Dạy học trực tuyến: Chỉ áp dụng ở nơi đủ điều kiện hạ tầng

Theo dõi VGT trên

Sáng 19/3, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành cho biết, có thể công nhận kết quả dạy học qua internet, truyền hình.

Dạy học trực tuyến: Chỉ áp dụng ở nơi đủ điều kiện hạ tầng - Hình 1

Ông Nguyễn Xuân Thành

Thưa ông, Bộ GD&ĐT có văn bản khuyến khích, đề nghị các trường tăng cường dạy học trên internet, truyền hình trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về cơ sở, căn cứ pháp lý để công nhận kết quả từ việc dạy học này?

- Bộ GD&ĐT thống nhất việc dạy học chính thức tại trường là yếu tố bắt buộc. Với tình hình hiện tại, Bộ đã có văn bản hướng dẫn, đề nghị tăng cường việc dạy, học trên internet và truyền hình với cơ sở giáo dục đủ điều kiện. Điều này có thể được hiểu, kết quả từ việc dạy học này có thể được công nhận.

Tuy vậy, học sinh vẫn phải được bổ sung kiến thức còn thiếu và các kỹ năng khác khi trở lại trường. Về góc độ pháp lý, dù chưa có văn bản cụ thể cho mô hình này nhưng với những điều chỉnh liên quan đặc thù chuyên môn đủ cho các cơ sở giáo dục áp dụng triển khai dạy học cho phù hợp với tình hình.

Đơn cử, năm 2017, Bộ GD&ĐT đã có Công văn 4612 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Tại công văn này, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Thưa ông, như vậy có thể hiểu, các cơ sở giáo dục sẽ chủ động lên phương án đào tạo cho phù hợp với tình hình hiện tại?

- Đúng vậy, ngành giáo dục luôn cổ vũ tính chủ động, tích cực và phát huy năng lực, khả năng tự học của học sinh. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục trong tình hình dịch bệnh, khi triển khai những mô hình đào tạo trực tuyến, trên truyền hình cần xây dựng kế hoạch giáo dục một cách bài bản, chi tiết và phải báo cáo thường xuyên với cơ quan quản lý có thẩm quyền về kế hoạch này. Ngoài việc chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, cơ sở phải bảo đảm thông tin minh bạch, công khai tới phụ huynh, học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường để cùng nắm bắt và phối hợp thực hiện.

Có ý kiến cho rằng, nếu dạy học bằng hình thức trực tuyến và truyền hình sẽ khó đánh giá đầy đủ và thực hiện các bài kiểm tra chuyên môn tới từng học sinh. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

- Dạy học trên truyền hình hay trực tuyến có điểm chung, đó là các giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ từng bài giảng trong quá trình áp dụng công nghệ. Với dạy trên truyền hình, các Sở GD&ĐT lưu ý khâu lựa chọn giáo viên đã được đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm giảng dạy và khung giờ phát sóng phù hợp với học sinh cũng như bảo đảm chương trình học tập theo tình hình mới.

Video đang HOT

Để hạn chế yếu tố một chiều, nhà trường cần phát huy được vai trò đầu mối, quản lý, xây dựng kế hoạch cụ thể để kiểm soát học sinh. Giáo viên sẽ căn cứ vào lịch dạy, thông báo tới học sinh, phụ huynh và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh cũng như nhận bài thu hoạch, ôn tập qua hệ thống mạng xã hội hoặc thư điện tử.

Trường hoàn toàn có thể chủ động xây dựng phương án đánh giá kết quả học sinh một cách linh hoạt, miễn sao bảo đảm hiệu quả việc dạy và học.

Vậy làm thế nào để kiểm tra, đánh giá chất lượng, kết quả của quá trình đào tạo trực tuyến hay trên truyền hình, hệ thống phần mềm hiện tại có được sử dụng để học sinh, giáo viên tự kiểm tra, đánh giá chất lượng của mô hình đạo tạo mới này không, thưa ông?

