Đây là 5 thói quen phổ biến khiến giới trẻ phải đối mặt với chứng thiếu máu não từ sớm
Thiếu máu não là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, nhưng nguyên nhân gây bệnh lại xuất phát từ chính những thói quen thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Thiếu máu não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não) là chứng bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ tuổi. Những người bị thiếu máu não sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, ù tai, chóng mặt, mất tập trung, nhanh mệt mỏi, dễ cáu gắt, bực bội… Thậm chí còn có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm như tổn hại mô não, thiếu máu não cục bộ, liệt não… và nguy cơ cao dẫn đến tử vong đột ngột.
Giờ thì hãy kiểm tra xem mình có mắc phải các thói quen gây thiếu máu não nào sau đây không để sửa đổi sớm từ bây giờ bạn nhé!
Ngồi máy tính liên tục
Việc ngồi máy tính quá lâu sẽ khiến bạn chỉ chăm chú nhìn về một hướng, từ đó khiến cơ cổ không được vận động nên gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu não. Do đó, nếu phải làm việc với máy tính thường xuyên thì bạn nên đặt máy tính ngang tầm nhìn và thường xuyên vận động cơ cổ, đồng thời xoa bóp cổ, xoay cổ qua trái phải nhiều lần để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Cúi đầu xem điện thoại cả ngày
Dán mắt vào điện thoại liên tục khiến đốt sống cổ của bạn bị ảnh hưởng, từ đó cũng là nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu não. Bên cạnh đó, khi bạn cúi đầu xem điện thoại cả ngày thì đốt sống cổ sẽ bị cong và gây chèn ép các dây thần kinh xung quanh nên khiến quá trình máu di chuyển lên não bị chậm lại. Và đó là lý do vì sao bạn sẽ cảm thấy xây xẩm, chóng mặt sau khi sử dụng điện thoại vài tiếng đồng hồ.
Đây chính là thói quen phổ biến dẫn đến tình trạng huyết mạch bị ứ trệ, quá trình lưu thông máu trở nên ì ạch, chậm chạp nên gây ra tình trạng thiếu máu não. Vậy nên mỗi ngày, bạn không cần tập những bài tập quá nặng mà chỉ cần bỏ ra 15 – 30 phút khởi động tay chân, đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông… để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
Video đang HOT
Ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
Việc ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ chứa chất béo xấu dễ dẫn đến nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong thành mạch. Các mạch máu bị xơ vữa sẽ gây hẹp lòng mạch và làm ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu. Khi máu lưu thông khó thì nó sẽ không đủ để cung cấp cho não bộ làm việc, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu não nguy hiểm.
Cách tốt nhất là bạn nên hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ và chuyển sang bổ sung trái cây tươi, rau xanh hàng ngày. Bởi những loại thực phẩm này sẽ giúp hóa giải chất béo xấu trong cơ thể để hạn chế bớt các tác hại mà bạn có thể gặp phải.
Nằm gối quá cao
Nếu bạn kê gối quá cao thì khi ngủ, đầu của bạn sẽ cao hơn thân người nên gây cản trở máu lưu thông từ tim lên não. Bên cạnh đó, khi kê gối cao thì cổ của bạn sẽ bị gấp khúc ngay đốt sống cổ và làm chèn ép dây thần kinh ở gáy nên gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não, lâu dần sẽ gây ra chứng thiếu máu não nguy hiểm.
Vậy nên khi ngủ, bạn không nên chọn gối quá cứng, nhất là độ cao gối chỉ nên ở mức 8 – 10cm là tốt nhất. Nếu sử dụng gối cao hơn 15cm thì sẽ gây hại lớn tới sức khỏe của bạn.
Theo Helino
4 thói quen giới trẻ cần sửa ngay để tránh mắc phải tình trạng thiếu máu não
Thiếu máu não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và nguyên nhân gây ra căn bệnh này lại xuất phát từ những thói quen thường gặp trong cuộc sống.
Thiếu máu não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não) là một tình trạng thiếu máu cung cấp đến các tế bào não. Khi bị thiếu máu não, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, ù tai, chóng mặt, hay mất tập trung, mệt mỏi, dễ cáu gắt... nguy hiểm hơn còn dẫn đến các biến chứng gây tổn hại mô não như thiếu máu não cục bộ, liệt não, đột quỵ não...
Do đó, bạn cần sửa ngay 4 thói quen thường gặp sau đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não và khắc phục kịp thời để não không bị tổn thương nhé.
Ngồi máy tính nhiều
Thường xuyên dán mắt vào màn hình máy tính suốt cả ngày là một nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não phổ biến. Khi bạn ngồi xuống và chỉ tập trung nhìn về một hướng thì cơ cổ sẽ không được vận động nên gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu não. Vậy nên, bạn cần khắc phục thói quen này bằng cách thường xuyên vận động cơ cổ, xoa bóp cổ, xoay cổ sang trái phải nhiều hơn trong ngày khi làm việc chung với máy tính. Nhờ đó, tình trạng máu lưu thông lên não sẽ tốt hơn.
Dùng điện thoại cả ngày
Tương tự như ngồi máy tính, việc sử dụng điện thoại quá nhiều giờ trong ngày sẽ làm bạn phải cúi đầu xuống và dán mắt vào điện thoại. Chính điều này là nguyên nhân gây tổn thương đốt sống cổ và tăng cao nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Đặc biệt, khi bạn cúi đầu nhiều giờ liền thì đốt sống cổ sẽ bị cong lên, chèn ép vào các dây thần kinh nên làm quá trình máu di chuyển lên não bị chậm lại.
Đây cũng là lý do vì sao sau khi sử dụng điện thoại quá lâu thì bạn sẽ gặp phải hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng... Do đó, bạn cần hạn chế thời gian sử dụng điện thoại trong ngày và nên tránh tư thế cúi đầu quá thấp để máu lưu thông lên não tốt hơn.
Lười vận động
Quá lười vận động cũng là một nguyên nhân thường thấy của tình trạng thiếu máu não. Bởi nếu bạn cứ ngồi ì một chỗ suốt cả ngày, hay lười tập thể dục, thể thao thì huyết mạch sẽ bị trì trệ, làm quá trình lưu thông máu chậm chạp, hoạt động kém.
Thay vào đó, hãy bỏ ra từ 15 - 30 phút mỗi ngày để vận động cơ thể bằng các bài tập như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang... sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt và nuôi dưỡng não tốt hơn.
Nằm gối quá cao
Việc kê gối quá cao khi ngủ khiến cho tình trạng máu lưu thông từ tim lên não bị cản trở. Mặt khác, kê gối quá cao sẽ bị gấp khúc ngay đốt sống cổ và làm chèn ép dây thần kinh gáy nên gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não, lâu dần gây ra tình trạng thiếu máu não.
Để sửa đổi thói quen này thì bạn nên chuyển sang chọn gối chỉ cao khoảng 7 - 8cm, đồng thời nên chọn loại gối mềm, vải mịn sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn.
Theo Helino
Thời tiết nóng làm chậm suy nghĩ của bạn Nếu thành tích học tập hoặc công việc của bạn có xu hướng bị ảnh hưởng vào những ngày nóng hơn, bạn không hề đơn độc. Nhiệt độ nóng làm chậm suy nghĩ của bạn - SHUTTERSTOCK Các nhà nghiên cứu Harvard (Mỹ) đã tiết lộ tiếp xúc với nhiệt có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức bằng cách làm chậm...