Dạy học phát triển năng lực: Hành lý gọn, dễ mang vác

Theo dõi VGT trên

Triển khai Chương trình GDPT mới tới đây, việc dạy học phát triển năng lực được quan tâm đặc biệt. Bộ GDĐT cũng rất chú trọng tổ chức tập huấn giáo viên, nhằm đổi mới kỹ thuật, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Dạy học phát triển năng lực: Hành lý gọn, dễ mang vác - Hình 1

Lớp 1, khởi đầu quan trọng của mỗi một con người. Ảnh: Phạm Quang Vinh.

Kiến thức là nguyên liệu, không phải là mục tiêu

Trong Chương trình GDPT hiện hành, kiến thức vẫn được xác định là mục tiêu, chính vì vậy mọi hoạt động kiểm tra đánh giá vẫn dựa vào kiến thức, cụ thể là vào SGK. Học sinh (HS) tiếp thu kiến thức, nhưng khi vận dụng còn rất hạn chế. Thực ra, cái đích của việc học phải là áp dụng được kiến thức vào thực tiễn, phục vụ cho cuộc sống, từ đó hình thành năng lực, phẩm chất. Một số người hiểu nhầm rằng khi chuyển sang giáo dục phát triển năng lực, kiến thức không còn quan trọng nữa. Thực tế, kiến thức luôn là “nguyên liệu” để có thể hình thành năng lực. Nói thì có vẻ to tát, nhưng thực tế, để hình thành năng lực cho HS, chỉ cần thay đổi những điều rất cụ thể, như phải xác định rằng mục tiêu của bài học sẽ không còn là khối lượng kiến thức nào đó trong SGK, mà là việc HS làm được điều gì sau khi tiếp thu kiến thức đó. Khi đó, SGK sẽ trở thành phương tiện để HS vận dụng vào thực tế, để từ đó hình thành năng lực.

Mặt khác, nhiều người nhận định Chương trình hiện hành nặng. Nặng một phần do tính logic của nội dung, do sự liên thông giữa các môn: Nhiều kiến thức nằm trong nhiều môn khác nhau, ví dụ như kiến thức điện phân có cả trong các môn Hóa học, Vật lí và Công nghệ.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT), Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), PGS.TS Nguyễn Xuân Thành ví von một cách hình ảnh: “Kiến thức trong Chương trình GDPT giống như đồ đạc của một du khách. Nếu biết sắp xếp thì sẽ gọn gàng, hợp lý, nếu không biết sắp xếp thì sẽ cồng kềnh, thậm chí trở nên nặng nề, khó mang vác”.

Những nút thắt cần tháo gỡ

Về phương pháp dạy học, giáo viên (GV) cũng đã được đào tạo phương pháp dạy học tích cực từ rất lâu. Nhiều nhà trường đã triển khai các phương pháp dạy học tích cực như “bàn tay nặn bột”, “Trường học mới VNEN”,… Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp chưa được áp dụng triệt để, có những trường chỉ tổ chức dạy học tích cực trong các hội giảng một cách hình thức…

Vấn đề đặt ra là cần tìm câu trả lời cho vấn đề: Vì sao đã được tập huấn các phương pháp dạy học tích cực, nhưng thực tế nhiều thầy cô không áp dụng? Có thể lý giải một phần vì nếu GV muốn áp dụng phương pháp dạy học tích cực thì phải tổ chức các hoạt động học. Một bài học phải có ít nhất 4 đến 5 hoạt động học, với khoảng thời gian một tiết phải gói gọn trong 45 phút như hiện nay, thì GV buộc phải ép thời gian, tính toán từng phút, điều này khiến nhiều hoạt động không đủ thời gian để thực hiện một cách trọn vẹn. Việc quy định thời gian “cứng” cho mỗi tiết học cũng dẫn đến những sự lãng phí lớn: Thầy cô Lý, Hóa, Sinh phải chuẩn bị rất công phu để làm thí nghiệm, nhưng thời gian chỉ đủ để “cưỡi ngựa xem hoa”, HS không đủ thời gian để thực hành, quan sát…

Video đang HOT

Cũng chính cách thiết kế tiết học gói gọn trong 45 phút càng khiến GV phụ thuộc vào SGK. Một số chủ đề trong chương trình được chia thành một số tiết học, khi triển khai dạy học, GV chỉ chăm chăm tránh “cháy giáo án”, không thể tự do sáng tạo hoặc dạy ngoài SGK.

Một ví dụ khác về hạn chế của GV trong dạy học: Mặc dù Bộ GDĐT đã chỉ đạo “Tăng cường hướng dẫn HS tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận, vận dụng kiến thức, dành nhiều thời giờ trên lớp để HS trình bày, báo cáo, trao đổi, thảo luận”, nhưng trong nhiều trường hợp, khi GV yêu cầu HS đọc sách, thì các em không thực hiện. Đó là do khi hướng dẫn các em đọc, GV đã không nói rõ: Đọc để làm gì? HS chưa nắm được mục tiêu, yêu cầu cụ thể của việc đọc, thì nếu có đọc cũng chỉ là hình thức mà thôi. Thêm vào đó, GV có xu hướng mong muốn HS trả lời đúng câu hỏi, không chấp nhận những câu trả lời sai. Điều này làm thui chột khả năng sáng tạo, tính tự tin của các em.

Như một “guồng quay”, khi GV đến trường, vào lớp, mọi thứ đều phải tuân thủ một cách cứng nhắc theo thời gian biểu, nội dung SGK cũng cố định, viết sao dạy vậy, cấp trên bảo gì làm nấy. Như vậy, tính sáng tạo, chủ động của nhà giáo bị hạn chế. Vì vậy, dù là dạy Chương trình hiện hành hay Chương trình GDPT mới, người thầy cũng đều cần phải thay đổi.

Ngày 14/8, tại Quảng Ninh, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục Tiểu học. Ông Thái Văn Tài- Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học cho biết: Trong năm học 2019- 2020, giáo dục Tiểu học sẽ tập trung hoàn thành các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới từ năm học 2020-2021 với một số nhiệm vụ trọng tâm như: Thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp; tăng cường cơ sở vật chất các trường học đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình GDPT mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018; nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn bị SGK theo Chương trình GDPT mới…

Kiều Trinh

Theo daidoanket

Giáo dục Trung học: Chất lượng đại trà và mũi nhọn được nâng cao

Ngày 10/8, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 đối với giáo dục trung học. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ tham dự và chủ trì hội nghị.

Giáo dục Trung học: Chất lượng đại trà và mũi nhọn được nâng cao - Hình 1

Ảnh minh họa/ Internet

Cần đảm bảo chất lượng giáo dục khi sáp nhập, sắp xếp lại điểm trường

Công tác phân luồng, hướng nghiệp cho HS phổ thông được chú trọng, chất lượng giáo dục dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực trong năm học 2018 - 2019. Đặc biệt, giáo dục phổ thông đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho HS và đảm bảo an toàn trường học. Các bước chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới như bồi dưỡng đội ngũ, cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp quản lý và dạy học... đã được chủ động thực hiện.

Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết: Một số địa phương chủ động đưa các nội dung về quy hoạch cơ sở giáo dục vào chỉ thị, nghị quyết của HĐND tỉnh; các trường THCS quy mô nhỏ của tỉnh theo hướng sáp nhập, thành lập trường liên cấp, liên xã phù hợp với tình hình thực tế.

Tuy nhiên, vẫn có tình trạng một số địa phương dồn dịch các điểm trường, sáp nhập trường không theo đúng quy định, một số nơi sáp nhập phá vỡ quy mô trường, lớp. Sau khi sắp xếp, quy hoạch lại điểm trường, tại một số địa bàn dân cư phân tán, giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi học của HS; một số trường đang gặp khó khăn do việc giải quyết chế độ, chính sách liên quan đến bảo hiểm, tiền lương, phụ cấp CBQL... khó đảm bảo duy trì chất lượng dạy và học.

Giáo dục Trung học: Chất lượng đại trà và mũi nhọn được nâng cao - Hình 2


Quang cảnh Hội nghị

Về vấn đề này, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình đề nghị có thể tạm thời dừng triển khai việc sáp nhập các điểm trường có quy mô nhỏ: "Hiện nay, một số địa phương đang triển khai sáp nhập các xã, nếu giáo dục tiến hành trước thì ví dụ như 3 xã sẽ có 3 trường liên cấp, nếu chúng ta thực hiện sau khi sáp nhập xã thì sẽ có 3 trường đồng cấp sáp nhập. Và Bộ GD&ĐT cũng nên tổ chức tập huấn hoặc có hướng dẫn về mô hình trường liên cấp để đảm bảo hiệu quả, chất lượng sau sáp nhập".

