Dạy kỹ năng sống trực tuyến có hiệu quả?
Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, có trường tăng cường tiết học kỹ năng sống vào thời khóa biểu học trực tuyến nhằm giải tỏa áp lực trong thời gian học sinh không đến trường
Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), tất cả giáo viên phải tập trung tại trường để dạy trực tuyến những môn chính khóa. Bên cạnh đó, nhà trường còn mời thêm một số giáo viên dạy kỹ năng sống về tham gia giảng dạy, số tiết của môn học này được tăng gấp 2 lần so với thời gian học trong điều kiện bình thường.
Phát triển năng lượng tích cực
Theo thời khóa biểu của Trường THPT Nguyễn Du, đến hết tháng 2, học sinh sẽ học trực tuyến 9 môn gồm: toán, ngữ văn, tiếng Anh, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Thời lượng không quá 4 tiết học/buổi, mỗi môn kéo dài từ 20 đến 25 phút, dạy theo từng chủ đề. Các buổi còn lại trong tuần, học sinh sẽ học các môn còn lại qua bài giảng E-learning được đăng tải trên website của trường.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường sắp xếp thời gian học như vậy để học sinh không bị áp lực và chán nản khi học trực tuyến. Ngoài ra, trường còn lồng ghép vào những buổi học kỹ năng sống, được dạy bởi thầy cô có kiến thức xã hội nhiều, phù hợp với tâm lý học sinh.
Lý giải việc này, thầy Phú cho rằng học sinh phải nghỉ một khoảng thời gian khá dài, ít có điều kiện giao tiếp với thầy cô, trò chuyện với bạn bè để giảm bớt những áp lực trong học tập. Từ đó, việc học tại nhà sẽ khiến học trò có cảm giác bức bối, khó chịu. Đồng thời, khi học trực tuyến, các em phải ngồi và nhìn màn hình máy tính liên tục, dẫn đến các bệnh lý như cột sống, cận thị, hít thở không sâu, gai cột sống…
Nhà trường hiểu rõ điều này nên trong những tiết học kỹ năng sống, giáo viên sẽ giới thiệu các cuốn sách nên đọc, bài nhạc hay phim phù hợp với lứa tuổi học sinh. Qua đó, các em giải phóng được năng lượng tiêu cực.
Tiếp đến, giáo viên dạy nghề kết hợp cùng giáo viên dạy kỹ năng sẽ hướng dẫn học sinh cách nấu một món ăn, làm bánh, cắm hoa và yêu cầu các em thực hành. Việc này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng sống, nuôi dưỡng năng lượng tốt để học các môn khác hiệu quả hơn.
Nhà trường còn sắp xếp thời gian học theo nguyên tắc 20-20-20 với tất cả các môn. Cụ thể, học sinh sẽ học kiến thức 20 phút, trong thời gian học có ít nhất 20 giây nhìn ra ngoài màn hình máy tính và 20 phút còn lại để giải trí.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nên để thời gian cho học sinh tập trung học những môn chính khóa, kỹ năng sống chỉ phù hợp học trực tiếp, đưa vào dạy trực tuyến thực sự không hiệu quả. Trước luồng ý kiến này, thầy Phú cho hay nên nhìn nhận một cách cởi mở hơn, bởi đây là tiết học giảm căng thẳng cho học sinh. Trong lúc giảng dạy, giáo viên đã nhận được nhiều câu hỏi hay, những chia sẻ thật lòng của học sinh. Như vậy, giáo viên cho học sinh cảm giác được đồng cảm, đó là thành công trong giáo dục.
“Mỗi buổi học kỹ năng, các em đều hào hứng tham gia, sĩ số vắng trung bình 20 em/1.558 học sinh. Khi làm bài thu hoạch, học sinh đạt điểm cao, cho thấy môn kỹ năng sống thực sự có hiệu quả dù là dạy trực tuyến” – thầy Phú nói.
Thầy Phạm Minh Đăng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), đang dạy trực tuyến thông qua iPad
Hiệu quả đạt 70%
Theo thầy Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú, TP HCM), trong 2 tuần học trực tuyến sau kỳ nghỉ Tết nhà trường cho học sinh học 6 môn: toán, lý, hóa, văn, sinh, tiếng Anh. Nhưng trong trường hợp xấu nhất, học sinh sẽ phải học trực tuyến kéo dài, trường sẽ dạy tất cả các môn, bao gồm cả kỹ năng sống.
