Đây là thói quen sử dụng tủ lạnh nguy hiểm mà rất nhiều người Việt đang phạm phải, không sớm thay đổi bệnh tật sẽ tìm đến gia đình bạn
Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu của mọi gia đình nhưng chúng có thể gieo rắc bệnh tật nếu bị sử dụng theo 2 cách tai hại sau đây.
Tủ lạnh có thể được coi là một trong những tiến bộ công nghệ vĩ đại nhất hiện nay. Giữa lịch trình công việc hiện đại, chúng ta đã có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm dễ dàng mà không sợ hư hỏng, chúng ta cũng có thể tích trữ thực phẩm mà không phải đi chợ nhiều lần…
Dù vậy, tủ lạnh không phải là một món đồ “vạn năng” như nhiều người vẫn nghĩ, không phải món đồ vật nào chúng ta cũng có thể tích trữ trong tủ lạnh và cũng chẳng phải chúng ta muốn để nó trong tủ bao lâu cũng được. Để không gây hại cho sức khỏe, bạn cần tránh 2 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh dưới đây
1. Nhét thực phẩm vào tủ lạnh mà không quan tâm đến hạn sử dụng
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn nhất để bảo quản thực phẩm bởi chúng luôn ở nhiệt độ thấp, vì thế đồ ăn sẽ giữ nguyên ở trạng thái tươi ngon mà không sợ hư hỏng. Nhưng sự thật là thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh thì càng mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí tủ lạnh sẽ là ổ vi khuẩn nếu bạn không bảo quản thức ăn đúng cách.
Theo nhà dinh dưỡng học Pooja Malhotra làm việc tại Ấn Độ: Trong quá trình thực phẩm được làm lạnh, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu. Dù nhiệt độ thấp có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm nhưng các gia đình không nên quá lạm dụng vì có thể gây lãng phí đồ ăn, thậm chí dẫn dến một số vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho người ăn.
Bàn về vấn đề bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, ThS.BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Ngay cả khi để thức ăn trong ngăn đá, vi sinh vật cũng chỉ ở dạng không hoạt động chứ chúng không chết đi. Đến khi chuẩn bị nấu nướng, chúng ta cho thực phẩm ra ngoài tủ lạnh thì vi sinh vật lại phát triển và hoạt động bình thường.
Với ngăn mát cũng vậy, thậm chí nếu chị em nội trợ bảo quản lẫn thức ăn sống với chín, hoặc thức ăn còn nóng mà cho luôn vào tủ lạnh thì không những tốn kém tiền điện mà còn biến tủ lạnh thành ổ vi khuẩn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng. Còn các thực phẩm bảo quản ở ngăn mát với nhiệt độ 5 độ C tối đa sử dụng chỉ nên là một tuần.
2. Nhét tất cả các thực phẩm mình có vào tủ lạnh
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn và sạch sẽ nhất trong nhà vì thế quyết định cất tất cả mọi đồ ăn mình có vào đây để bảo quản nhưng thực tế tủ lạnh lại được chứng minh là một trong những món đồ bẩn nhất nhà bếp.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức An toàn và Sức khỏe cộng đồng NSF cho thấy các ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh là những khu vực bẩn hàng đầu trong nhà bếp, có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nhất.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh. Vi khuẩn trong tủ lạnh đến từ nguồn thực phẩm sống như thịt, rau củ… chủ yếu các vi khuẩn này là Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus…
Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh.
Một số loại thực phẩm không nên cất vào tủ lạnh kẻo sinh bệnh, biến chất là:
- Trứng vỡ: Vỏ trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Thời gian bảo quản trứng vỡ trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác, nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong trứng.
- Trứng đã rửa: Trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở bên ngoài. Quá trình rửa sẽ làm lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong. Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
- Rau ăn thừa: Rau xào là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng sẽ trở thành “thuốc độc” nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Một thí nghiệm được thực hiện bởi “Viện kiểm định chất lượng công nghệ và thực phẩm” tỉnh Chiết Giang cho thấy rau được nấu chín bảo quản trong tủ lạnh tăng lượng nitrite lên đáng kể.
- Quả chuối: Chuối bảo quản trong tủ lạnh, chúng có thể bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các chất dinh dưỡng.
