Đây là số tiền bạn sẽ nhận được nếu đầu tư 1.000 USD vào Netflix 10 năm trước
10 năm trước, Netflix chỉ là một dịch vụ giải trí được ưa chuộng. Năm 2021, Netflix đã là ông lớn đứng đầu thị trường streaming trực tuyến.
Netflix đang có thời gian tuyệt vời với nhiều bộ phim thành công vang dội. Công ty vừa báo cáo kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo cả về tăng trưởng doanh thu lẫn số thuê bao. Vào chiều ngày 20/10 (giờ địa phương), cổ phiếu Netflix giao dịch ở mức 626 USD.
Nếu đầu tư 1.000 USD vào Netflix ngày 19/10/2011 ở mức 15,63 USD/cổ phiếu, giá trị của nó hiện nay sẽ là 40.030 USD, phản ánh lợi nhuận hơn 3.900%, theo tính toán của CNBC. Ngược lại, đầu tư 1.000 USD vào S&P 500 sẽ có lợi nhuận 356,8% trong cùng kỳ, khoảng 4.568 USD.
Trong 10 năm này, giá trị thị trường của Netflix tăng từ 5,7 tỷ USD lên 279 tỷ USD. Giá cổ phiếu Netflix tăng song song với bản thân công ty khi Netflix dần phát triển từ dịch vụ giải trí phổ biến thành nền tảng streaming thống trị thị trường, hoạt động tại hơn 190 quốc gia.
Vào cuối năm 2011, Netflix ghi nhận 23,5 triệu thuê bao. Song hiện nay công ty có khoảng 214 triệu thuê bao trả phí, kỳ vọng bổ sung khoảng 8,5 triệu vào quý tiếp theo. Đối thủ gần nhất của Netflix, Disney , có khoảng 116 triệu thuê bao.
Chương trình gốc đầu tiên của Netflix, “House of Cards”, công chiếu năm 2013. Từ đó tới nay, công ty đã có hơn 6.000 chương trình và phim gốc. Đầu năm 2021, Netflix công bố kế hoạch chi 17 tỷ USD cho nội dung gốc trong năm tài khóa 2021. Đồng CEO Reed Hastings cho biết Netflix đang trong “lãnh thổ chưa được khai phá” và sẽ có nhiều nội dung trong quý IV hơn bao giờ hết.
Netflix cũng đầu tư vào các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, hãng bắt đầu đẩy mạnh game video tại một số nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thành công của Netflix không chỉ có “hoa hồng”. Gần đây, công ty bị một số nhân viên và cộng đồng LGBTQ phản đối vì bộ phim hài kịch đặc biệt Dave Chapelle. Hãng đã sa thải một nhân viên vì tiết lộ thông tin về bộ phim với Bloomberg.
Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ "bay màu", những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này!
Điều đáng nói là những đối tượng này có khả năng "đánh bay" kênh YouTube chính chủ một cách hoàn toàn hợp pháp.
Vào chiều ngày 1/7, trên fanpage chính thức của mình, PewPew đã có một vài lời chia sẻ về việc có một ai đó đăng ký tên thương hiệu của anh (PewPew) lên Cục Sở hữu Trí tuệ. Cùng với đó là nhiều ẩn ý như ngầm thông báo rằng, rất có thể, anh sẽ không còn là PewPew nữa.
Chia sẻ của PewPew trên Facebook
Qua tra cứu, chúng mình biết phát hiện ra đã có một công ty có tên là A** đã tiến hành nộp đơn đăng ký tên nhãn hiệu "PEWPEW" vào ngày 2/3/2021. Nhóm sản phẩm/dịch vụ được công ty này đăng ký thuộc nhóm 41, tức là các dịch vụ giải trí. Nếu đơn đăng ký này được cục Sở hữu Trí tuệ chấp thuận, ông hoàng streamer có thể sẽ mất hoàn toàn quyền sử dụng thương hiệu PewPew cho các hoạt động cung cấp các dịch vụ giải trí thông qua việc đăng tải nội dung trên các trang mạng xã hội bao gồm Facebook, Instagram, Zalo và đặc biệt là YouTube.
Thông tin nhãn hiệu "PewPew" đã bị đăng ký tại website của cục Sở hữu trí tuệ
Đây là lý do vì sao những dòng tự sự kể trên lại xuất hiện trên fanpage của PewPew, kênh YouTube của anh, có nguy cơ bị xóa bỏ!
Kênh YouTube với 3,62 triệu subscribers của PewPew
Diễn biến vụ việc này làm nhiều người liên tưởng tới sự kiện kênh Tam Mao TV cũng bị một đơn vị khác khởi kiện và đòi hạ kênh YouTube vì sử dụng tên kênh vi phạm bản quyền thương hiệu đã được đăng ký sở hữu trí tuệ trước đó.
Cụ thể, vào ngày 27/4/2021, Tam Mao TV nhận được một email từ YouTube thông báo về việc nhận được một khiếu nại về nhãn hiệu liên quan đến kênh và yêu cầu đại diện của Tam Mao TV nhanh chóng liên hệ với bên nắm bản quyền nếu không sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn kênh YouTube này.
Nội dung email YouTube gửi Tam Mao TV vào ngày 27/4 vừa qua
Sau quá trình tìm hiểu, Tam Mao TV phát hiện ra, vào ngày 8/4/2019, "Tam Mao TV" đã được một công ty khác đăng ký bản quyền nhãn hiệu và có lẽ chính những đối tượng kể trên giờ đây đã quyết định kiện ngược chủ sở hữu.
Theo chia sẻ của anh Lê Mạnh Cường, chủ kênh Tam Mao TV thì người đại diện pháp lý của đơn vị đang sở hữu bản quyền nhãn hiệu "Tam Mao TV" - Công ty Truyền thông và Công nghệ AS*, đã có những hành vi rất đáng ngờ khi được hỏi về hướng giải quyết vấn đề. Theo anh này, vị luật sư đại diện cho công ty AS* có hành vi đòi "tiền chuộc" đối với thương hiệu "Tam Mao TV".
Kênh YouTube Tam Mao TV
Tuy nhiên, chủ kênh Tam Mao TV tuyên bố sẽ không nhượng bộ và sẽ tiếp tục đấu tranh nhằm giành lại quyền sở hữu đối với thương hiệu này.
Đới với PewPew, anh vẫn còn cơ hội
Xét về phương thức, có thể thấy sự tương đồng đáng kể giữa 2 vụ việc. Nhưng ở trường hợp của PewPew, mọi sự vẫn còn có thể cứu vãn được vì đơn đăng ký nhãn hiệu của công ty A** vẫn chưa được cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt. Do đó, ông hoàng streamer vẫn có khả năng giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu "PewPew" nếu thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.
Vậy đối với các YouTuber, họ có thể làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình? Hãy nghĩ ngay đến việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu vơi cụ Sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt, để tránh các tranh chấp về bản quyền có thể phát sinh trong tương lai.
Ảnh: Internet
CĐM hiến kế cho PewPew đổi tên: Hết PewPew123 lại đến PewPewzzz Mới đây, cộng đồng mạng đã không khỏi xôn xao, bàn tán trước thông tin một đơn vị đã sử dụng tên PewPew để đăng kí lên Cục Sở hữu trí tuệ. Đáng nói, nếu thủ tục được thông qua, phía PewPew có khả năng sẽ mất trắng kênh YouTube và Fanpage với hơn 3,9 triệu người theo dõi. Bài đăng thông báo...