Dạy học trực tuyến có ‘nhiều hiểu lầm tai hại’
Theo TS Vũ Thế Dũng, việc hiểu E-Learning và những ứng dụng trong giảng dạy ở Việt Nam còn chưa được hiểu đầy đủ.
Toàn cảnh buổi hội thảo “ Phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả” sáng nay 2-10 – Ảnh: TRẦN HUỲNH
COVID-19 đã làm thay đổi rất nhiều thứ, trong đó có giáo dục. Việc chuyển từ giảng dạy trực tiếp trên lớp học truyền thống sang giảng dạy trực tuyến qua mạng Internet là một trong những thay đổi đó. Thực tế thì nhiều thầy cô chưa hoàn toàn sẵn sàng cho những thay đổi lớn và gấp như thế này
PGS.TS Vũ Hải Quân – phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM
“E-Learning (giáo dục trực tuyến, dạy học online) có những giá trị riêng nhưng cũng đang có những hiểu lầm tai hại”, TS Vũ Thế Dũng – nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) – nhận định như vậy tại hội thảo Phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng nay 2-10.
5 bậc phát triển của E-Learning
Theo TS Vũ Thế Dũng, việc hiểu E-Learning và những ứng dụng trong giảng dạy ở Việt Nam còn chưa được hiểu đầy đủ và sâu sắc.
Có thể tạm phân việc ứng dụng E-Learning của các trường hiện nay thành 5 bậc. Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống. Bậc 2 chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. Bậc 3, E-Learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo. Ở bậc 4, E-Learning kết hợp trong phương thức và triết lý giáo dục.
Đến bậc 5, trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lý, chất lượng. Ở bậc này, E-Learning thực sự thay đổi cách tiếp cận và chất lượng giáo dục.
“Hầu hết các trường ở Việt Nam, theo quan sát chủ quan của tôi, đang ở bậc 1 – 2. Số ít ở bậc 3. Bậc 4 diễn ra ở một số môn học, ở một số trường lớn nhưng chưa mang tính hệ thống”, ông Dũng nhận định.
Các bậc của E-Learning theo TS Vũ Thế Dũng
Cũng theo TS Vũ Thế Dũng, hiện nay đang có nhiều hiểu lầm về E-Learning như chất lượng thấp, kém tương tác, chi phí công nghệ và thiết bị đắt, giảng viên sẽ bị mất bản quyền…
Ông Dũng cho biết hình thức này tương tác cao hơn vì học viên, giáo viên có thể trao đổi, chia sẻ bất kỳ lúc nào.
Các hệ thống live streaming (giảng dạy thời gian thực) hiện cho chất lượng buổi lên lớp thời gian thực rất tốt, không kém gì các lớp học truyền thống. Ưu điểm hơn là người dạy và người học không phải di chuyển, và có thể xem lại buổi học bất cứ lúc nào, chi phí ngày càng rẻ cho cả phía giảng viên và người học.
“Thực ra nội dung bài giảng hiện rất nhiều và miễn phí khắp nơi nên vấn đề bản quyền thực chất không quan trọng. Các hệ thống E-Learning đều có các lớp bảo mật nên cũng không quá đáng lo ngại. Tôi còn nghĩ rằng nếu bài giảng của tôi có người chịu lấy, chia sẻ và có người chịu xem thì còn đáng mừng”, ông Dũng nói.
Hệ thống quản lý môn học trên nền tảng Internet
Theo ThS Văn Chí Nam – phó trưởng khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), 15 năm qua, khoa đã vận hành hệ thống quản lý các môn học riêng để giảng viên có thể triển khai các nội dung bài giảng, hoạt động cho sinh viên trên nền tảng Internet.
“Cùng với các phần mềm hỗ trợ khác, hệ thống này đã giúp nâng cao chất lượng học tập, tăng cường khả năng tương tác, đảm bảo chất lượng. Khoa đã triển khai thêm phương pháp giảng dạy mới phù hợp với xu thế này. Việc này đã mang lại cho khoa sự chủ động thích ứng khi đại dịch COVID-19 xảy ra”, ông Nam cho hay.
Chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp, giải pháp (trên nền tảng hệ thống quản lý môn học Moodle cùng với phần mềm hội thoại có hình trực tuyến Zoom) khoa đã vận dụng để thực hiện hiệu quả việc dạy – học trực tuyến,
TS Lâm Quang Vũ – phó trưởng khoa công nghệ thông tin, cho biết đã thử nghiệm và đánh giá nhiều phần mềm để lựa chọn áp dụng chính thức, đồng thời chuẩn bị sẵn vài phần mềm khác cho các kịch bản dự phòng cần thiết.
Trường ĐH Y dược TP.HCM: Sinh viên đi học ngồi cách nhau tối thiểu 1 mét
Trường ĐH Y dược TP.HCM bắt đầu tổ chức lớp học và thi dưới 20 người, mỗi sinh viên cách nhau 1 mét để phù hợp với tình hình mới trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM giữ khoảng cách trong lớp học để phòng lây lan Covid-19 - Ngọc Dương
Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa có thông báo khẩn về việc tổ chức học tập và thi trong thời gian từ 0 giờ ngày 28.3 đến ngày 20.4 để phù hợp với tình hình mới của diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Thông báo khẩn do PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo ký, cho biết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch Covid-19 và kết luận cuộc họp giữa Ban giám hiệu và Ban chủ nhiệm khoa ngày 26.3, trường thông báo đến các đơn vị trực thuộc và sinh viên những lưu ý về việc học và thi trong thời gian trên.
Công bố các bệnh nhân từ 174 đến 179 mắc bệnh Covid-19
Theo đó, về học lý thuyết, các lớp học dưới 20 người có thể tổ chức học trực tiếp kết hợp với các hình thức giảng dạy trực tuyến theo thời gian thực và e-learning.
Các lớp từ 20 người trở lên chuyển sang hình thức giảng dạy trực tuyến theo thời gian thực và e-learning. Các nội dung cần trao đổi trực tiếp phải tổ chức thành nhóm nhỏ.
Với lớp học thực hành, chia nhỏ các nhóm dưới 20 sinh viên. Khuyến khích các nội dung giảng dạy bằng trực tuyến và e-learning được sắp xếp dạy trước để giúp sinh viên rút ngắn thời gian học, thực hành trực tiếp.
Đặc biệt, trong thời gian này, tạm thời dời tất cả các lớp thi lý thuyết, thời gian thi cụ thể của từng học phần sẽ được các khoa thông báo sau.
Lớp thi thực hành chỉ tổ chức thi nếu đảm bảo về số lượng sinh viên dưới 20 người trong mỗi đợt thi và khoảng cách sinh viên trong lúc thi.
Cũng theo thông báo này, khoảng cách ngồi giữa các sinh viên trong các lớp học và thi tối thiểu là 1 mét với các hình thức học, thi trực tiếp.
Trường ĐH này bắt đầu cho 14.000 sinh viên và học viên trở lại trường ngày 9.3. Nhưng trước nhiều ý kiến trái chiều về việc đi học giữa mùa dịch Covid-19, trường đã tổ chức đối thoại sinh viên và quyết định điều chỉnh kế hoạch giảng dạy theo hướng tránh tập trung, chia nhỏ lớp học và tăng cường dạy học trực tuyến để tạo sự an tâm cho người học.
Việc Trường ĐH Y dược TP.HCM chỉ tổ chức những lớp học, thi trực tiếp có quy mô nhỏ là thêm một bước điều chỉnh kế hoạch dạy học theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc không tập trung trên 20 người cùng một chỗ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19 ngày 26.3 vừa qua.
Sinh viên Đại học Luật Hà Nội tiếp tục học trực tuyến thêm một tuần đề phòng Covid-19 Trường ĐH Luật Hà Nội vừa có thông báo triển khai kế hoạch giảng dạy, học tập đối với sinh viên, học viên các bậc, các hệ đào tạo; Nhà trường tục triển khai giảng dạy và học trực tuyến E-learning từ ngày 09-15/3. Theo đó, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trường ĐH Luật Hà Nội thông báo...