Dạy học sinh yêu mẹ bằng cách đeo ba lô trước bụng hàng giờ
Một khóa học đã được tổ chức để học sinh tự trải nghiệm những khó khăn, vất vả của người mẹ, học sinh sẽ thấy kính trọng và yêu thương mẹ nhiều hơn.
Ngày 16/4, trường tiểu học Thảo Kiều, thuộc khu Phong Đài, Bắc Kinh đã tổ chức một hoạt động ngoại khóa vô cùng ý nghĩa, được đặt tên là “gà mẹ ôm trứng”.
Các em phải đeo ba lô mọi lúc mọi nơi
Từ học thể dục…
cho tới ngồi trong lớp
Video đang HOT
Gần 800 học sinh của nha trường đều phải trải qua 1 ngày trải nghiệm đeo ba lô của mình trước ngực, ngoài sách vở, dụng cụ học tập, trong mỗi ba lô đều được nhét thêm 1 quả trứng gà.
Trong suốt một ngày, học sinh dù ngồi học, tập thể dục, ăn uống, ngủ trưa hay kể cả đi vệ sinh đều không được bỏ ba lô trước ngực ra và phải cẩn thận trong mỗi hành động để không được làm vỡ, nứt quả trứng.
Mỗi học sinh được phát một quả trứng và phải giữ gìn thật tốt
Mục đích của hoạt động này là để học sinh trực tiếp trải nghiệm những khó khăn, vất vả của những bà mẹ khi mang thai, từ đó học sinh sẽ cách trân trọng công ơn của cha mẹ và thêm yêu thương cha mẹ mình.
Hoạt động này nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ phía phụ huynh. Nhiều người cho rằng việc giáo dục con trẻ yêu thương, kính trọng bậc sinh thành chỉ dựa vào những lời lẽ hoặc bài học trên sách vở không mang lại nhiều hiệu quả vì trẻ em còn quá nhỏ để hiểu hết ý nghĩa của những lý lẽ đó. Do đó, cho học sinh tự mình trải nghiệm sẽ mang lại nhiều giá trị thực tế hơn.
Theo TTVN
Huyện có 3 trẻ chết đuối/năm, lãnh đạo sẽ bị kiểm điểm
Trước thực trạng trẻ em chết đuối do ngạt nước tăng cao như vài năm trở lại đây, UBND tỉnh Đồng Tháp có văn bản chỉ đạo, nếu huyện nào để xảy ra 3 trẻ chết/năm do đuối nước, lãnh đạo huyện đó phải bị kiểm điểm.
Trẻ tử vong do đuối nước vẫn ở mức cao
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, hàng năm thường bị ngập sâu do ảnh hưởng trực tiếp của lũ đầu nguồn sông Cửu Long. Hệ thống giao thông có quốc lộ 30, 80 và 54 chạy qua các tuyến đường liên tỉnh, huyện, xã. Bằng sự nổ lực của cả hệ thống chính trị nên kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp có bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn cao. Đại đa số người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cuộc sống còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân chưa quan tâm đến việc bảo vệ con mình tránh các tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước.
Thực tế Đồng Tháp là một trong 15 tỉnh, thành phố được Trung ương xác định là có tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em còn cao trên toàn quốc. Cụ thể trong 3 năm số trẻ em chết đuối luôn ở mức cao dù có xu hướng giảm, như năm 2010 có 72 trẻ; năm 2011 có 57 trẻ; năm 2012 chết 35 trẻ. Nhìn chung phần lớn trẻ em bị tai nạn đuối nước đều dẫn đến tử vong mà nguyên nhân chính là tự sự bất cẩn, thiếu quan tâm của người lớn đối với việc trông giữ trẻ.
Đồng Tháp là một trong những tỉnh ở ĐBSCL bị ngập sâu khi lũ về. Đây là ẩn hoạ cho các em nhỏ khi cha mẹ bận mưu sinh
Trao đổi với PV Dân trí ông Lê Hữu Dụng - Trưởng phòng bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc Sở LĐ - TB&XH tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Trong nhiều năm qua, Đồng Tháp đã triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích nói chung và phòng, chống đuối nước cho trẻ em nói riêng, đạt được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, tình hình tai nạn thương tích cũng như số trẻ em chết ngạt do đuối nước vẫn còn ở mức cao và đang trở thành vấn đề bức xúc được dư luận quan tâm".
Theo kết quả của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp, trong năm 2013 toàn tỉnh có 47 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước (cao hơn năm 2012 11 em). Riêng 3 tháng đầu năm 2014 đã có trên 10 trường hợp trẻ em tử vong liên quan đến đuối nước.