Đại diện Sở GD&ĐT Quảng Ninh cho rằng, nếu không đảm bảo chất lượng giáo dục thì không nên tiến hành ghép trường. Vấn đề này ngành GD&ĐT các địa phương phải có phương án bảo vệ, phân tích với các sở ban ngành liên quan để có sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương. Suy cho cùng thì ngành GD phải chịu trách nhiệm về chất lượng chứ không ai gánh thay cho chúng ta cả.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, việc thành lập trường phổ thông có nhiều cấp học nhằm giúp giải quyết các vấn đề khó khăn của điều kiện kiện kinh tế xã hội và chủ yếu áp dụng cho các địa phương miền núi, có điều kiện địa hình, giao thông cách trở. "Chúng ta không đánh đổi chất lượng để đảm bảo mục tiêu dồn dịch trường học" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tạo đà triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

Giáo dục Trung học: Chất lượng đại trà và mũi nhọn được nâng cao - Hình 3


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm học 20018 - 2019 triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 đối với giáo dục trung học

Theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, năm học 2018 - 2019, giáo dục phổ thông có nhiều kết quả tốt đẹp rất đáng ghi nhận cả về chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn: Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được đánh giá là một kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng, giảm áp lực cho HS và phụ huynh, được Chính phủ và xã hội thừa nhận; lần đầu tiên 100% HS của các đoàn HS Việt Nam dự thi các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực đều có giải và đổi màu huy chương.

Hầu hết các địa phương đã chỉ đạo thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý quá trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học theo công văn số 4612 của Bộ GD&ĐT, từ đó tạo thuận lợi cho GV khi chuyển sang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông, các Sở, Phòng GD&ĐT đã tăng cường giao quyền chủ động cho các nhà trường cập nhật nội dung dạy học, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tinh giản phù hợp với điều kiện thực tiễn, đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện để thực hiện phương thức giáo dục tích cực. Cơ chế quản lý chuyên môn theo hướng tăng phân cấp, giao quyền chủ dộng cho các nhà trường xây dựng và thực hiện Kế hoạch giáo dục đã bước đầu được thực hiện ở một số địa phương, đơn vị. Việc sắp xếp lại nội dung dạy học, xây dựng các chủ đề môn học và tích hợp, liên môn đã được nhiều địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, bên cạnh những thành tích nổi bật, giáo dục trung học vẫn còn một số khó khăn từ quy hoạch mạng lưới trường lớp, CSVC, đội ngũ GV, cơ cấu không đồng bộ, cơ chế quản lý còn bất cập...

"Thông tư hướng dẫn về định biên còn có một số khó khăn, vướng mắc. Một số vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo, tai nạn thương tích không phải là không có... Thời gian tới cần đặc biệt quan tâm đến việc dồn dịch điểm trường, tinh giản biên chế bộ máy. Chúng ta chịu trách hiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng, và phải có phản biện, bảo vệ các phương án và phải cam kết chất lượng. Rà soát tính toán quy mô chất lượng, địa hình địa lý..." - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, trong chuẩn bị các nguồn lực thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì công tác bồi dưỡng GV là rất quan trọng, khác với các đợt đổi mới chương trình - sách giáo khoa trước đây.

"Biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng là một quá trình khó khăn. Tâm lý chung là khi tham gia bồi dưỡng, ai cũng muốn "ăn sẵn", đến nơi tập trung có cái gì là ghi chép cái đó. Nhưng phương thức bồi dưỡng lần này là kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Việc bồi dưỡng trực tiếp là sẽ chỉ giải đáp thôi, còn phải nghiên cứu tìm hiểu trước tài liệu có trên mạng. Thay đổi về phương thức về cách làm nên phải lưu ý để triển khai cho có hiệu quả" - Thứ trưởng chia sẻ.