- Cà chua: Cà chua khi được làm lạnh sẽ bị hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng. Lúc này, ăn cà chua không chỉ kém hấp dẫn mà còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tiềm ẩn rủi ro sức khỏe.
- Dưa hấu: Đừng bao giờ cất dưa hấu trong tủ lạnh vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu của loại quả này. Thay vào đó, bạn có thể bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ phòng. Như vậy, dưa hấu sẽ giữ được trọn vẹn chất chống oxy hóa của chúng. Tuy nhiên, nếu dưa hấu đã được cắt thành các miếng, bạn nên cất chúng vào tủ lạnh và hãy bọc kín lại để dưa không bị nhiễm mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
- Quả bơ: Các lợi ích quý giá cho sức khỏe của bơ có thể bị mất đi nếu như chúng được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp của tủ sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng rắn lại, không ngọt bùi nữa.
Nhiệt độ thấp của tủ sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng rắn lại, không ngọt bùi nữa.
- Hải sản: Hải sản rất ngon và bổ nhưng nếu được lưu trữ trong tủ lạnh qua đêm sẽ gây nguy hại cho sức khỏe bởi hải sản lưu trữ trong thời gian dài sẽ sản sinh ra các loại vi khuẩn, làm biến chất protein, gây nguy hiểm cho gan và thận.
- Hành khô, tỏi: Cả hành khô và tỏi đều không nên cất trong tủ lạnh bởi sẽ khiến chúng mọc mầm, mất mùi vị hoặc bị hỏng. Bạn nên cất chúng ở một nơi râm mát kẻo chúng có thể mọc mầm.
- Bánh mì: Ở nhiệt độ tủ lạnh, bánh mì sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí bị hỏng một cách rất nhanh chóng.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm từ tủ lạnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một trong số đó xuất phát từ tủ lạnh. Tủ lạnh sẽ trở thành ổ chứa vi khuẩn khổng lồ nếu người dùng để lẫn thức ăn sống và chín, thực phẩm thừa từ bữa trước...
26 trẻ em được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 do ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Anh Thư.
Hàng loạt trường hợp ngộ độc thực phẩm
Ngày 11/9, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, Khoa cấp cứu đã tiếp nhận 26 bé ở chùa Kỳ Quang 2 có triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa trưa.
Các bé đều có tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Trong đó, một bệnh nhi có dấu hiệu trụy mạch đã được truyền dịch, 5 trẻ có dấu hiệu mất nước, mệt lả. Những bé còn lại bị mất nước ít nên được cho bù dịch bằng đường uống.
Người của nhà chùa cho biết, 26 bé này phát sinh triệu chứng sau bữa cơm trưa lúc 11 giờ cùng ngày. Đến khoảng 15 giờ, các bé bắt đầu nôn ói, đau bụng và được đưa đi cấp cứu.
Bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, các bệnh nhi xuất hiện triệu chứng nôn ói, tiêu chảy hàng loạt sau bữa ăn. Do đó, khả năng cao là những trẻ này bị ngộ độc thực phẩm.
Người của nhà chùa cho biết, khoảng 11 giờ trưa ngày 11/9, khoảng 50 bé có ăn món thịt kho trứng và canh bầu. Trong đó, món thịt kho nấu từ hôm trước và được đun nóng lại.
Trước đó, một số học sinh tại Trường Tiểu học Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội) đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm. Ngày 10/9, 58 học sinh của trường không đến lớp, trong đó 48 em có triệu chứng buồn nôn, sốt và đi ngoài.
"Ổ chứa vi khuẩn"
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết, ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó xuất phát từ tủ lạnh do được sử dụng không đúng cách.
Đặc biệt, thức ăn thừa từ bữa trước, hoặc thực phẩm để lâu ngày, hay quá nhiều thực phẩm sống chín trộn lẫn... vô tình khiến tủ lạnh thành "ổ chứa vi khuẩn khổng lồ".
"Trong tủ lạnh luôn tồn tại nhóm vi khuẩn có tên gọi là Psychrophilic Bacteria. Tôi tạm dịch là vi khuẩn chịu lạnh. Loại vi khuẩn này gồm 2 nhóm: Yêu lạnh; Chịu được lạnh", bác sĩ Phúc giải thích.
