Đây là lý do Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc dẫn đầu về smartphone 5G trong tương lai
Nhờ dân số đông và chiến lược phát triển mạng 5G từ sớm, Trung Quốc có nhiều cơ hội dẫn đầu thị trường smartphone 5G trong tương lai.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, số lượng smartphone hỗ trợ mạng 5G sẽ đạt tới khoảng 800 triệu chiếc vào năm 2023, chiếm 51,4% trong tổng smartphone trên thị trường.
Với lộ trình thương mại hóa mạng 5G từ nay, các quốc gia đi đầu trong việc triển khai hạ tầng mạng 5G sớm như Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều nhất và có số dân được trải nghiệm mạng 5G đông nhất thế giới.
Ước tính người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chiếm tới 1/3 lượng smartphone hỗ trợ 5G trên toàn cầu trong vòng 5 năm tới. Con số này bao gồm dân ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan. Tổng cộng người dân Trung Quốc chiếm tới 34% doanh số bán smartphone 5G vào năm 2023. Tiếp đó là Bắc Mỹ với 18% và Châu Á – Thái Bình Dương là 17,4%.
Trong khi đó theo hãng phân tích Counterpoint, smartphone hỗ trợ 5G sẽ dần mở rộng và chiếm lĩnh thị trường smartphone toàn cầu kể từ năm 2020. Cũng theo một phân tích hồi tuần trước, Counterpoint cho biết Trung Quốc sẽ thống trị thị trường smartphone 5G trên toàn cầu với thị phần bán smartphone 5G trên 30% vào năm 2020, tăng từ mức ước tính 25% trước đó.
Sau Hàn Quốc, Mỹ, Úc và Anh đã ra mắt dịch vụ mạng 5G thương mại đầu tiên trong Q2/2019.
Tính tới đầu tháng 6, các nhà mạng viễn thông Trung Quốc gồm China Mobile, China Unicom, China Telecom và các nhà điều hành mạng cáp China Broadcasting Network đã được Bộ công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc cấp phép thương mại 5G. Như vậy đây là bước đi mới nhất đánh dấu việc quốc gia tỷ đân đã chính thức thương mại hóa thế hệ mạng tiếp theo.
Video đang HOT
Điều đáng chú ý là giấy cấp phép mạng 5G của Trung Quốc đã được cấp sớm hơn một năm so với kế hoạch. Theo nhà phân tích Nicole Peng thuộc hãng Canalys cho biết, các sáng kiến của chính phủ Trung Quốc đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của mạng 5G và sớm đưa công nghệ này vào thương mại hóa.
Huawei là một trong những hãng chủ động tung ra thị trường các model smartphone hỗ trợ 5G
Smartphone hỗ trợ mạng 5G sẽ sớm trở thành một tiêu chuẩn mới tại Trung Quốc nhờ lộ trình của chính phủ, tiềm lực tài chính của các nhà mạng và tốc độ ra mắt smartphone mới trang bị modem chip 5G của các hãng sản xuất smartphone.
Vào năm 2020, tức một năm sau khi thương mại hóa, Canalys dự báo 17,5% smartphone bán tại Trung Quốc sẽ hỗ trợ mạng 5G và tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng vọt lên 62,7% vào năm 2023.
China Mobile, nhà khai thác mạng viễn thông lớn nhất thế giới mới đây tuyên bố, họ sẽ cung cấp dịch vụ mạng 5G cho hơn 50 thành phố tại Trung Quốc trong năm nay và mở rộng tới tất cả các thành phố khác vào cuối năm 2020.
Model Huawei Mate 20 X 5G là sản phẩm đầu tiên nhận giấy phép truy cập mạng 5G tại Trung Quốc. Phiên bản Mate 20 X 5G dự kiến sẽ là thiết bị đầu tiên hỗ trợ công nghệ mạng 5G mới nhất, gồm cả mạng 5G độc lập (SA) và không độc lập (NSA).
Ngoài Huawei, các hãng smartphone khác như Oppo, Vivo và Xiaomi đã sớm lên kế hoạch ra mắt các model hỗ trợ 5G vào cuối năm nay.
