tủy sống, và do thói quen lâu ngày. Sự sụt giảm khối lượng cơ dần dẫn đến mất lực cơ và cuối cùng là teo cơ. Sự co thắt liên tục của cơ chủ vận với sức đề kháng tối thiểu của cơ đối vận càng làm cho nhóm cơ này yếu đi.
Điều trị co cứng cơ
Kéo giãn thụ động: Thông thường kéo giãn nhóm cơ co cứng bằng các kỹ thuật vật lý trị liệu, việc kéo giãn thụ động là một biện pháp phòng ngừa có lợi hơn là dụng cụ trợ giúp để duy trì tầm vận động khớp (ROM). Kỹ thuật này rất quan trọng để cơ liên tục được vận động trên toàn bộ tầm vận động của chi thể.
Nẹp: Một thiết bị điều chỉnh co cứng cơ (contracture corrective device: CCD) là dụng cụ hỗ trợ, vận động thay hoạt động chủ động của cơ, giúp duy trì tầm vận động khớp. Hiện tại, đây là kỹ thuật hỗ trợ được đánh giá là tốt, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn. Nẹp được sử dụng trong điều trị lâu dài, cùng với cơ đối vận, giúp kéo dài nhóm cơ chủ vận.
Kích thích điện: Giúp cải thiện phạm vi hoạt động thụ động, nhưng chỉ là tạm thời. Sau khi điều trị, thời gian điều trị cần được giảm dần. Phương pháp kích thích điện còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngừa teo cơ.
Một số nhóm thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương giúp làm mềm cơ. Ngoài ra, khi co cứng cơ, có thể sử dụng thuốc tiêm tại chỗ như botulinum toxin
Phẫu thuật: là phương pháp để giảm rút ngắn cơ nhưng lại có nhiều biến chứng phát sinh. Sau khi phẫu thuật kéo dài nhóm cơ co rút, lực cơ và tầm vận động thường giảm đi, dẫn đến việc xơ hóa và tiêu các sợi cơ. Lúc này, việc co rút cơ lại có thể tái diễn. Vì vậy, tập luyện sau khi phẫu thuật là rất cần thiết
Các phương pháp điều trị trên sẽ tùy vào mức độ, sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của co cứng cơ.
Làm gì khi bị co cứng cơ?
Nếu bị co cứng cơ khi đang vận động thì cần ngừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Sau đó xoa bóp các cơ một cách nhẹ nhàng, có thể xoa một chút dầu nóng lên vùng da đang bị co cơ rồi mới xoa bóp.
Nếu bị co cứng cơ ở cẳng chân, nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao, hướng về phía đầu gối. Nếu bị co cứng cơ ở bắp đùi, có thể nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia ấn đầu gối xuống. Nếu bị co cứng cơ xương sườn, cần hít thở sâu để thư giãn cơ hoành và cần xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.
Sống lành mạnh ở tuổi trung niên, giảm nguy cơ bệnh trọng khi về già Những người tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh ở tuổi trung niên sẽ giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi về già. Tác giả nghiên cứu Vanessa Xanthakis, Trường Y Đại học Boston cho biết: Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần thúc đẩy và nhấn mạnh hơn nữa cho bệnh nhân về...