- Hiện tại, chúng ta chưa áp dụng việc tự kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo qua trực tuyến hay truyền hình và thực tế hệ thống cũng chưa thể làm tốt, chưa đủ để kiểm soát chặt chẽ việc này. Với việc dạy, học trực tuyến, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, ở chiều ngược lại, học sinh phải tổ chức làm báo cáo, bài thu hoạch hay các bài tập theo yêu cầu. Sau khi trở lại trường, nhà trường sẽ tổ chức ôn tập và kiểm tra, đánh giá lại kết quả học tập, công nhận kết quả khi học sinh thể hiện đã nắm được kiến thức. Các trường hợp hổng, nhà trường cần tổ chức cho ôn tập để học sinh kịp thời bổ sung theo đúng chương trình.

Theo cách hiểu hiện nay, Bộ GD&ĐT đã “bật đèn xanh” cho các cơ sở giáo dục triển khai các lớp học trực tuyến, hay trên truyền hình. Thế nhưng, việc này có áp dụng đại trà được không khi vẫn còn nhiều địa phương, gia đình, cơ sở giáo dục còn yếu, kém về công nghệ, hạ tầng, kỹ thuật. Vậy cần phải áp dụng thế nào trong trường này, theo ông?

- Chúng ta phải thừa nhận rằng, đúng là ở những nơi có điều kiện hạ tầng chưa đáp ứng chắc chắn sẽ tác động tới chất lượng bài giảng, ví dụ đường truyền, công nghệ… Bởi lẽ đó, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn cụ thể. Việc triển khai lớp học trực tuyến chỉ áp dụng với những nơi đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ, hạ tầng. Còn những địa phương chưa đáp ứng đủ, sẽ triển khai qua các kênh truyền hình phù hợp. Ở trường hợp này, Bộ sẽ đề nghị ngành giáo dục địa phương nâng cao vai trò của từng cơ sở giáo dục, từng giáo viên để theo sát chương trình dạy, học qua truyền hình như việc thường xuyên nhắc lịch, kiểm tra lại thông tin, kiến thức sau mỗi bài giảng tới học sinh.

Xin cảm ơn ông!

Theo kinhtedothi.vn

Ưu và nhược điểm khi dạy học qua Internet

Ủng hộ dạy học qua Internet hay truyền hình, nhưng nhiều giáo viên cho rằng rất khó đánh giá khả năng tiếp thu của học trò do sự tương tác kém.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tăng cường học qua Internet trong thời gian nghỉ phòng Covid-19, Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Du (TP HCM) quyết định tổ chức ghi hình bài giảng và phát trên Youtube cho học sinh lớp 12 từ tuần này. Ngày 17/3, tổ Hóa thực hiện bài hợp chất của nhôm. Sáng 18/3, tổ Toán có ba bài nguyên hàm, tích phân và số phức. Mỗi video 30 phút, phát vào trưa và tối. Sau đó, học sinh vào Zalo hoặc Facebook để trao đổi với giáo viên.

Việc chuẩn bị máy, quay và dựng phim rồi đưa lên Youtube do một thầy giáo dạy kỹ năng ở trường phụ trách. Giáo viên tham gia giảng dạy không lấy thù lao, tự lập nhóm trên Zalo, Facebook để trao đổi với học sinh nên nhà trường không mất nhiều chi phí. Việc thực hiện đơn giản nhưng vẫn đạt được mục đích truyền tải kiến thức tới học sinh.

Đã nhiều lần tự làm video bài giảng đưa lên Facebook, thầy Lâm Vũ Công Chính, giáo viên Toán trường Nguyễn Du, cho rằng ưu điểm của cách làm này là tạo cho học sinh kênh ôn tập hiệu quả, gần gũi trong khi nghỉ tránh Covid-19, giữ được "cảm giác" học, tránh lãng phí thời gian.

Tuy nhiên, nó cũng có nhiều khiếm khuyết. Một mình trong căn phòng với chiếc máy quay, giáo viên mất cảm xúc truyền đạt, không thể chỉ bài cho từng em, giải đáp ngay thắc mắc hoặc tổ chức hoạt động nhóm. Cách dạy này cũng thiếu cơ chế kiểm soát nên không thể biết hết học sinh có thực học hay không. Dạy và học trực tuyến chưa có quy định chính thức nên không thể ép buộc học trò.

Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo hành lang pháp lý và hướng dẫn cụ thể cho việc dạy học trực tuyến, E-learning bởi các trường đang thực hiện theo cách riêng. Chưa kể, nếu công nhận dạy trực tuyến, ngành giáo dục phải chuẩn bị kho học liệu, phần mềm, cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ để không bị bất công với học sinh các vùng miền.

Ưu và nhược điểm khi dạy học qua Internet - Hình 1

Giáo viên trường THPT Nguyễn Du (TP HCM) thực hiện bài giảng Vật lý để phát trên các phương tiện truyền thông của trường hôm 17/3. Ảnh: Huỳnh Phú.

Khác với trường Nguyễn Du, trường Cao đẳng Quốc tế TP HCM đã tổ chức dạy trực tuyến cho hệ 9 Cao đẳng và hệ cao đẳng. Trong đó, với các lớp 10, 11, 12 hệ 9 Cao đẳng, trường dạy bốn môn Toán, Văn, Lý, Hóa. Mỗi bài giảng 90 phút, học sinh được học qua video khoảng 15 phút trên Youtube hoặc Facebook, sau đó vào ứng dụng Hangout meet để học trực tiếp với giáo viên.

Hiệu trưởng Nguyễn Đăng Lý cho biết thời gian đầu cả giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ, nay mọi việc đi vào nề nếp, thuần thục. Học sinh tỏ ra hào hứng với cách học này. Nhiều giáo viên trẻ còn tổ chức bài giảng theo cách mới lạ, lồng ghép trò chơi đố kiến thức. Với 300 học sinh ở hệ này, thầy Lý tự tin có thể kịp tiến độ chương trình khi các em trở lại trường. "Dĩ nhiên sau đó trường phải ôn tập lại những gì đã dạy trực tuyến, nhưng tốc độ nhanh hơn", thầy Lý nói.

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), ủng hộ dạy và học qua Internet để học sinh "không chơi vơi khi nghỉ học kéo dài". Trường cũng đang thực hiện phương thức này nhưng chỉ mang tính bổ trợ, hệ thống hóa kiến thức.

Theo thầy Khang, việc dạy học trực tuyến được đặt ra ngay khi học sinh phải nghỉ phòng tránh dịch, nhưng khi đó Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chưa công nhận kết quả. Hôm 13/3, Bộ đề nghị tăng cường học trực tuyến và qua truyền hình. Khi học sinh đi học trở lại, các trường rà soát, đánh giá kết quả học trực tuyến, từ đó tinh giản nội dung và điều chỉnh kế hoạch dạy học.

"Bộ chấp nhận học từ xa nhưng đó là sự chấp nhận trong tình huống bất đắc dĩ", thầy Khang nói và chỉ ra ba vấn đề mà học trực tuyến không đáp ứng được. Thứ nhất, chất lượng học qua Internet hay truyền hình không thể so sánh với cách học truyền thống - nơi tạo ra sự tương tác tốt hơn giữa học sinh và giáo viên, có điểm danh, quản lý, có hỏi bài, đánh giá.

Thứ hai, hình thức này tạo ra sự không đồng đều giữa các địa phương. Ở mỗi tỉnh thành, nó cũng cho thấy sự không đồng đều giữa các học sinh. Với những em có đầy đủ thiết bị học tập, có ý thức tự học và gia đình quản lý tốt thì có tác dụng. Những em điều kiện khó khăn, không được quản lý sẽ học đối phó.

Thứ ba, học trực tuyến còn khiến các trường vin vào đó để thu tiền học trong khi chất lượng không được đảm bảo, một số trường tổ chức dạy học theo cách "có còn hơn không". Để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 17/3 khẳng định không quy định chương trình và mức thu cho học online mà do trường và phụ huynh thỏa thuận. Nhà trường phải căn cứ nội dung, khối lượng công việc để tính toán mức thu hợp lý, đồng thời thông báo công khai.

Không chỉ dạy qua Internet, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích địa phương tổ chức dạy học qua truyền hình. Hà Nội, TP HCM và nhiều tỉnh, thành đã thực hiện. Là giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lựa chọn dạy Địa lý lớp 12 trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, cô Trần Thị Thu Hương (trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy) phải chuẩn bị rất công phu.

