Đây là 13 trò chơi khiến nửa triệu người dùng Andoid dính phần mềm độc hại
13 trò chơi này là những trò khá phổ biến và cùng của một nhà phát triển.
Google Play luôn là nguồn tin cậy nhất mà người dùng Android sử dụng để tải các ứng dụng, trò chơi về máy. Các ứng dụng và trò chơi trên đây luôn cần được Google xét duyệt và cấp phép trước khi được gắn trên cửa hàng Android.
Google Play hóa ra cũng không an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên, trong hàng triệu ứng dụng và trò chơi có mặt trên Google Play vẫn tồn tại một số ứng dụng độc hại mà trong đó gắn sẵn các phần mềm gây tổn hại đến các thiết bị cầm tay hoặc sự bảo mật của người dùng. Và mới đây, đã có hơn 500,000 người dùng Android đã bị nhiễm mã độc do tải các trò chơi trên Google Play.
Theo thông tin mà chuên gia bảo mật Lukas Stefanko từ công ty bảo mật kỹ thuật số ESET đăng tải trên Twitter thì có tổng cộng 13 trò chơi chứa phần mềm độc hại và đã được hơn 500,000 người tải xuống, đặc biệt tất cả trò chơi này đều thuộc nhà phát triển Luiz O Pinto.
Danh sách 13 trò chơi này bao gồm:
Video đang HOT
1. Truck Cargo Simulator
2. Extreme Car Driving Racing
3. City Traffic Moto Racing
4. Moto Cross Extreme Racing
5. Hyper Car Driving Simulator
6. Extreme Car Driving City
7. Firefighter – Fire Truck Simulator
8. Car Driving Simulator
9. Extreme Sport Car Driving
10. SUV 4×4 Driving Simulator
11. Luxury Car Parking
12. Luxury Cars SUV Traffic
13. SUV City Climb Parking
Được biết các trò chơi này khi tải xung đều được yêu cầu tải kèm theo một file gọi là ” trung tâm trò chơi”, tuy nhiên khi khởi tạo để chơi thì các trò chơi đều không hề hoạt động.
Một trong những trò chơi.
Hiện toàn bộ 13 trò chơi này đã được Google gỡ khỏi Google Play. Tuy nhiên, đây thực sự chưa là câu trả lời thỏa đáng với người dùng.
Về phía những người sử dụng Android, chúng tôi cho rằng bạn cũng cần cẩn thận khi tải bất cứ ứng dụng nào liên quan tới nhà cung cấp Luiz O Pinto. Ngoài ra, bạn cũng cần đọc các đánh giá và comment từ người dùng khác trước khi download để đảm bảo an toàn mặc dù rủi ro thì vẫn có thể có.
Theo Báo Mới
Facebook: Tác nhân khiến iPhone chạy chậm
Theo Shefinds, một trong những nguyên nhân khiến iPhone hoạt động chậm dần theo thời gian chính là do các ứng dụng dung lượng lớn được người dùng cài đặt và sử dụng hàng ngày, trong đó Facebook là một tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất.
Ngoài các trò chơi đồ họa cao, Facebook chính là tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu năng sử dụng của iPhone. Để cải thiện hiệu suất và bảo vệ pin của iPhone theo thời gian sử dụng, người dùng nên sử dụng điều độ các ứng dụng nặng như Facebook hoặc một số trò chơi nặng về đồ họa. Ngoài ra, người dùng nên gỡ bỏ các ứng dụng ít sử dụng để giải phóng dung lượng bộ nhớ, đồng thời giúp hạn chế tình trạng hao pin.
Theo Michael Bancroft (Globalive), những ứng dụng thuộc mảng truyền thông, mạng xã hội như Instagram, Snapchat, YouTube và Facebook đang tiêu tốn nhiều pin nhất. Thời lượng pin thấp cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất của máy. Nhiều người dùng có thói quen không tắt ứng dụng khi không còn dùng hoặc các thông báo không cần thiết, chúng sẽ gây hao hụt khá nhiều dung lượng pin của thiết bị.
Do đó, để tránh bị hao pin dẫn tới làm ảnh hưởng hiệu năng, người dùng nên tắt các ứng dụng khi không sử dụng.
Theo Báo Mới
Windows 10: Thay đổi thư mục cài đặt ứng dụng từ Windows Store Việc thay đổi vị trí cài đặt ứng dụng từ Windows Store về cơ bản sẽ giúp giảm áp lực về dung lượng lưu trữ trên phân vùng hệ thống. Về mặt kỹ thuật, các ứng dụng được tải về từ Windows Store sẽ cài đặt mặc định tại phân vùng chính - tức phân vùng được chọn làm nơi cài đặt hệ...