Thầy Độ nhận định đây là môn học cần thiết để học sinh giải tỏa áp lực trong thời gian dài phải học trong thế giới ảo gò bó, giúp thầy và trò hiểu nhau hơn. Khi thực hiện dạy môn học này trực tuyến, 100% học sinh sẽ tham gia. Cách quản lý cũng như những môn học khác, có giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu sẽ kiểm tra đột xuất.
“Mặc dù dạy kỹ năng sống trên nền tảng số không đạt được hiệu quả như trực tiếp nhưng không thể nói là vô dụng, không thiết thực. Từ những tiết học, giáo viên có thể khơi gợi ý thức tự giác của học sinh, giảm đi suy nghĩ tiêu cực, như vậy đã đạt 70% hiệu quả đối với yêu cầu của môn học này” – thầy Độ nhận định.
Cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP HCM), cho rằng để đưa môn kỹ năng sống vào dạy trực tuyến phải tùy thuộc tình hình thực tế của từng trường. Trường THPT Gia Định không đưa môn này vào dạy trực tuyến vì những môn học của trường được sắp xếp rất nhẹ nhàng, có thời gian cho học sinh nghỉ ngơi nên không nhiều áp lực. Cô Vân cũng cho rằng môn kỹ năng sống thực sự hiệu quả khi được dạy trực tiếp, nên khi học sinh quay trở lại trường, mới tiếp tục dạy môn này.
Triển khai một môn học phải có đánh giá khi kết thúc
Theo cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân, chỉ nên triển khai một môn học qua hình thức trực tuyến khi biết kết quả đạt được là gì, thông qua đánh giá. Để thực hiện dạy kỹ năng sống trên trực tuyến hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng quy trình quản lý lớp học, đánh giá kết quả rất tỉ mỉ và cẩn thận. Không nên dạy môn học bằng cách qua loa, hời hợt, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh.
Không gián đoạn học tập vì dịch
Một ngày sau khi có quyết định học sinh tạm dừng đến trường của UBND TPHCM, việc dạy và học ở các trường phổ thông vẫn diễn ra bình thường, không làm gián đoạn quá trình học tập của học sinh.
Thầy Hà Minh Sơn, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) đang dạy trực tuyến với camera và bảng viết kỹ thuật số. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Giáo viên chủ động kế hoạch dạy
Trưa 2-2, cô Phạm Thị Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10), cho biết, dạy học trực tuyến cho học sinh không chỉ tổ chức ngắn hạn trong mấy ngày trước tết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mà đã nằm trong kế hoạch dài hạn của nhà trường từ đầu năm học. Theo đó, toàn bộ giáo viên, học sinh nhà trường đã được cấp tài khoản trực tuyến. Ngoài ra, kho bài giảng E-Learning được cập nhật liên tục ở tất cả môn học. Học sinh có thể dễ dàng truy cập website trường, tải các bài giảng về máy tính tự học ở nhà.
Bắt đầu từ đầu năm học 2020-2021, nhà trường quy định mỗi môn học có 4 bài kiểm tra trắc nghiệm online trong một học kỳ. Học sinh có thể chủ động lựa chọn thời gian thực hiện phù hợp điều kiện học tập của bản thân. Cô Phạm Thị Thanh Bình bày tỏ: "Trong thời gian dạy học trực tuyến, để giảm áp lực cho giáo viên và học sinh, nhà trường không bắt buộc dạy học theo thời khóa biểu cố định mà chủ yếu nhắc nhở, rèn cho học sinh thói quen tự học. Riêng đội ngũ thầy, cô giáo có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật kho học liệu sẵn có, kịp thời giải đáp thắc mắc cho học sinh, giúp các em củng cố thêm kiến thức tại nhà". Trước tình hình diễn biến dịch phức tạp, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy, điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng tiếp nhận của học sinh.
Tương tự, tại Trường THCS Minh Đức (quận 1), cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, căn cứ theo kế hoạch giáo dục từ đầu năm học, học sinh còn hai ngày học theo thời khóa biểu chính khóa trước khi nghỉ tết; riêng hai ngày 4 và 5-2 dành cho các hoạt động lễ hội. Tuy nhiên, sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND TPHCM về việc tạm dừng đến trường từ ngày 2-2, trường đã hủy tất cả hoạt động lễ hội, tổ chức dạy học trực tuyến trong hai ngày 2 và 3-2 ở tất cả môn học, đảm bảo khối lượng kiến thức và không làm gián đoạn việc học của học sinh.
