Đây là 7 loại hải sản tốt nhất mà bạn nên ăn
Bạn biết cá tốt cho sức khỏe như thế nào rồi, nhưng điều đó chỉ đúng nếu bạn ăn đúng loại!
Hàu chứa nhiều kẽm và có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Những người thừa cân có xu hướng có lượng kẽm thấp hơn so với những người gầy. – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Sau đây là những loại cá tốt nhất để ăn mà bạn cần biết, theo The Healthy.
Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe. Hướng dẫn Chế độ ăn uống mới nhất của Mỹ khuyên nên ăn ít nhất 250 – 350 gram cá hoặc hải sản mỗi tuần, chia làm 2 – 3 lần.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Bonnie Taub-Dix cho biết hầu hết chúng ta vẫn ăn không đủ cá.
Nhưng để tốt cho sức khỏe, tốt nhất hãy ăn đúng loại cá.
Một bí quyết để lựa cá biển là lựa những loài cá nhỏ. Vì cá nhỏ thường nằm đầu trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên, nên ít bị nhiễm thủy ngân nhất – Ảnh: Shutterstock
1. Cá hồi biển hoang dã
Cá hồi cung cấp vitamin D, selen hỗ trợ quá trình trao đổi chất, a xít béo omega-3 là chất béo lành mạnh bảo vệ chống lại bệnh tim và vitamin B12 tốt cho não và cơ thể.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng cá hồi biển đánh bắt tự nhiên là lựa chọn tốt nhất, vì đánh bắt tự nhiên có nghĩa là ít dư lượng thủy ngân hơn, ít kháng sinh và hoóc môn hơn, đồng thời cá có thể tự do bơi lội, chuyên gia dinh dưỡng Monica Auslander Moreno từ trung tâm dinh dưỡng Essence Nutrition (Mỹ), cho biết.
Cá tuyết là nguồn cung cấp vitamin B12, protein, phốt pho và niacin.
Nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu cho biết, so với ăn thịt bò vào bữa trưa, những người ăn cá tuyết, sẽ ăn ít hơn 11% vào bữa tối.
Các nhà nghiên cứu cho đặc tính giảm cân của nó là do nó chứa lượng lớn protein chất lượng cao và các a xít amin có thể điều chỉnh sự trao đổi chất.
3. Cá mòi
Cá mòi tươi hoặc đóng hộp đều rất bổ dưỡng và rẻ tiền. Chuyên gia Taub-Dix cho biết, nếu ăn cá nấu rục – không bỏ xương, mỗi khẩu phần ăn cung cấp khoảng 40% nhu cầu canxi hằng ngày.
Chuyên gia Taub-Dix nói, vì hầu hết chúng ta bị thiếu canxi, nên cá mòi là một lựa chọn tuyệt vời, đặc biệt với người không thể uống sữa, theo The Healthy.
Cá cỡ nhỏ cũng chứa hàm lượng vitamin D cao, đặc biệt cần cho những người thiếu vitamin D. Loại cá nhỏ này cũng chứa ít thủy ngân hơn.
4. Cá trích
Các loài cá nhỏ hơn có xu hướng là lựa chọn tốt hơn: Chúng sinh sản với số lượng lớn, lớn nhanh và chứa ít chất gây ô nhiễm hơn.
Cá trích là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất trên thế giới, một loại vitamin bảo vệ xương, ngăn ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt, đồng thời tăng cường sức khỏe tim mạch. Mỗi khẩu phần 85 gram cá trích chứa khoảng 300 IU vitamin D, theo The Healthy.
5. Hàu
Những viên ngọc nhỏ này chứa nhiều kẽm và có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng: Nghiên cứu cho thấy những người thừa cân có xu hướng có lượng kẽm thấp hơn so với những người gầy.
Hàu cũng chứa nhiều sắt và selen, một khẩu phần có thể chứa từ 500 – 1.000 miligram omega-3 và hơn 40% nhu cầu sắt hằng ngày, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi ăn hàu sống vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng. Những người mắc bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh gan, hoặc hệ miễn dịch suy giảm không nên ăn hàu sống, theo The Healthy.