Ở hai buổi ghi hình vừa thực hiện, cô phải soạn bài trên Word, Power Point, tìm hình minh họa, video, lập sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh ôn bài, xây dựng kịch bản dẫn khi lên hình rồi trao đổi qua lại nhiều lần với ban cố vấn chuyên môn của Sở và đồng nghiệp. Cô cũng phải làm quen với trường quay, tập luyện và biên tập cùng ban biên tập của Đài sao cho video bài giảng đúng 30 phút.

"Một bài giảng trên lớp 45 phút, có học sinh tương tác. Giờ phải dạy sao trong 30 phút, không có học sinh và vẫn phải đảm bảo chuẩn chương trình, sáng tạo là điều giáo viên phải tính toán", cô Hương nói.

Ưu và nhược điểm khi dạy học qua Internet - Hình 2

Cô Trần Thị Thu Hương trong buổi ghi hình bài giảng Địa lý lớp 12 tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sáng 17/3. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Dù chuẩn bị công phu đến đâu, theo cô Hương giảng bài qua truyền hình vẫn là một chiều. Học sinh học ở nhà nếu không tự giác và chăm chỉ sẽ không chủ động tiếp thu, nghe xong lại trôi đi. "Dạy qua truyền hình cũng khiến giáo viên không thể đáp ứng nhu cầu của mọi học sinh với học lực khác nhau, không kiểm soát được mức độ lĩnh hội kiến thức của các em", cô Hương nói.

Tuy nhiên, cô giáo cho rằng với tình hình dịch bệnh hiện nay, đây là giải pháp tốt nhất để kết nối với học sinh mà vẫn an toàn, đảm bảo việc học không bị ngắt quãng quá nhiều. Nó cũng có một số ưu điểm như giúp học sinh tiếp cận với nhiều giáo viên có phong cách dạy khác nhau. Bài học trên truyền hình được lưu trên Youtube và các nền tảng khác giúp các em học lại mọi lúc mọi nơi.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhận định học trên truyền hình là phương án khả thi và đại trà hơn so với học online qua các nền tảng, mạng xã hội vì học sinh vùng khó khăn dễ tiếp cận. Dạy qua truyền hình cũng không tốn kém, không phải mua thêm máy móc hay đào tạo kỹ thuật viên. Chương trình của các trường là như nhau nên có thể dạy chung.

Trở ngại lớn nhất, theo ông Khuyến, là giám sát việc học của học sinh. Các trường cần phối hợp với hội phụ huynh để quản lý. Giáo viên ở trường nắm rõ thời khóa biểu để theo dõi, giải đáp thắc mắc cho các em qua những phương tiện truyền thông thông thường.

Năm học 2019-2020, hơn 22 triệu học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết, sau đó nghỉ phòng Covid-19. Một tháng rưỡi qua, các địa phương 5-6 lần điều chỉnh lịch nghỉ học. Hà Nội và TP HCM cho toàn bộ học sinh nghỉ đến 5/4, các tỉnh thành khác đa số cho nghỉ hết tháng 3, riêng học sinh THPT ở khoảng 30 địa phương đi học từ ngày 2/3.

Đến ngày 19/3, 173 quốc gia, vùng lãnh thổ xuất hiện Covid-19, làm hơn 218.380 người nhiễm bệnh và 8.930 người chết. Việt Nam ghi nhận 76 ca nhiễm, trong đó 16 người đã khỏi.

Theo vnexpress.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành
08:01:04 02/02/2025
Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?
10:56:39 02/02/2025
Cực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệpCực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệp
07:49:36 02/02/2025
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam ĐịnhXác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định
09:13:47 02/02/2025
4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"
10:08:29 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
Nhận được lời đề nghị sốc óc từ anh chồng, tôi "đốp" thẳng khiến cả nhà anh cứng họngNhận được lời đề nghị sốc óc từ anh chồng, tôi "đốp" thẳng khiến cả nhà anh cứng họng
10:14:49 02/02/2025
Mới ngày đầu năm, chị dâu xin bố tôi cắt đất cho ra ở riêng, phản ứng của ông làm cả nhà choáng vángMới ngày đầu năm, chị dâu xin bố tôi cắt đất cho ra ở riêng, phản ứng của ông làm cả nhà choáng váng
09:56:53 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Sức khỏe