Trong đó, học sinh 3 khối gồm 7, 8, 9 đã có tài khoản học trực tuyến từ học kỳ 2 năm học 2019-2020 (thời điểm bùng phát dịch Covid-19); riêng học sinh khối 6 được cấp mới tài khoản vào đầu năm học này. Trong học kỳ 1, giáo viên đã kết hợp song song hai hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến (giải đáp thắc mắc, sửa bài tập, bồi dưỡng học sinh giỏi...) nên không bị động khi chuyển qua dạy học trực tuyến trong hai ngày trước khi nghỉ tết.
Cụ thể, học sinh sẽ học trực tuyến tất cả môn học, kể cả thể dục, mỹ thuật, âm nhạc, trừ các môn học với giáo viên nước ngoài và chương trình tích hợp. Ghi nhận sau ngày đầu tiên học trực tuyến, cô Trần Thúy An cho biết, tỷ lệ học sinh tham gia hơn 80%, trong đó nhiều lớp có 100% học sinh tham gia học trực tuyến. Đặc biệt, để tạo nề nếp học tập nghiêm túc, dù không có học sinh nhưng giáo viên vẫn vào trường dạy học trực tuyến, kết thúc mỗi tiết học có chuông báo hiệu hết giờ để đảm bảo thời gian học tập phù hợp.
Ổn định tâm lý học sinh cuối cấp
Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú thông tin, giáo viên ở tất cả bộ môn đã đăng toàn bộ nội dung chương trình học của tuần này lên website trường. Ngoài ra, các thầy, cô còn cung cấp cho học sinh một số đường link các đoạn video clip bài giảng trên mạng, hỗ trợ việc tự học ở nhà của học sinh. Song song với việc cung cấp kiến thức, giáo viên sẽ gửi bài tập cho học sinh luyện tập thêm ở nhà thông qua phần mềm 789.vn, các nhóm chat viber, zalo, facebook...
Thầy Huỳnh Thanh Phú nhấn mạnh, trong một tuần lễ trước khi nghỉ tết, học sinh tạm ngừng đến trường chứ không ngừng việc học. Nhà trường quán triệt tinh thần đến toàn bộ giáo viên là tuyệt đối không tổ chức kiểm tra lấy điểm, không giao bài tập yêu cầu học sinh làm trong thời gian nghỉ tết. "Dịch khiến tâm lý phụ huynh và học sinh lo lắng. Đặc biệt với học sinh khối 12, các thầy, cô chủ nhiệm phải thường xuyên động viên học sinh giữ tâm lý bình tĩnh, tự tin, tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trước khi bước vào thời gian ôn tập nước rút trong học kỳ 2", thầy Huỳnh Thanh Phú cho biết.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo SGGP, trong ngày đầu tiên chuyển đổi hình thức học tập, tỷ lệ học sinh đăng nhập trang thông tin điện tử của trường để theo dõi các bài giảng E-learning khá cao.
Một cách làm khác, theo thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức), trường triển khai dạy học trực tuyến theo thời khóa biểu đối với 9 môn cơ bản gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Đối với hai môn thể dục và giáo dục quốc phòng, học sinh sẽ tiếp tục chương trình học sau thời gian nghỉ tết. Trong thời gian dạy học trực tuyến, giáo viên không triển khai bài mới mà ôn tập, củng cố kiến thức của tuần học thứ 22. Riêng đối với học sinh khối 12, thầy Phạm Phương Bình nhắn gửi, các thầy, cô giáo bộ môn sẽ sắp xếp lại thời khóa biểu sau kỳ nghỉ tết.
Nếu tình hình dịch kéo dài, trường đảm bảo dạy học trực tuyến và thời gian ôn tập kiến thức cho học sinh nên các em không cần lo lắng. Đại diện các trường đều cho biết, đây là năm thứ hai triển khai dạy học trực tuyến nên các trường đã có kinh nghiệm, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đem lại hiệu quả học tốt nhất cho học sinh.
Làm gì để trường học là ngôi nhà an toàn thứ hai cho học sinh? Công tác an ninh, an toàn trường học đóng vai trò quan trọng, có thể coi là điều kiện tiên quyết để mang đến cho học sinh môi trường học tập lành mạnh, an toàn, thân thiện. Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) trong một chuyên đề tuyên truyền về phòng, chống xâm hại. Ảnh minh họa: N.Hùng An toàn từ...