Gần như tất cả cá hồi tại siêu thị địa phương đều là cá hồi vân nuôi.
Nếu việc nuôi cá hồi được quản lý nghiêm ngặt và hạn chế sử dụng hóa chất, trang trại ngăn nắp, cá được bảo vệ tốt khỏi các chất gây ô nhiễm và dư lượng thủy ngân thấp, cá hồi nuôi rất tốt.
Loại cá ngon và giá cả phải chăng này chứa nhiều a xít béo omega-3 và vitamin B.
7. Trai
Giàu sắt, selen, vitamin B12 và nguồn kẽm dồi dào, trai cũng chứa ít calo và chất béo, chứa nhiều omega-3, trai cung cấp nhiều vitamin B, khoáng chất như sắt, magiê và selen và chất xơ, theo The Healthy.
Bí quyết để lựa cá biển
Một bí quyết để lựa cá biển là lựa những loài cá nhỏ. Vì cá nhỏ thường nằm đầu trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên, nên ít bị nhiễm thủy ngân nhất.
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Và chuỗi thức ăn dưới nước gồm động vật nguyên sinh, đến cá nhỏ và cá nhỏ luôn là thức ăn cho cá lớn hơn.
Một lý do quan trọng là cá càng lớn, càng nằm ở cuối chuỗi thức ăn, thường ăn cá bị nhiễm thủy ngân. Cá có vị trí càng cao trong chuỗi thức ăn thì càng chứa nhiều thủy ngân, theo The Healthy.
Bé dị ứng thức ăn: Xử lý thế nào?
Bạn đọc Trần Nguyên An (nguyena...@gmail.com) hỏi: Chào bác sĩ (BS), con trai tôi 4 tuổi, nửa năm trước trong một buổi tiệc cháu có bị dị ứng khá nặng nên tôi không dám cho cháu ăn cá hay hải sản nữa. Điều này có khiến cháu bị còi xương không? Tôi nghe nói nếu ráng tập ăn thì dị ứng sẽ hết?
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Bạn nên đưa bé đi khám, hiện ở các bệnh viện nhi khoa đều có test nhằm xác định bé dị ứng loại nào để tránh đúng thứ đó và có phương án bổ sung các chất bị thiếu hụt nếu cần thiết.
Không nên tự ý kiêng khem vì không biết dị ứng cái gì nên kiêng đủ thứ, ví dụ kiêng "cá và hải sản" chung chung như vậy bé dễ bị thiếu chất. Thông thường trẻ chỉ dị ứng với một hay vài loại thực phẩm nhất định.
Hiện ở các bệnh viện nhi khoa đều có test xác định bé dị ứng với loại thực phẩm nào để tránh không ăn đúng loại thực phẩm đó (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Có cách điều trị dị ứng thức ăn bằng cách tập ăn dần với lượng nhỏ nhưng nhất thiết phải được tiến hành và kiểm soát bởi BS. Phụ huynh không nên tự ý làm vì nếu làm bé dị ứng nặng sẽ rất nguy hiểm.
Nên chú ý biểu hiện dị ứng của bé. Nếu chỉ nổi mề đay một chút trên da thì không sao, sau đó đi khám là được. Nhưng nếu bé sưng đến mặt (mắt, môi, miệng...) hay bị đau bụng, nôn ói, khó thở, mệt, ngất... thì phải đưa đi cấp cứu ngay.
8 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất nếu chế biến không đúng cách, nhiều người hay mắc phải Trang tin sức khoẻ uy tín hàng đầu của Mỹ WebMD đã liệt kê 8 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất nếu chúng ta chế biến không cẩn thận. 1. Rau mầm Rau mầm sống hoặc chưa nấu chín kỹ, đặc biệt là cỏ ba lá và cỏ linh lăng, đã gây ra nhiều đợt bùng phát ngộ độc thực phẩm hàng...