Theo GenK
Chưa lo xong vụ Xiaomi soán ngôi, Samsung lại phải lo thêm "Xiaomi thứ hai" mang tên Vivo tại thị trường Ấn Độ
Vivo đang cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số thần tốc, giống như thời Xiaomi mới bước chân vào thị trường smartphone Ấn Độ và sau này đã vươn lên chiếm cả ngôi vương của Samsung.
Samsung đã mất vị trí số 1 vào tay Xiaomi tại thị trường smartphone Ấn Độ hồi năm ngoái. Mặc dù rất khó để Samsung sảy chân tiếp và trượt khỏi vị trí thứ hai nhưng khả năng này không hẳn khó xảy ra khi doanh số quý vừa qua của Samsung đang có dấu hiệu đi xuống.
Theo hãng phân tích Canalys, Samsung đã xuất xưởng khoảng 7,3 triệu chiếc smartphone tại thị trường Ấn Độ trong Q1/2019, giảm nhẹ khoảng 200 ngàn chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 4 hãng smartphone hàng đầu Ấn Độ xếp theo thứ tự gồm Xiaomi, Samsung, Vivo và Oppo thì Samsung đang là thương hiệu duy nhất có doanh số smartphone thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Vấn đề càng tội tệ hơn với hãng điện tử Hàn Quốc khi mất gần 1% thị phần, từ 25,3% xuống 24,4%.
Số liệu thống kê doanh số và thị phần tại thị trường Ấn Độ trong Q1/2019
Những vấn đề của Samsung tại Ấn Độ chỉ phản ánh phần nào những khó khăn mà Samsung phải gánh chịu tại nhiều thị trường khác trên thế giới. Do đó kết quả trên không hẳn quá bất ngờ. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định thêm, Ấn Độ là một trong những thị trường tối quan trọng với Samsung chỉ sau Trung Quốc. Bởi đây là thị trường đang phát triển và có tiềm năng rất lớn. Nếu Samsung tiếp tục xảy chân tại thị trường này, khả năng giữ vững danh hiệu hãng smartphone số 1 thế giới sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Trái ngược với sự "trầy trật" của Samsung là sự bứt tốc đột phá của Xiaomi. Hãng smartphone Trung Quốc đạt doanh số 9,5 triệu máy trong quý đầu năm 2019, qua đó giúp hãng giữ vững thị phần số 1 với 31,4%.
Điều đáng chú ý là sự vươn lên của Vivo. Thương hiệu smartphone Trung Quốc này đang tăng trưởng nhanh chưa từng thấy. Chỉ mới Q1/2018, Vivo xuất xưởng được khoảng 2,1 triệu máy và thị phần chỉ có 7,3% thì sau một năm, thương hiệu này đã lột xác và đạt doanh số lên tới 4,5 triệu máy, qua đó đẩy thị phần của hãng vươn lên 15%. Theo Canalys, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Vivo thậm chí đã cán mốc 108,2%.
Sự bứt tốc của Vivo chắc chắn sẽ khiến Samsung thêm phần lo lắng vì không ai biết thị trường sẽ còn biến động như thế nào.
Bên cạnh đó, Realme (thương hiệu con của Oppo) cũng là một cái tên đáng chú ý. Dù mới chỉ gia nhập thị trường Ấn Độ từ Q2/2018 nhưng Realme giờ đây đã có trong tay 4,2% thị phần toàn thị trường với doanh số Q1/2019 đạt 1,3 triệu máy.
Tham khảo Android Authority
Apple bị giảm doanh số iPhone tại các nước EMEA trong quý 1/2019 Các nước EMEA bao gồm: châu Âu, Trung Đông và châu Phi (Europe, Middle East, Africa) cũng là nơi mà các hãng smartphone cạnh tranh để giành lấy thị phần. Hãng phân tích IDC mới đây cho hay, doanh số smartphone ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi đạt 83.7 triệu chiếc trong quý đầu tiên của năm nay. So với cùng...