Dạy học online: Giáo viên bị áp lực chồng chất, dễ dính “phốt”
Để đảm bảo được kiến thức cho các em học sinh, phương án dạy học trực tuyến trở thành giải pháp tối ưu cho việc giáo dục hiện nay.
Đây là cơ hội để giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên internet để giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Chia sẻ với Dân trí, Thanh Nga – một trong những cô giáo trẻ dạy Vật lý “hot” nhất trên mạng xã hội hiện nay cho hay: ” Thời điểm dịch đang căng thẳng, rất nhiều học sinh và bạn bè góp ý mình livestream (phát trực tiếp) dạy học, vừa an toàn vừa cung cấp kiến thức cho mọi người. Không ngờ chỉ sau một đêm, mình thực sự ngỡ ngàng khi hình ảnh của mình xuất hiện trên nhiều trang mạng xã hội”.
Trở thành “cô giáo livestream dạy Vật lí hot rần rần trên mạng” vừa là cơ hội vừa là thách thức dành cho cô giáo trẻ vừa mới ra trường. Thanh Nga nói: “Chưa bao giờ có nhiều người bàn tán về mình tới vậy, chỉ cần sai sót một chút thôi cũng trở thành tâm điểm của dư luận. Những hôm mới livestream dạy học, không ngày nào mình ngủ hơn 4 tiếng chỉ vì quá lo lắng. Bản thân phải chuẩn bị tâm lý, kiến thức thật vững vàng khi lên sóng dạy học”.
Tốt nghiệp bằng giỏi chuyên ngành Sư phạm Vật lý, Thanh Nga không nghĩ bản thân “nổi bật”, cô cho rằng đó là may mắn vì được truyền thông, xã hội chú ý hơn so với đồng nghiệp. Chỉ mới hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy được hai năm, cô giáo trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và chưa dày dặn kinh nghiệm.
Việc dạy học trực tuyến tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như “tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Đây cũng là 4 trong số 10 năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đặt mục tiêu hình thành và phát triển cho người học
Thầy giáo Nguyễn Thành Công hay còn biết đến với biệt danh “thầy Công sinh”, là giáo viên môn Sinh học tại trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời cũng là một giáo viên đình đám trên nền tảng giáo dục online.
Được nhiều bạn học sinh yêu mến và tin tưởng, thầy giáo Nguyễn Thành Công có bí quyết là: “Thay vì dạy theo kiểu chỉ giảng bài và ra bài tập, mình chọn phương pháp đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, lồng ghép sự hài hước để tăng thêm phần thú vị cho tiết học, giúp các bạn học sinh cảm thấy thoải mái và dung nạp kiến thức dễ dàng hơn”.
Với thầy Công, mỗi thầy cô giáo đều có phương pháp riêng và mỗi học sinh đều có những cách tiếp cận riêng.
Nhìn nhận nghề dạy học online, thầy Công cho rằng giáo viên dạy trên mạng đôi khi lắm “drama” (tạm dịch: ồn ào, thị phi ) hay theo ngôn ngữ của các bạn Gen Z là lắm “phốt”. Nhiều thầy, cô dùng chiêu trò để thu hút học sinh về phía mình.
“Mình lấy sự chân thành, tư duy logic và khoa học để hướng dẫn các em, dùng sự hài hước để cuốn hút học sinh trong mỗi bài giảng, những học sinh ở lại với phương pháp học của mình sẽ nắm vững được bản chất kiến thức môn học và có thể giải quyết được vấn đề môn học mà không phải dựa dẫm vào ai khác. Đó chính là chìa khóa để các em học sinh yêu mến và gắn bó lâu dài”, thầy Nguyễn Thành Công thổ lộ.
Ngoài việc các giáo viên có bằng cấp sư phạm và các chứng chỉ cần có thì sự cảm nhận của học sinh quan trọng không kém. Mỗi giáo viên sẽ có cách truyền đạt kiến thức riêng, sự phù hợp là mấu chốt kết nối học sinh và giáo viên để tiếp tục đồng hành cùng nhau trên con đường tìm kiếm tri thức.
Thực tế cho thấy, dù đã có một thời gian làm quen với việc dạy học online nhưng nhiều giáo viên vẫn gặp vô vàn khó khăn khi không rành về công nghệ, phải “đánh vật” với từng tiết học. Đặc biệt là những giáo viên đã lớn tuổi và ít được tiếp xúc với công nghệ; thầy cô chưa thể làm chủ được công cụ giảng dạy nên không thể tự khắc phục các vấn đề kỹ thuật, các sự cố xảy ra trong quá trình dạy online.
Dù là một giáo viên trẻ tuổi, nhưng Thanh Nga cảm thấy may mắn khi bản thân có thể sử dụng công nghệ và trực quan tốt. Tuy nhiên, đôi khi cũng mắc phải những sự cố không đáng có dẫn đến nhiều tình huống khó xử như đường truyền kém, máy tính lỗi…
“Dạy trực tuyến khiến mình không được tiếp xúc với học sinh nhiều, không thể cầm tay chỉ việc và giải thích chi tiết như việc học ở trên trường. Bình thường học sinh đã rất ngại hỏi và khi học online học sinh còn ngại ngùng hơn nữa, khả năng tiếp thu và tập trung của học sinh khi học trực tuyến sẽ thấp hơn do dễ xao nhãng và nhìn máy tính quá lâu cũng khiến học sinh mệt.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, dạy học trực tuyến khiến các giáo viên vất vả hơn nhiều so với truyền thống vì cần chuẩn bị không chỉ bài dạy mà cách giảng dạy cũng phải hấp dẫn và hứng thú với học sinh”, Thanh Nga chia sẻ.
