Dạy học tích hợp trong chương trình mới có đáng lo?
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) giới thiệu nội dung và cách tổ chức dạy học tích hợp ở bậc THCS, một vấn đề mới của chương trình giáo dục phổ thông.
Môn Lịch sử và Địa lí
Chương trình môn “Lịch sử và Địa lí” được thiết kế theo các phần Lịch sử và Địa lí tương đối độc lập; ở mỗi lớp 7, 8, 9 có 1 chủ đề chung (6-10 tiết). Vì vậy việc bố trí giáo viên dạy môn này cơ bản giáo viên không thay đổi so với chương trình hiện hành. Đối với các chủ đề chung, 2 giáo viên cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.
Cấu trúc nội dung:
Với các mạch kiến thức nêu trên, chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
Lớp 6: Hoá học (20%) – Sinh học (38%) – Vật lí (32%)
Lớp 7: Hoá học (24%) – Vật lí (28%) – Sinh học (38%)
Lớp 8: Hoá học (31%) – Vật lí (28%) – Sinh học (31%)
Lớp 9: Vật lí (30%) – Hoá học (31%) – Sinh học (29%)
Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành. Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với chương trình hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giáo viên.
Phân công giáo viên phụ trách các mạch kiến thức:
- “Chất và sự biến đổi của chất”: giáo viên Hóa học.
- “Vật sống” và “Trái đất và bầu trời” lớp 8, 9: giáo viên Sinh học.
Video đang HOT
- “Năng lực và biến đổi” và “Trái đất và bầu trời” lớp 6: giáo viênVật lí.
Tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học) phân công giáo viên phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều lớp (thay vì phân công 1 giáo viên/môn/lớp như hiện nay).
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các giáo viên cùng dạy ở 1 lớp đối với các chủ đề có kiến thức liên quan.
Về thời lượng, số tiết của môn Khoa học tự nhiên (3 tiết/tuần)ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường. Chỉ khác trong sự phân công và xếp thời khóa biểu mà thôi.
Phương án thực hiện chương trình với đội ngũ giáo viên hiện hành
Như vậy, ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi nửa học kì.
Việc chia mỗi năm học thành 2 học kì (Period), mỗi kì thành 2 nửa (Semester) cũng được thực hiện phổ biến ở các nước trên thế giới.
Về kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng lại Thông tư 58 về đánh giá học sinh để bảo đảm sự phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Kết quả đánh giá của mỗi chủ đề theo phân bố như trên được tính vào kết quả cuối cùng của môn học theo tỷ lệ % tương ứng.
(Cách tính điểm theo % nội dung kiến thức này cũng được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới).
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình mới
Theo lộ trình, đến năm học 2021-2022, chương trình áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng đến lớp 9.
Như vậy sẽ có 6 năm để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như sau:
1. Đối với giáo viên hiện hành, việc bồi dưỡng tập trung vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trước hết là tập trung bồi dưỡng 25% số giáo viên để dạy lớp 6 và cuốn chiếu cho các năm tiếp theo. Bộ khuyến khích và có chế độ cho các giáo viên tự nguyện đăng kí học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ chương trình môn học.
2. Đối với đào tạo giáo viên mới, các trường sư phạm đã xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cấp THCS để dạy học môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lí. Giáo viên mới sẽ thay dần khi giáo viên hiện hành nghỉ hưu.
Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT)
Theo vietnamnet
3 định hướng dạy tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình GDPT mới thực hiện dạy học tích hợp theo ba định hướng, trong đó, điều được dư luận quan tâm nhiều là các môn học tích hợp (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí) ở cấp THCS.
Ảnh minh họa
Theo Bộ GD&ĐT,Chương trình GDPT mới thực hiện dạy học tích hợp theo ba định hướng sau:
Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng trong cùng một môn học, tích hợp giữa.
Tích hợp kiến thức của các môn học, khoa học có liên quan với nhau; ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với những kiến thức có liên quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng các môn học tích hợp.
Tích hợp một số chủ đề quan trọng (ví dụ: các chủ đề về chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, giáo dục tài chính,...) vào nội dung chương trình nhiều môn học.
Trong việc triển khai ba định hướng trên, điều được dư luận quan tâm nhiều là các môn học tích hợp (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí) ở cấp THCS.
Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý: "Ở các lớp học, cấp học dưới,thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lí để tạo thành các môn học tích hợp."
Bộ GD&ĐT cho hay, những người biên soạn Chương trình GDPT mới đã lựa chọn phương án tích hợp phù hợp với mỗi môn học để phát huy hiệu quả của dạy học tích hợp, đồng thời bảo đảm kiến thức cốt lõi của mỗi ngành khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế trong bước đầu thực hiện dạy học tích hợp ở nước ta.
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề chung: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời.
Mỗi chủ đề nói trên vận dụng kiến thức của một ngành khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên vốn được đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình.
Bên cạnh đó, chương trình còn có một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như biến đổi khí hậu, giáo dục sức khoẻ, giáo dục STEM, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,...
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí gồm hai phân môn Lịch sử, Địa lí; nội dung của mỗi phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ cho nhau. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, Các cuộc đại phát kiến địa lí, Đô thị - Lịch sử và hiện tại, Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Bộ GD&ĐT cho rằng, phương thức và mức độ tích hợp như trên phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực dạy học của giáo viên và khả năng tiếp nhận, vận dụng kiến thức của học sinh; đồng thời, cũng bảo đảm tính hệ thống của các kiến thức cốt lõi.
Tổ chức dạy các môn học tích hợp như thế nào?
Bộ GD&ĐT cho biết, việc dạy học tích hợp ở cấp tiểu học và dạy học môn Ngữ văn ở ba cấp học được thực hiện như trong chương trình hiện hành.
Các Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của mỗi lớp do giáo viên chủ nhiệm phụ trách, thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
Tùy từng hoạt động cụ thể, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động này.
Giáo viên và nhà trường cũng cần báo cáo chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong xã hội để hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động lao động công ích, thiện nguyện.
Về các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí ở cấp THCS, với phương thức và mức độ tích hợp của chương trình các môn học này, các tổ chuyên môn phân công giáo viên dạy mạch chủ đề phù hợp với chuyên môn của mình trên cơ sở bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên trong việc dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây là giải pháp mà các nước phát triển như Anh, Hoa Kì vẫn thực hiện từ trước đến nay.
Các trường sư phạm đã có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy học các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí và chương trình bồi dưỡng giáo viên đơn môn để dạy các môn học này.
Theo Bộ GD&ĐT, những giáo viên có điều kiện và nguyện vọng có thể theo học chương trình bồi dưỡng ở trường sư phạm, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tiến tới đảm nhiệm được việc dạy toàn bộ môn học.
Chương trình bồi dưỡng được tổ chức thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ nên giáo viên có thể sắp xếp thời gian hợp lí để theo học và hoàn thành chương trình.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Không xáo trộn giáo viên khi dạy theo chương trình mới Bộ GD-ĐT cho rằng việc dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng không gây xáo trộn lớn, không ảnh hưởng đến cơ cấu giáo viên. Theo Bộ GD-ĐT, sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới...