Đây là cách “lối sống leo thang” ảnh hưởng đến tài chính của bạn, hãy tránh xa vì nó là 1 sai lầm lớn
Điều gì xảy ra khi bạn vừa thăng chức? Thu nhập tăng lên khiến bạn muốn nâng mức sống. Đó là lúc lối sống leo thang ăn mòn tài chính cá nhân nếu bạn không tỉnh táo.
Có khoản thu nhập nhiều hơn mỗi tháng có thể giúp chúng ta sở hữu lối sống thoải mái và khiến tâm trí nới lỏng. Có nhiều tiền hơn để làm những thứ chúng ta muốn, mua những thứ ao ước từ lâu. Nhưng cuối tháng bạn vẫn gặp tình trạng phải đi vay, không đủ tiền tiêu, hay không tăng thêm bất cứ khoản tiền tiết kiệm nào thì nên cân nhắc. Bạn có thể đang là nạn nhân của phong cách sống leo thang.
James Andrews, Biên tập viên tài chính tại money.co.uk giải thích hiện tượng này chi tiết hơn một chút. Anh ấy nói với Metro.co.uk: Lối sống leo thang mô tả quá trình tăng thu nhập khiến bạn có thể thích thú với những thứ tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Bạn tiêu nhiều hơn cho sở thích cá nhân, những thứ phù phiếm mà bỏ quên tài khoản tiết kiệm, quỹ hưu trí và các kế hoạch dài hạn khác.
Những người rơi vào lối sống leo thang dần dần sẽ bắt đầu có thói quen mua sắm như một thứ cần thiết, điều này không phải tốt. Lúc đó, bạn sẽ không nhìn thấy ánh sáng rực rỡ của việc tăng lương mà thay vào đó là thất vọng bởi những con số trong tài khoản ngân hàng không có sự thay đổi thậm chí là giảm đi.
Mọi người có thể thấy mình chi tiêu nhiều hơn trước, bởi vì lý do hợp lý của họ là có một mức lương nhiều hơn để chi trả. “Bằng cách quen với các dịch vụ và sản phẩm đắt tiền sẽ thúc đẩy tâm lý chi tiêu, đến khi gặp vấn đề tài chính, họ khó có thể sống với mức thu nhập ít hơn.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đang mắc phải điều đó, thì tin tốt là có những bước có thể được thực hiện để kiểm soát tài chính trở lại.
Quản lý tài chính chặt chẽ hơn
Zainab Kwaw-Swanzy, một chuyên gia tài chính tại Barclays, giải thích rằng một cách tốt để kiểm soát tài chính của bạn là xem xét toàn bộ các loại tài khoản.
Cô ấy nói: “Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng tính năng phân loại chi tiêu có sẵn trong ứng dụng di động của ngân hàng hoặc bạn có thể in bảng sao kê ngân hàng và tạo các danh mục chi tiêu bằng cách mã hóa màu cho các lĩnh vực chi tiêu khác nhau. Nhìn thấy mọi thứ rõ ràng có thể giúp bạn hiểu rõ về thứ khiến bạn vung tiền nhiều nhất và những lĩnh vực mà bạn có thể bắt đầu cắt giảm”.
Không chiều chuộng bản thân
Video đang HOT
James tiếp tục: “Không ai phủ nhận rằng những người đã làm việc chăm chỉ để đạt được thành công về tài chính sẽ gặp thất bại nặng nề. Nhưng để tránh mắc nợ, bạn nên xem xét một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống muốn cải thiện thay vì chiều chuộng bản thân quá nhiều.
Nếu bạn muốn có những món đồ mới cho tủ quần áo của mình, để phục vụ một kỳ nghỉ và đi đến một nhà hàng sang trọng để ăn tối thì cần phải cân nhắc. Cố gắng nhồi nhét tất cả những thứ này vào cùng một lúc sẽ khiến việc tiết kiệm tiền không thể thực hiện được, bội chi diễn ra và bạn vẫn gặp vấn đề dù thu nhập tăng lên”. Bạn có thể lập danh sách một hoặc hai món đồ tự thưởng cho mình muốn mua trong tháng đó và tính chúng vào thu nhập.
