Dạy HS bằng tất cả lương tâm nghề nghiệp, nghề giáo là cho đi không cần nhận lại
Đưa học sinh về nhà cho ăn ngủ để bồi dưỡng. Học sinh đỗ đạt, gặt hái thành quả tốt là niềm vui của người thầy nên không bao giờ suy nghĩ hay tính toán gì.
Ngày 16/11, tại Hà Nội sẽ diễn ra chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Cô giáo Lê Na, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Kỳ Sơn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là một trong 2 giáo viên của tỉnh Nghệ An sẽ góp mặt cùng 68 thầy cô giáo trong cả nước được tham gia chương trình.
Cô giáo Lê Na với học sinh Kỳ Sơn (Ảnh nhân vật cung cấp)
Bắt đầu nghề giáo ở nơi không điện, không nước sạch
Bắt đầu câu chuyện, cô Lê Na cho biết: “Năm 2005, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học sư phạm Vinh, tôi được phân công về Mường Lống (vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn lúc này) để dạy học.
Trường cách thị trấn 40 km nhưng không thể đi xe máy mà phải đi bộ từ sáng sớm, hết trèo đèo lại lội suối đến tận nửa chiều mới tới nơi. Vào mùa mưa, đi lại còn khổ gấp trăm lần.
Đến nơi, không có điện, không có nước sạch. Mọi sinh hoạt cũng như ăn uống, tất cả sử dụng bằng nước suối.
Cô giáo Lê Na với học sinh dân tộc (Ảnh nhân vật cung cấp)
Mùa đông ở đây vô cùng khắc nghiệt. Mỗi sáng thức dậy, nước đóng băng, phải vớt đá trên bề mặt mới có lớp nước bên dưới để dùng.
Thế nhưng giáo viên nào cũng thấy vui, thấy yêu đời vì luôn nhận được sự quan tâm, động viên của Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cắm bản lâu năm, đặc biệt là tình cảm quý mến của học sinh và người dân bản”, cô giáo Lê Na tâm sự.
Video đang HOT
Cô Lê Na cho biết thêm: “Đó là quãng thời gian vô cùng đẹp, vô cùng đáng nhớ trong suốt quảng đời dạy học của mình. Cứ mỗi sáng thức dậy, các thầy cô giáo ở tập thể luôn hối hả cùng nhau chuẩn bị bữa ăn sáng trước khi đến lớp.
Món ăn quen thuộc chỉ là mì tôm. Người nhóm bếp, người nấu mì, người ngồi đàn hát tạo nên một bầu không khí sôi động, vui tươi để quên đi những nhọc nhằn, những thiếu thốn, quên đi cảnh xa nhà, nhớ người thân nơi thâm sơn cùng cốc”.
Cảnh và người níu giữ bước chân
Tuy mùa đông khắc nghiệt nhưng mùa hè thời tiết vô cùng mát mẻ. Gió mát lạnh cứ lồng lộng suốt ngày đêm. Phong cảnh đồi núi nên thơ mà hữu tình. Nơi các thầy cô giáo ở như một lòng chảo, xung quanh là đồi núi, cây rừng và bạt ngàn mận. Đến mùa, hoa mận nở trắng trước mặt, rồi quả trĩu nặng trước cửa phòng giáo viên.
Học sinh thường cùng cô đi dạo trong vườn mận vừa trò chuyện, vừa hát hò. Rồi cuối tuần, thầy cô lại theo chân trò về tận bản, vào tận nhà.
Mỗi lần về lại trường, phụ huynh luôn biếu quà thầy cô. Món quà là những sản vật của rừng hay sản phẩm nông nghiệp gia đình làm ra như gạo thơm, rau rừng, măng rừng…”, cô Lê Na chia sẻ.
Ngoài dạy học cho trò, giáo viên chúng tôi còn dạy chữ cho các chị, các mẹ ở lớp bình dân học vụ.
Học trò người Mông rất hiếu học, rất yêu mến thầy cô nên sau những tiết dạy, giáo viên thường trò chuyện như muốn sau này bớt khổ phải chịu khó học, nhiều em đã ham và yêu thích học hơn.
Cô Lê Na nói, tuổi trẻ của chúng tôi đã bị cuốn hút bởi những điều này nên luôn thấy vui, thấy yêu đời mà không bao giờ nghĩ ngợi gì cả.
Cho đi là không cần nhận lại
Sau 3 năm công tác tại Mường Lống, cô giáo Lê Na tiếp tục được điều động về giảng dạy tại Trường Trung học cơ sở Nậm Càn, một ngôi trường biên giới cũng thuộc vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
“Cứ đều đặn mỗi ngày (hết năm này đến năm khác), tất cả các thầy cô giáo nơi đây sáng đi dạy chính khóa, chiều và tối dạy thêm cho học sinh. Các em thường đến nhà thầy cô ôn bài dưới ánh đèn. Đó là dạy thêm miễn phí, không đòi hỏi thù lao từ phụ huynh.
