Đây là ngành học dự đoán sẽ bùng nổ sau đại dịch: Cơ hội việc làm thì “sum suê”, mức lương ổn định lại ê hề khoản thưởng
Ngành học này hiện đình trệ vì yêu cầu phòng dịch chứ không phải do giảm nhu cầu.
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều ngành nghề ảnh hưởng, trong đó có những ngành liên quan đến du lịch, dịch vụ khách sạn. Cụ thể doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên du lịch nội địa giảm mạnh như Hà Nội giảm 44,3%, thành phố Hồ Chí Minh giảm 53,6%, Quảng Ninh giảm 36,6%…
Một số địa phương có khởi sắc đón khách nội địa trong quý I/2021, nhưng đợt dịch thứ 4 bùng phát khiến khách hủy phòng, hủy tour hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho cơ sở kinh doanh lưu trú và doanh nghiệp lữ hành.
Ngành Quản trị khách sạn được dự đoán sẽ bùng nổ sau dịch. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia, sau đại dịch, một số ngành sẽ bùng nổ trở lại, bao gồm ngành Quản trị khách sạn. Theo thông tin từ báo Dân trí, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho biết, khi Covid-19 qua đi, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống sẽ đón đợt phát triển “bùng nổ”, kéo theo đó nhu cầu nhân sự cao.
Trong mùa tuyển sinh năm nay, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng khối ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ vẫn có rất đông thí sinh lựa chọn. Cụ thể, số liệu đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ năm 2021 cho thấy, gần 200.000 em đăng ký nhóm ngành này, trong khi chỉ tiêu có hơn 24.000. Và về mức độ cạnh tranh, khối ngành du lịch – dịch vụ đang đứng thứ 4 trên tổng số 24 nhóm ngành”.
Cũng theo ông Trần Anh Tuấn, ngành Quản trị khách sạn hiện đình trệ vì yêu cầu phòng dịch chứ không phải do giảm nhu cầu. Vậy nên ngành này không lo thiếu việc làm.
Ngành Quản trị khách sạn học những gì, mức lương ra trường có khả quan không?
Video đang HOT
Trong các mùa tuyển sinh hàng năm, Quản trị khách sạn luôn là ngành hot, thu hút nhiều sĩ tử nộp hồ sơ. Theo đó, Quản trị khách sạn là ngành học về cách quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các bộ phận nhân sự như lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán,… Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp các nguồn lực, khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường.
Ngoài ra, học cách kiểm soát ngân sách và các chi phí hoạt động khác, đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra, đồng thời chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR,…
Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiêm các công việc: Quản lý hoặc chuyên viên các bộ phận lễ tân tiền sảnh, phòng, ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, nhân sự, tài chính – kế toán, kinh doanh doanh – tiếp thị, hành chính, nhân lực, marketing… tại các resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch…; Cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước; Giảng dạy nghiên cứu về nhà hàng khách sạn tại các trường đại học cao đẳng,…
Hiện tại rất nhiều trường đại học đang đào tạo ngành học này, có thể kể đến như: Đại học Ngoại thương (FTU); Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU); Đại học Thương mại (TMU); Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG Hà Nội (USSH); Đại học Công nghiệp (HaUI),…
Năm 2021, điểm chuẩn đầu vào ngành Quản trị khách sạn của Đại học Ngoại thương lên tới 28,45 điểm với tổ hợp A00. Đại học Kinh tế Quốc dân cũng lấy 27,35 điểm.
Theo khảo sát mức lương ngành Quản trị khách sạn sẽ dao động tùy theo từng vị trí công việc. Cấp nhân viên, mức lương dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng/ thán. Cấp quản lý, mức lương dao động từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng. Với vị trí giám đốc, lương dao động từ 25 – 50 triệu đồng/tháng, tùy quy mô khách sạn.
Ngoài mức lương, người lao động còn được hưởng những khoản phụ cấp khác theo chính sách của doanh nghiệp.
Dịch Covid-19, chọn ngành du lịch ra trường có việc làm?
Vào 17 giờ 30 ngày mai (9.3), Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Chọn ngành học cho tương lai' khối ngành dịch vụ, du lịch.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - NGỌC DƯƠNG
Chương trình đồng thời sẽ diễn ra ở các địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.
Dịch Covid-19 bùng phát từ những tháng đầu năm 2020 cho đến nay khiến mọi thứ đều đảo lộn và kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng. Trong các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, không thể không kể đến khối ngành dịch vụ, du lịch.
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927.000 việc làm trực tiếp. Năm 2020, do việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn Covid-19, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du lịch đạt 312.000 tỉ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỉ USD.
Khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%. Tổng thu du lịch toàn cầu mất đi 1,1 nghìn tỉ USD; khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành bị mất việc.
Buổi tư vấn với chủ đề khối ngành dịch vụ, du lịch sẽ thật sự cần thiết cho thí sinh và phụ huynh trong giai đoạn này để củng cố, nuôi dưỡng niềm tin, vun đắp những hoài bão trong lựa chọn ngành nghề.
Đại diện các trường ĐH và CĐ có đào tạo khối ngành du lịch, dịch vụ sẽ cung cấp thông tin mới nhất về tuyển sinh khối ngành này năm nay. Bên cạnh đó, các chuyên gia có nhiều chia sẻ giúp thí sinh trong định hướng chọn ngành học tương lai.
Chương trình sẽ chia thành 2 phần, với 2 khung giờ phát sóng.
* Phần 1 (17 giờ 30-18 giờ 30) gồm:
-Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân;
- Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên , Giám đốc Trung tâm tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM;
- Thạc sĩ Lê Âu Ngân Anh, Giảng viên ngành Quản trị sự kiện khoa Du lịch Trường ĐH Hoa Sen;
- Thạc sĩ Nguyễn Văn Định , Trưởng khoa khoa Khách sạn-nhà hàng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn.
* Phần 2 (18 giờ 40-19 giờ 40) gồm:
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung , Phó trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;
- Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Văn Hiến;
- Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hoàng , Phó viện trưởng Viện đào tạo quốc tế Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi tương tác trực tiếp với các chuyên gia của chương trình.
Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc Bách khoa Hà Nội kể "cú sốc văn hóa đại học" Phạm Đình Dương kể về những tiết học đại số ghi kín mười mặt trang giấy. Năm nhất, chàng thủ khoa gặp phải "cú sốc văn hóa học đại học" khi mới bước chân vào cánh cổng Bách khoa Hà Nội. "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!" - hai câu thơ nổi tiếng...