Do ngành giáo dục chưa đủ bể bơi nên buộc các thầy giáo dạy bơi phải đưa các em xuống sống tập bơi thế này
Như hai trường hợp mới đây nhất là trường hợp cháu Nguyễn Thanh Duy (5 tuổi ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự) xảy ra vào ngày 23/3 và cháu Nguyễn Hoàng Bảo Khang (2 tuổi, ngụ ấp Phú Bình, xã Phú Hựu, huyện Châu Thành) - xảy ra vào ngày 25/3 vừa qua. Theo chính quyền địa phương cả hai cháu tử vong là do người nhà bất cẩn trong việc trông giữ các bé nên các bé tự rơi xuống mương nước dẫn đến ngạt nước mà chết.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc
Nhờ các cấp uỷ, chính quyền cùng chung tay tham gia phòng, chống "vấn nạn" trẻ em đuối nước, tình hình tai nạn đuối nước trẻ em có giảm nhưng còn ở mức cao nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về tai nạn chết đuối trẻ em còn thấp; Hoạt động thông tin tuyên truyền chưa thật sự sâu rộng trong các tổ chức, đoàn thể, cụm tuyến dân cư,...Người lớn trong gia đình chưa có ý thức tự bảo vệ trẻ em, một phần là do chủ quan mặt khác là do lơ là, bất cẩn trong việc trông giữ các bé. Ngoài ra môi trường sống xung quanh trẻ em không an toàn, nhiều gia đình sống gần kênh, rạch, sông ngòi,...Nhưng nổi cộm nhất là tỷ lệ trẻ em chưa biết bơi còn quá cao, các em không có kỹ năng đối phó với nguy cơ đuối nước,...
Khi xác định được những nguyên nhân chính, ngày 13/5/2011, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch số 43/KH - UBND về việc phổ cập bơi phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015; Tiếp đó đến ngày 25/10/2013 UBND tỉnh Đồng Tháp tiếp tục ban hành kế hoạch số 138/KH - UBND về việc phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013 - 2015 và dành ra hơn 8 tỉ đồng để hỗ trợ kinh phí cho các ban ngành (gồm: Sở LĐ - TB&XH, Sở GD -ĐT, Sở GTVT, Sở VH - TT&DL,...) thực hiện các biện pháp giảm thiểu tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước đến 2015.
Sau một năm thực hiện kế hoạch, bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ ở một số hoạt động, tuy nhiên chưa "kìm" được con số trẻ em chết ngạt. Cụ thể, từ năm 2011, Sở LĐ - TB&XH đã thực hiện chương trình "Ngôi nhà an toàn, phòng, chống thương tích ở trẻ em" và đã phổ biến, thực hiện ở 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Kết quả, tính đến nay có 2.876 hộ gia đình có con em dưới 16 tuổi đăng ký và có 6.792/422.989 hộ được công nhận Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
Trước thực trạng nước sông ô nhiễm, có kiểm soat khi tập bơi cho trẻ, Đồng Tháp vận động mọi nguồn lực, trang bị bể bơi di đồng này ở các điểm nóng để tập bơi cho trẻ dễ dàng và an toàn hơn.
Trong năm qua, ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp tổ chức mô hình nhóm trẻ cộng đồng, lớp mẫu giáo cộng đồng, toàn tỉnh có 353 nhóm trẻ và lớp mẫu giáo cộng đồng, có 5.751 cháu trong độ tuổi từ 1 -5 tuổi tham gia. Riêng Sở VH - TT &DL tỉnh Đồng Tháp đã phổ cập bơi cho trẻ trong độ tuổi từ 7 - 15 tuổi. Cấp huyện, thị xã, thành phố mở 931 lớp phổ cập bơi, có 23.871 em tham gia. Ngoài ra, theo kế hoạch Sở VH - TT&DL tỉnh Đông Tháp trong năm 2013 và 2014 Sở sẽ đầu tư xây dựng 40 hồ bơi cho các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để việc phổ cập bơi cho các trẻ em được thuận lợi hơn.
Trước thực trạng tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước còn cao, mới đây UBND tỉnh Đồng Tháp đã có chỉ đạo nếu huyện nào để xảy ra 3 trường hợp trẻ em tử vong/năm do đuối nước thì lãnh đạo huyện đó sẽ bị kiểm điểm.
Xung quanh chỉ đạo này ông Lê Hữu Dụng - Trưởng phòng bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc Sở LĐ - TB&XH tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Với chỉ thị của UBND tỉnh, lãnh đạo các huyện sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa trong việc giảm thiểu số lượng trẻ em chết ngạt vì đuối nước. Từ đó lãnh đạo mỗi huyện sẽ có những hành động cụ thể, không mang tính tuyên truyền hình thức. Vì kiểm soát tai nạn đuối nước ở trẻ em không chỉ là chuyện của các gia đình, mà cần có sự chung tay hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp để từng bước nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ trẻ em tránh các thương tích, nhất là tai nạn đuối nước ở trẻ khi môi trương sống của các em bao quanh là ao hồ, sông nước,...Nếu phu huỳnh vì một phút lơ đểnh là tại hoạ sẽ ập đến với các em".
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Khởi tố 2 đối tượng chuyên cạy cửa nhà vắng chủ Giữa ban ngày nhưng Đầy và Đô chở nhau dạo quanh các con đường vắng vẻ tìm nhà nào khóa cửa hàng rào, không có người trông coi là đột nhập vào cạy cửa trộm cắp tài sản. Ngày 1/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 đối tượng Nguyễn Văn Đầy...