Cụ thể, nhóm vi khuẩn yêu lạnh tồn tại được ở những môi trường vô cùng khắc nghiệt, như: Các đỉnh núi quá cao so với mặt nước biển, những vùng cực quả địa cầu có vĩ độ cao, hoặc dưới đại dương sâu hay khu vực có tuyết và băng.
Trong khi đó, nhóm vi khuẩn chịu được lạnh có thể tồn tại và phát triển nếu bị đưa vào điều kiện từ 0 - 15 độ C. Chúng gồm các chủng phổ biến trong tủ lạnh như: Listeria, Erysipelas, Pseudomonas, E. coli, trực khuẩn thương hàn Salmonella, Staphylococcus aureus...
Để thực phẩm luôn an toàn
Theo bác sĩ Phúc, nạn nhân ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt. Các triệu chứng toàn thân khác cũng sẽ xảy ra. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể liệt ruột, nhiễm trùng, nhiễm độc nghiêm trọng.
Chính vì vậy, chuyên gia này nhấn mạnh, thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh chưa hẳn an toàn.
"Nguyên tắc chung khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không trộn lẫn thực phẩm sống và chín. Nếu trộn lẫn hai loại thực phẩm này, chúng sẽ bị biến chất hoặc nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thực phẩm không nên được để lâu ngày, hoặc với số lượng quá nhiều trong tủ lạnh. Phải bọc kín cẩn thận thực phẩm", bác sĩ Phúc khuyến cáo.
Bên cạnh nguy cơ nhiễm khuẩn, một số loại thực phẩm được để vào tủ lạnh có thể thay đổi mùi vị, giảm dinh dưỡng và thậm chí nhanh hỏng hơn. Trái lại, việc bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng sẽ tốt hơn. Những loại thực phẩm này bao gồm: Bánh mì, hạt cà phê, rượu vang đỏ, tương ớt, mật ong, cà chua, một số rau củ quả, hành tây và tỏi.
"Bánh mì để trong tủ lạnh rất dễ bị khô, cứng và đóng xỉ. Mùi vị cũng sẽ không ngon như khi được bảo quản ở nhiệt độ thường. Trong khi đó, hạt cà phê để trong tủ lạnh rất dễ hút mùi đặc trưng của các loại thực phẩm khác. Đồng thời, nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến hạt cà phê bị tách nước, ảnh hưởng đến mùi thơm, mất đi vị ngọt và không còn đậm đà", bác sĩ Phúc lý giải.
Đối với rượu vang, chuyên gia này khuyến cáo người dùng nên bảo quản thích hợp nhất ở nhiệt độ ổn định khoảng 12 độ C. Ngoài ra, mật ong được để trong tủ lạnh sẽ dễ đẩy nhanh tốc độ kết tinh đường và ảnh hưởng đến mùi vị. Nhiều loại rau củ quả không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn gây độc tố nếu được bảo quản trong tủ lạnh.
"Nếu để cà chua trong tủ lạnh lâu, phần cùi sẽ mềm và phồng rộp, hoặc xuất hiện các đốm đen, héo theo thời gian.
Một số rau củ quả như khoai tây, khoai lang sẽ cứng lại và tạo vị như cát khi được để trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp. Cà rốt, bí ngô, các loại rau khác có thể để ở nhiệt độ phòng thoáng, mát. Chúng có thể bị đen và mềm nếu để lâu trong tủ lạnh", bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Trong khi đó, nếu hành tây được để trong tủ lạnh quá lâu sẽ dễ bị mất độ ẩm và gây nấm mốc. Đồng thời, mùi vị của hành tây sẽ ảnh hưởng đến các thực phẩm khác. Ngoài ra, việc bảo quản tỏi trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp có thể khiến loại thực phẩm này dễ bị nảy mầm, hỏng hoặc mốc. Tép tỏi cũng bị mềm, mất mùi vị.
Điểm danh 7 loại vi khuẩn gây ngộ độc Những vi khuẩn gây ngộ độc có thể có trong nguồn nước, môi trường đất, trong ruột động vật (gia súc, gia cầm),.. Nếu vô tình hấp thụ phải có thể gây ra ngộ độc với những biểu hiện nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí là tử vong! TS.DS Phạm Đức Hùng (từng là thực tập sinh tại Đại học Harvard,...