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

Tin nổi bật

13:26:38 02/02/2025
Ngày 2/2, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thông báo về một trận động đất có độ lớn 3.1 vừa xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Quyền Linh phấn khích khi thầy giáo U.50 chinh phục được mẹ đơn thân xinh đẹp

Quyền Linh phấn khích khi thầy giáo U.50 chinh phục được mẹ đơn thân xinh đẹp

Tv show

13:21:22 02/02/2025
Thầy giáo dạy toán từng đổ vỡ hôn nhân, được con trai đăng ký đến chương trình hẹn hò để tìm vợ mới. Được Quyền Linh mai mối cho mẹ đơn thân có cùng hoàn cảnh, cả hai cùng bấm nút và nắm tay nhau ra về.
Đối đầu với Trấn Thành mùa tết, số phận phim 'Nụ hôn bạc tỷ' ra sao?

Đối đầu với Trấn Thành mùa tết, số phận phim 'Nụ hôn bạc tỷ' ra sao?

Hậu trường phim

13:17:06 02/02/2025
Ngoài bàn luận về tác phẩm điện ảnh của chồng Hari Won, nhiều người tò mò về số phận của Nụ hôn bạc tỷ - bộ phim do Thu Trang làm đạo diễn, đối đầu trực tiếp với Trấn Thành ở phòng vé.
Lý do H'Hen Niê giấu kín bạn trai suốt 7 năm

Lý do H'Hen Niê giấu kín bạn trai suốt 7 năm

Sao việt

13:13:44 02/02/2025
Thông qua trang cá nhân, H Hen Niê chia sẻ hình ảnh tình cảm bên bạn trai nhiếp ảnh gia. Đây là lần hiếm hoi hoa hậu 9X công khai người yêu.
Bạn trai 'không vui' khi Jennifer Garner ngày càng gắn bó chồng cũ Ben Affleck

Bạn trai 'không vui' khi Jennifer Garner ngày càng gắn bó chồng cũ Ben Affleck

Sao âu mỹ

13:09:59 02/02/2025
Bạn trai Jennifer Garner - John Miller - cảm thấy không vui khi nữ diễn viên và chồng cũ Ben Affleck dành nhiều thời gian hơn cho nhau, một nguồn tin độc quyền chia sẻ với Page Six.
Sê ri hoạt hình người nhện của Marvel nhận 'mưa lời khen'

Sê ri hoạt hình người nhện của Marvel nhận 'mưa lời khen'

Phim âu mỹ

12:53:15 02/02/2025
Loạt phim hoạt hình mới về nhân vật người nhện là Your Friendly Neighborhood Spider-Man nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình phim
Quy tắc để có trang phục tiếp khách ngày tết thật hoàn hảo

Quy tắc để có trang phục tiếp khách ngày tết thật hoàn hảo

Thời trang

12:24:44 02/02/2025
Từ vẻ ngoài cổ điển nhất cho đến những combo phá cách, từ việc lựa chọn màu sắc cho đến phụ kiện, dưới đây là những mẹo bạn cần biết để tránh mắc sai lầm cho trang phục tiếp khách ngày tết.
Top 4 con giáp có đường tài lộc dồi dào nhất tháng 2

Top 4 con giáp có đường tài lộc dồi dào nhất tháng 2

Trắc nghiệm

12:09:41 02/02/2025
Nếu bạn đang mong chờ một tháng 2 đầy ắp tiền bạc và cơ hội, thì đừng bỏ lỡ những dự đoán thú vị về 4 con giáp có đường tài lộc rực rỡ nhất.
Asensio cập bến Premier League

Asensio cập bến Premier League

Sao thể thao

12:01:19 02/02/2025
Cựu sao Real Madrid đạt thỏa thuận gia nhập Aston Villa trong những ngày cuối kỳ chuyển nhượng đầu năm 2025. Asensio cùng Rashford gia nhập Aston Villa.
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!

Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!

Sáng tạo

11:38:30 02/02/2025
Bạn nghĩ mình không mát tay trong việc trồng cây? Đừng lo, với những loại cây thả đâu sống đó này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều.