Đây là quốc gia bị cảnh báo sẽ thành bãi rác mới của thế giới
Chính phủ Argentina vừa thay đổi định nghĩa về rác thải, động thái có thể mở đường cho việc nhập khẩu hàng triệu tấn rác thải nhựa có nguồn gốc từ Mỹ.
Theo Guardian, Tổng thống Argentina Mauricio Macri vừa ký một quyết định hồi tháng 8, qua đó phân loại một số vật liệu tái chế và coi chúng là “hàng hóa” thay vì “rác thải”. Quyết định này sẽ nới lỏng việc giám sát các phế liệu nhựa hỗn hợp và ô nhiễm, vốn đã khó xử lý và trước đây thường được đưa đi tiêu hủy.
Các tổ chức hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường cho rằng quyết định này là bất hợp pháp và đi ngược lại xu hướng toàn cầu trong kiểm soát nhập khẩu chất thải. Đã có những lo ngại về việc đây sẽ là bước đi đầu tiên của Argentina nhằm tiếp nhận các loại rác nhựa khó tái chế, hiện tràn ngập các quốc gia đang phát triển kể từ khi Trung Quốc dừng nhập khẩu loại rác này vào cuối năm 2017.
Ông Jim Puckett, Giám đốc điều hành Mạng lưới Hành động Basel – nhóm chống lại việc xuất khẩu chất thải độc hại từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, nhận định: “Họ (Argentina) sẵn sàng trở thành con dê tế thần để thu lợi từ việc tiếp nhận chất thải của phần còn lại của thế giới”.
Một người nhặt rác tại bãi rác ở ngoại ô thủ đô Buenos Aires, Argentina. Ảnh: Reuters.
Có hơn 180 quốc gia là thành viên của Công ước Basel về kiểm soát hoạt động buôn bán chất thải quốc tế, tuy nhiên Mỹ không nằm trong số này.
Theo những sửa đổi gần đây được đề xuất bởi Na Uy, các quốc gia phát triển sẽ không thể xuất khẩu chất thải nhựa chất lượng kém sang các quốc gia đang phát triển mà không được sự đồng ý rõ ràng từ quốc gia tiếp nhận và sự đảm bảo rằng những chất thải này được xử lý một cách thích hợp.
Đề xuất này được đưa ra để đảm bảo rằng ngay cả các nước không phải là thành viên của Công ước Basel (như Mỹ), cũng sẽ phải tuân thủ theo các quy định của nó khi gửi chất thải nhựa tới những nước nghèo hơn.
Ông Puckett cho biết trong các cuộc đàm phán gần đây, Argentina và Mỹ đều phản đối mạnh mẽ những đề xuất của Na Uy nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn với các loại nhựa không thể tái chế. Kết hợp với quyết định của Argentina, ông Puckett cho rằng quốc gia này đang muốn xử lý rác thải của Mỹ.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng Argentina có thể lấp đầy khoảng trống mà Trung Quốc để lại về việc nhập các loại nhựa khó tái chế từ Mỹ, Anh và châu Âu.
Sau quyết định hồi cuối năm 2017, rác thải nhựa của Mỹ lần đầu tiên được đưa tới các quốc gia ở Đông Nam Á. Đến lượt các nước này bắt đầu siết chặt quy định nhập khẩu chất thải và rác thải nhựa từ Mỹ tiếp tục được đưa tới các nước như Campuchia, Lào, Ghana, Ethiopia, Kenya rồi Senegal.
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA cho biết họ ủng hộ Công ước Basel nhưng phản đối những đề xuất của Na Uy. Lý giải cho điều này, một người phát ngôn của EPA cho biết Mỹ lo ngại rằng việc gia tăng các rào cản với sự di chuyển của phế liệu nhựa để tái chế sẽ làm việc tái chế trở nên đắt đỏ hơn, trong khi nhựa nguyên sinh trở nên hấp dẫn hơn, và điều này dẫn đến tổng khối lượng chất thải nhựa sẽ tăng lên.
Theo Zing.vn
Rác thải đang giết chết hồ cao nhất thế giới Titicaca
Rác thải nhựa và nguồn nước ô nhiễm ở các thành phố lân cận chưa được xử lí khiến cho lòng hồ Titicaca bị ô nhiễm nặng trong nhiều năm qua.
Hồ Titicaca nằm trên dãy núi ở biên giới Peru và Bolivia. Titicaca được biết đến là hồ nước ngọt trên cao lớn nhất thế giới. Hiện nay, mặt hồ đang bị rác thải và tảo xâm hại, khiến số lượng cá trong hồ giảm nhanh. Tỷ lệ chết của các loại thủy cầm sống cạnh hồ càng ngày càng tăng lên.
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, kèm theo phát triển của các nghành công nghiệp, du lịch đang gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái khu vực xung quanh hồ Titicaca.