Đối với học sinh giỏi, tôi đưa về nhà cho ăn ngủ trong nhà để bồi dưỡng ngày này, qua ngày khác. Học sinh đỗ đạt, gặt hái thành quả tốt là niềm vui của người thầy nên không bao giờ suy nghĩ hay tính toán gì”.
Cô Lê Na nói, mình dạy trên tinh thần tự nguyện trong tâm thế hăng hái, vui vẻ vì bản thân muốn thế. Mình luôn tâm niệm một điều: “Cho đi không cần nhận lại”.
Ở vùng sâu vùng xa, người dân đã khó khăn như vậy nên trách nhiệm của mình thật lớn lao, làm tất cả vì lương tâm nghề nghiệp của mình, làm sao để giáo dục huyện nhà không lùi lại phía sau.
Mình đã được phân công lên đây giảng dạy phải làm hết trách nhiệm, làm tròn lương tâm người giáo viên. Càng về sau, học sinh không phụ lòng mong mỏi của thầy cô nên bản thân cũng mới được thành tích như ngày hôm nay.
Những thành tích đáng tự hào của cô giáo Lê Na
Với sự cống hiến hết mình cho giáo dục vùng khó đã được cấp trên ghi nhận, năm 2018, cô giáo Lê Na đã được điều chuyển về giảng dạy tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Kỳ Sơn huyện Kỳ Sơn.
Năm năm học 2020-2021, cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc trung học cơ sở, là cốt cán chuyên môn bộ môn Ngữ văn của phòng giáo dục. Nhiều năm liền được tập thể xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.
Có sáng kiến kinh nghiệm bậc 3, cấp cơ sở (được Hội đồng khoa học tuyển chọn, chỉnh sửa để tham gia dự thi sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh).
Cô đã nhận được giấy khen của Ban chấp hành Công đoàn Ngành Giáo dục Nghệ An “Là đoàn viên công đoàn đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy tốt-học tốt” năm học 2021-2022.
Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, là giáo viên bồi dưỡng học sinh đạt giải nhất tại kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2021-2022.
Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An “là giáo viên đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021-2022.
Cô giáo Lê Na nhận giấy khen (Ảnh nhân vật cung cấp)
Ngoài thành tích bản thân, học sinh do cô giảng dạy luôn đạt chất lượng cao, luôn có giải trong các kỳ thi học sinh giỏi. Có 02 học sinh đạt giải nhì trong cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp huyện. Có 6 học sinh giỏi cấp huyện (01 giải nhất, 02 giải nhì, 02 giải 3, 01 giải khuyến khích);
Có 3 học sinh giỏi cấp tỉnh, môn Ngữ văn (trong đó 1 giải nhất-thủ khoa và 2 giải nhì). Tham gia ôn thi lớp 9 lên lớp 10, kỳ thi vào trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, môn Ngữ văn do cô trực tiếp ôn thi 100% học sinh đạt điểm trung bình trở lên, trong đó nhiều em đạt điểm khá, giỏi.
Khi nói về cô giáo Lê Na, thầy Đinh Tiến Hoàng – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn cho biết: “Cô Lê Na là thạc sĩ giáo dục và là cốt cán chuyên môn cấp huyện nên đã được điều động về trường này giảng dạy.
Cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tận tụy với học sinh, luôn nỗ lực trong công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi”.
Từ ngày 19/4 việc bổ nhiệm, thăng hạng, xếp lương GV chỉ cần 1 chứng chỉ
Từ ngày 19/4, giảng viên chỉ cần duy nhất một loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm, xếp lương, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định mới tại Thông tư 04/2022 (sửa đổi Thông tư 35/2020; Thông tư 40/2020) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng (giảng viên hạng I,II,III) như hiện hành.
Từ ngày 19/4/2022, mỗi giảng viên chỉ cần duy nhất một loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Cụ thể, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm đối với tất cả các hạng (I, II, III): không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng, mà quy định chung cho các hạng là phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Ảnh minh họa: Báo Thái Nguyên.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đối với tất cả các hạng (I, II, III): viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Đồng thời, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại thông tư này.
Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Đồng thời, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học quy định tại thông tư này.
Mỗi giáo viên sẽ chỉ còn một chứng chỉ bồi dưỡng Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, điều chỉnh các thông tư về chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo các hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên. Mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy. Phát biểu tại hội thảo "Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ nhà...