Đảm bảo tiết kiệm vẫn là ưu tiên
Dịch bệnh đã dạy chúng ta bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và cuộc sống rất khó lường. Điều này làm bạn cảm nhận tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp trong trường hợp không thể làm việc và tạo cảm giác an toàn trong tài chính.
Vì vậy, điều quan trọng là vẫn tiếp tục bỏ tiền tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp ngay cả khi đang kiếm được nhiều tiền hơn và đặt cho mình những mục tiêu tiết kiệm mới. James nói: “Nhiều người thấy hữu ích khi tuân theo quy tắc 20-30-50 để lập ngân sách và tiết kiệm. Ngay sau khi bạn được thanh toán tiền lương, 50% dành cho các chi phí thiết yếu (như tiền thuê nhà, hóa đơn và hàng tạp hóa), 20% dành cho tiết kiệm, trả nợ hiện tại hoặc đầu tư cho tương lai, để lại 30% cuối cùng được sử dụng linh hoạt vào bất cứ điều gì bạn muốn”.
Muốn trở thành người giàu có, từ bỏ ngay 11 điều này
Nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống và từ bỏ 11 điều dưới đây.
Theo triệu phú tự thân Steve Siebold, đa phần chúng ta đều hội tụ đủ những thứ cần thiết để trở nên giàu có. Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống này, thành công không chỉ đơn giản xuất hiện. Nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống và từ bỏ 11 điều dưới đây.
Suy nghĩ nhỏ
Siebold viết: "Mục tiêu chính với nhiều người là nghỉ hưu ở tuổi 65 và hy vọng có đủ tiền để sống đến cuối đời".
Đừng ngại có những suy nghĩ lớn. Những người giàu có nhất muốn tạo tác động đến thế giới bằng sự giàu có của mình. Hãy bắt đầu suy nghĩ lớn như cách mà những người giàu thường làm.
Tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm
Những người giàu có đánh giá cao tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đầu tư nhưng họ cũng nhận ra rằng chìa khóa để trở nên thực sự giàu có là tập trung vào việc kiếm tiền.
Siebold viết: "Nhiều người quá tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu, sống thật đạm bạc nên họ đã bỏ lỡ những cơ hội lớn. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng, người giàu vẫn từ bỏ suy nghĩ về từng đồng, từng xu này. Họ là những bậc thầy trong việc tập trung năng lượng tinh thần vào nơi chứa số tiền lớn."
Lương ổn định
Những người bình thường thích chọn cách được trả lương theo một mức ổn định hoặc theo giờ. Trong khi đó, những người giàu có chọn được trả lương dựa trên kết quả.
Siebold viết: "Không phải không có những người giàu có nhờ làm công ăn lương nhưng trong đa số các trường hợp, đây là con đường chậm nhất dẫn đến sự thịnh vượng. Những người thành công nhất biết rằng tự kinh doanh là con đường nhanh nhất để trở nên giàu có," Siebold viết.
Trì hoãn, không có thời hạn
Nếu bạn muốn xây dựng sự giàu có, bạn phải có mục tiêu rõ ràng, kế hoạch cụ thể cùng thời hạn cho từng cột mốc.
Siebold viết: "Một người bình thường muốn rất nhiều thứ. Trong khi đó, những người giàu sẽ tập trung vào mục tiêu lớn mà họ muốn và đặt thời hạn cho việc đạt được mục tiêu đó. Đây là cách mà các triệu phú tự thân được tạo ra."
Mua những thứ bản thân không có khả năng chi trả
Siebold viết: "Tầng lớp trung lưu nổi tiếng với lối sống vượt quá khả năng của mình". Họ có thể không hẳn là người tiêu xài hoang phí nhưng họ kiếm được rất ít và thường tiêu hết những gì mình có, thậm chí vay để tiêu.
Thay vì chi tiêu tất cả những gì kiếm được, người giàu tìm cách đa dạng hoá nguồn thu nhập và luôn trả cho chính mình trước. Điều này có nghĩa rằng họ coi tiết kiệm như một khoản chi phí bắt buộc, không phải thứ còn lại sau khi đã chi trả tất cả các khoản. Siebold nói: "Thay vì tập trung vào chi tiêu và tiết kiệm, hãy tập trung vào cách làm sao để kiếm được nhiều tiền hơn, đầu tư và tiết kiệm theo tỷ lệ phần trăm nhất định và chi tiêu phần còn lại theo cách bạn muốn".
Giải trí
Siebold chia sẻ rằng người giàu "thà dùng thời gian để học tập hơn là để giải trí".
Những người giàu đánh giá cao sức mạnh của việc học tập, không chỉ dừng lại sau cánh cửa đại học. "Bước vào nhà của người giàu có, một trong những điều đầu tiên bạn sẽ thấy chính là thư viện sách phong phú mà họ dùng để giáo dục bản thân và trở nên thành công như ngày hôm nay. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu thích dành thời gian để giải trí hơn, đọc báo lá cải và xem những thứ thuần để giải trí", ông chia sẻ.
Những mối quan hệ độc hại
Việc bạn kết giao, qua lại với ai có tầm quan trọng hơn nhiều so với những gì bạn có thể nghĩ. Theo Siebold, người bạn chọn để bao quanh mình thậm chí có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của bạn. Ông viết:
"Những người thành công hiểu rằng ý thức dễ lây lan và việc tiếp xúc với những người thành công hơn mình có thể giúp họ mở rộng tư duy và tạo ra thu nhập. Chúng ta trở nên giống những người mà chúng ta kết giao. Đó là lý do tại sao những người chiến thắng luôn bị thu hút bởi những người chiến thắng khác."
Luôn hoài niệm
Những người bình thường có xu hướng sống trong kỷ niệm, luôn hoài niệm về những ngày xưa tốt đẹp. Trong khi đó, những người giàu bận bịu mơ về tương lai và lạc quan về những gì sắp tới.
"Những người tin rằng những ngày tháng tốt đẹp nhất của mình chính là quá khứ hiếm khi có thể trở nên giàu có. Họ thường phải vật lộn với sự bất hạnh và trầm cảm. Các triệu phú tự thân trở nên giàu có bởi họ sẵn sàng đặt cược vào bản thân mình, hiện thực hoá ước mơ, mục tiêu và ý tưởng của bản thân trong tương lai", Siebold viết.
Sự thoải mái
Những người bình thường thích được thoải mái, trong khi đó, những người giàu bị kích thích bởi sự không chắc chắn.
Siebold viết: "Sự thoải mái về thể chất, tinh thần và cảm xúc là mục tiêu chính của những người thuộc tầng lớp trung lưu. Các nhà tư tưởng đẳng cấp thế giới sớm nhận ra rằng việc trở thành triệu phú không dễ dàng và cần hy sinh nhất định nhu cầu về sự thoải mái. Họ học cách thoải mái khi luôn hoạt động trong tình trạng không chắc chắn."
Nỗi sợ hãi
Siebold viết rằng: "Những người vĩ đại không cho nỗi sợ hãi tồn tại. Ở mức độ suy nghĩ này, mọi thứ dường như đều có thể thành hiện thực. Mọi ước mơ có vẻ điên rồ đối với những người ngoài kia đều có thể thực hiện được một cách đáng ngạc nhiên."
Để làm được điều này, bạn cần sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Đó cũng chính là điều mà những người giàu nhất vẫn làm.
Kỳ vọng thấp
Trong khi những người thuộc tầng lớp trung lưu đặt kỳ vọng tài chính ở mức thấp để không phải thất vọng thì những người giàu thường đặt kỳ vọng của ở mức cao và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thử thách nào.
Siebold từng viết: "Không ai có thể giàu có và sống theo ước mơ của mình mà không có những kỳ vọng lớn lao. Nhiều người quyết định giới hạn cuộc sống của mình ở mức tầm thường để bảo vệ bản thân khỏi sự thất bại."
Một khi đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng, họ sẽ ngay lập tức bắt tay vào việc tìm cách để đạt được chúng. "Các nhà vô địch không chờ đợi mọi thứ xảy ra, họ hành động để mọi thứ xảy ra", Siebold nói.
Đắm chìm trong cơn sốt mua sắm online, săn sale cuối năm, dân tình quên mất những cái "hố" có thể lọt vào! Tâm lý hưởng thụ vào dịp cuối năm để bù đắp cho những tháng ngày vất vả đã làm giới trẻ thoáng tay hơn khi chi tiêu, mua sắm. Có vẻ như những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của đại đa số các bạn trẻ. Giãn cách xã hội kéo dài liên tục đã...