Theo người dân địa phương, rác nhựa và nguồn nước ô nhiễm ở các thành phố lân cận không được xử lí, và thải trực tiếp vào lòng hồ Titicaca trong nhiều năm qua. Điều này khiến cho đáy hồ tích tụ một khối lượng lớn chất độc gây hại cho sự phát triển của các sinh vật sống. (Ảnh: Reuters)
Các bãi rác mọc lên nhiều ở ngôi làng Desaguadero, cũng như xuất hiện ở nhiều khu định cư khác. (Ảnh: Reuters)
Ông Oscar Limachi, 48 tuổi sống trên đảo Parity và làm hướng dẫn viên cho khách tham quan hồ. Ông nói rằng, hơn ba chục hòn đảo ở hồ Titicaca có người sinh sống. Tuy vậy, dân số địa phương đã bị giảm xuống đáng kể, vì lượng cá đánh bắt không đáp ứng đủ nhu cầu gia đình. (Ảnh: Reuters)
Ông Isaac Kallizaya, 39 tuổi, sinh ra trên đảo Parity cho biết, vào những năm 1990, khi ông còn là một đứa trẻ, tất cả các gia đình đều sống bằng nghề đánh cá. Bây giờ, chỉ còn 3 gia đình duy trì nghề đánh cá, mỗi ngày chỉ bắt được khoảng 20 con cá. Năm 2000, chúng tôi có 50 học sinh ở một trường tiểu học trên đảo, bây giờ chỉ còn mỗi một học sinh. (Ảnh: Reuters)
Vài năm trước, người dân địa phương dễ dàng câu được nhiều cá trên sông Katari, có dòng chảy đổ vào hồ Titicaca. Tuy vậy, hiện nay, dòng sông này chứa đầy rác nhựa, pin nhiễm chì nặng. Nồng độ nitơ và phốt pho trong dòng sông kích thích sự phát triển của cây tảo và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của cư dân ven hồ. (Ảnh: Reuters)
Trên đảo Coati ở hồ Titicaca, phụ nữ địa phương chỉ nấu thịt vào những dịp đặc biệt, còn săn bắn hay nuôi được họ thường là để bán (vì khan hiếm thực phẩm, nên thịt rất đắt đỏ). (Ảnh: Reuters)
Trang phục đẹp và các món ăn thịnh soạn chỉ được dùng hiếm hoi vào các ngày lễ. (Ảnh: Reuters)
Ngoài các hòn đảo tự nhiên, trên hồ Titicaca có khoảng 40 hòn đảo nhân tạo. Người dân bộ lạc Uros bản địa, từ thời cổ đại đã xây dựng những hòn đảo nổi này từ lau sậy, để ẩn náu khỏi người Inca. Dần dần, cách sống trên hồ lau sậy này trở nên quen thuộc với họ. Ở đó, họ trồng hoa màu, chăn nuôi gia cầm và đánh bắt cá. Tuy vậy, ô nhiễm môi trường nước và sự tuyệt chủng của nhiều loài cá, khiến cho dân bộ lạc Uros gặp nhiều khó khăn, ảnh hướng đến việc bảo tồn văn hóa cư dân bản địa. (Ảnh: Reuters)
Theo lời ông Oscar Limachi, nhiều loài thực vật từng được trồng nhiều ở đây, cũng đã biến mất. Trước đây, nhiều loài cá sinh sống và đẻ trứng trong số những cây này, bây giờ không còn cá và cây nữa. Dân làng sợ rằng, một ngày nào đó các loại cá sẽ biến mất khỏi hồ Titicaca mãi mãi. (Ảnh: Reuters)
Sự thiếu nhận thức của người dân địa phương là nguyên nhân dẫn đến thảm họa này. Người dân đã vứt rác nhựa và rác thải khác khắp nơi, mà không nghĩ rằng chúng gây ô nhiễm môi trường và để lại hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh: Reuters)
Chính phủ Bolivian đang cố gắng giải quyết vấn đề ô nhiễm của hồ Titicaca trong nhiều năm qua. Vì đây là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Kể từ năm 2016, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, 10 nhà máy xử lý nước thải đã được xây dựng tại đây. Dự kiến những nhà máy này sẽ được đưa vào hoạt động trước năm 2022. (Ảnh: Reuters)
(Nguồn: Reuters)
MINH TUẤN
Theo VTC
Phát hiện gây sốc về dấu vết của con người ở lõi băng Bắc Cực Các mảnh nhựa siêu nhỏ được tìm thấy trong các lõi băng ở Bắc Cực, cho thấy sự ô nhiễm đã lan tới cả vùng giá lạnh xa xôi nhất hành tinh. Nhóm nhiên cứu khoan sâu để lấy lõi băng đem phân tích. Theo Reuters, các nhà nghiên cứu sử dụng trực thăng để hạ cánh xuống các tảng băng và lấy...