Hà Nguyên

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kết luận giám định chữ ký trong vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
22:01:58 10/11/2024
Quang Linh Vlogs tự tay "hủy hoại hình tượng", hơn 2 triệu người bất ngờ
20:10:45 10/11/2024
Trúc Nhân ngã "sấp mặt", bị nói "không ra gì"
20:28:06 10/11/2024
"Búp bê cổ trang" đẹp nhất màn ảnh lộ bằng chứng chung sống với Vương Hạc Đệ?
19:44:21 10/11/2024
Sự nghiệp "sớm nở chóng tàn" của Chi Dân: Nổi bằng 1 bài hit, danh tiếng bị "vùi dập" vì loạt scandal
20:06:28 10/11/2024
Hoa hậu Lương Thùy Linh học tiến sĩ ở tuổi 24
22:05:14 10/11/2024
Hà Anh Tuấn: "Quốc Thiên chỉ hát nhạc tình ca vớ vẩn"
20:11:13 10/11/2024
'Lúc tôi bệnh nặng nhờ Phan Đinh Tùng đưa đi chữa, có tâm sự với vợ anh ấy'
22:36:18 10/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Uống trà vỏ chuối có tác dụng gì?

Sức khỏe

05:37:01 11/11/2024
Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các tình trạng trên. Uống trà vỏ chuối là cách tuyệt vời để bổ sung thêm chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Tổ chức Y tế thế giới: Điều trị bệnh lao ở châu Phi đạt nhiều thành công

Thế giới

05:18:40 11/11/2024
Theo báo cáo này, một số quốc gia ở châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong liên quan đến bệnh lao.

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 11/11/2024: Song Tử và Bảo Bình có vận may tốt

Trắc nghiệm

23:24:45 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 11/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Xếp hạng may mắn nhất: Cung Song Tử và Bảo Bình - 9/10

Andrea Aybar trước khi bị nghi sử dụng ma túy: Sự nghiệp le lói, ồn ào đời tư

Sao việt

23:01:26 10/11/2024
Trước khi bị tạm giữ vì nghi liên quan đến ma túy, người mẫu Andrea Aybar liên tiếp vướng ồn ào, tai tiếng trong đời tư lẫn sự nghiệp.

'Bom sex' Mạc Tiểu Kỳ: Sở hữu 2 bằng thạc sĩ, không ngại khoe thân đóng phim

Sao châu á

22:44:50 10/11/2024
Bom sex Mạc Tiểu Kỳ sở hữu thành tích học tập nổi trội với 2 tấm bằng thạc sĩ. Dù vậy, cô theo đuổi phong cách khoe thân, nổi loạn khi hoạt động showbiz.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Điện ảnh chưa làm khán giả yêu lịch sử Việt"

Hậu trường phim

22:32:50 10/11/2024
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn nói tại hội thảo: Các nhà làm phim có một nỗi sợ mơ hồ với đề tài lịch sử. Chúng ta còn hạn chế trong nghệ thuật, tư duy và quản lý .

Hà Anh Tuấn: "Thời chung trường, tôi không nghĩ Uyên Linh sẽ thành ca sĩ"

Nhạc việt

22:29:49 10/11/2024
Đêm nhạc The Vocalist của Uyên Linh diễn ra tại Nhà hát Hòa bình (TPHCM), thu hút 2.000 khán giả tham dự. Đây là dự án âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay của nữ ca sĩ, nhân dịp kỷ niệm 14 năm ca hát.

Hạnh phúc đáng ngưỡng mộ của mỹ nhân 4 con Gal Gadot

Sao âu mỹ

21:57:15 10/11/2024
Gal Gadot vừa chia sẻ bức ảnh gia đình ngọt ngào cùng chồng và 4 con gái. Ở tuổi 39, mỹ nhân gốc Israel tự hào khi vừa có hạnh phúc viên mãn và sự nghiệp lẫy lừng tại Hollywood.

Harrison Ford đối đầu Anthony Mackie trong 'Captain America: Brave New World'

Phim âu mỹ

21:52:03 10/11/2024
Hãng Marvel vừa tung ra trailer thứ 2 của bom tấn Captain America: Brave New World hé lộ thân phận của nhiều nhân vật, đặc biệt là phản diện mới - Red Hulk do tài tử Harrison Ford thủ vai.

Rap Việt lại gây ồn ào vì hát nhiều hơn rap, lộ chuyện thiên vị rapper nữ?

Tv show

21:10:52 10/11/2024
Việc Shayda tiến thẳng vào vòng trong trong khi YP - người đã thực hiện đúng yêu cầu bài thi lại phải dừng chân khiến cư dân mạng dậy sóng.

Bận rộn thi Hoa hậu Quốc tế, Thanh Thủy không quên làm điều này để da dẻ luôn căng mịn

Làm đẹp

21:03:33 10/11/2024
Gương mặt hồng hào, căng bóng sẽ giúp Thanh Thủy tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc, từ những buổi họp báo đến những sự kiện quan trọng.