Không chỉ gặp khó khăn khi không rành về công nghệ, các thầy cô còn đối mặt với áp lực chồng chất khi dạy trực tuyến. Ngoài việc đầu tư, chuẩn bị giáo án cho từng tiết học, thầy cô còn có hàng tá công việc không tên như: giải đáp thắc mắc của phụ huynh, báo cáo tình hình học tập của học sinh, liên lạc với phụ huynh nếu học sinh không vào lớp…
Cô Trang Anh – từng là giáo viên dạy tại một trường trung học phổ thông, hiện tại cô đã chuyển hướng trở thành giáo viên trên nền tảng online. Do vậy, cô cũng trải qua những khó khăn nhất định khi tham gia giảng dạy trực tuyến: “Mặc dù học trực tuyến giúp học sinh và giáo viên có thể tương tác hầu như không có giới hạn về không gian và thời gian, thế nhưng, nhược điểm của nó là sự hứng thú trong học tập của học sinh bị giảm đi, tính kỉ luật của học sinh chưa tốt và do vậy nhiều học sinh có thể sa đà vào game online, bỏ học hoặc thậm chí các tệ nạn khác trên không gian mạng”.
Chính vì vậy, cô Trang Anh có cách đặc biệt để tăng cường kết nối cô – trò: “Mình thường dành thời gian khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày để trò chuyện qua tin nhắn với học sinh, giải đáp thắc mắc trong học tập của các em, để hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để từ đó mình sẽ điều chỉnh phương pháp và nội dung học cho phù hợp với nhu cầu học tập của các em hơn”.
Để khắc phục nhược điểm của học trực tuyến, thầy Công phải liên tục tìm tòi, sáng tạo để cho các bạn học sinh có một giờ học thật sự ý nghĩa.
“Mình thường sử dụng một số “chiêu” dạy học truyền thống xen lẫn với các từ “hot trend” trên mạng xã hội, đưa ra những ví dụ thực tế gắn liền với học sinh. Mặt khác, đặc thù của môn Sinh học là môn khoa học tự nhiên và có nhiều quá trình ở các cấp độ tổ chức của thế giới sống, việc dùng các video clip mô tả các quá trình đó sẽ giúp các em dễ hiểu hơn”, thầy cho biết.
Dù dạy học online hay trực tiếp, đó chỉ là sự thay đổi về mặt hình thức nhưng trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo thì không ít, thậm chí còn nhiều hơn vì sự tương tác qua mạng làm gián đoạn. Học trực tuyến nên không thể kiểm soát, các thầy cô giáo phải sử dụng đến thiết bị thứ hai hay kiểm tra thường xuyên hơn để đảm bảo kết quả học tập. Điều quan trọng là giáo dục được cho học sinh lòng tự trọng, độc lập làm bài và không quay cóp trong quá trình làm bài tập, kiểm tra và thi khi không có sự giám sát của thầy cô.
Đây là câu hỏi được đặt ra đối với các thế hệ thầy cô giáo cũng như của các bậc phụ huynh hiện nay. Đã gần hai năm kể từ khi thực hiện công tác dạy học trực tuyến, dù không còn xa lạ nữa nhưng đằng sau đó vẫn là những nỗi lo lắng thường trực.
“Đứng về phương diện truyền tải kiến thức thì dạy học online sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tương lai. Học sinh chủ động hơn, tương tác dễ dàng hơn, kiến thức được xây dựng bằng các bài giảng tích hợp các phương tiện trực quan hơn như hình ảnh, âm thanh, thực tế ảo… khiến cho dạy học online ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn. Do vậy, có thể ngày càng nhiều phụ huynh lựa chọn “Home schooling – dạy con ở nhà”. Nhưng trong tương lai gần rất khó để dạy học online thay thế hoàn toàn được dạy học trực tiếp”, thầy Công thẳng thắn bày tỏ quan điểm.
Với sự đa dạng các phương thức truyền tải của mạng Internet như kênh chữ, kênh hình và vô số các phương thức tương tác khác, môi trường này đang trở thành “trường học online” có nhiều học trò theo học nhất.
Học trực tiếp cũng có những vai trò riêng, nó thể hiện trong sự phát triển nhân cách người học, sự phát triển các kĩ năng tương tác xã hội, đúng như câu nói “học để biết, học để làm và học để chung sống”.
Cô Trang Anh cũng cho rằng nên bổ trợ và kết hợp hai phương thức dạy học trực tiếp và trực tuyến. “Không nên thay thế vì các em học sinh vẫn cần có những tương tác trực tiếp để phát triển đời sống xã hội bên cạnh mảng học tập”, cô nói.
Dạy học online được cho rằng là phù hợp hơn với các thầy cô giáo trẻ bởi sự năng động, gần gũi với học sinh , tư duy thời thượng. Nếu các thầy, cô trẻ tận dụng được điều đó, kèm theo sự học tập, nâng cao trình độ và kĩ năng sư phạm dần theo năm tháng thì sẽ có rất nhiều học sinh theo học. Tuy nhiên, các thầy cô thế hệ trước dù có chút bất lợi về công nghệ nhưng không thể phủ nhận rằng kinh nghiệm dạy học cùng khối kiến thức khổng lồ. Vì thế, mỗi thế hệ đều có điểm mạnh và phong cách riêng, và mỗi học sinh cũng sẽ có lựa chọn riêng của mình.
Cô giáo Trang Anh cho rằng, vấn đề tuổi tác không hề giới hạn giáo viên trong việc dạy online mà quan trọng là sự tận tâm, nhiệt huyết của người giáo viên với học trò.
Cô giáo Vật lý Thanh Nga so sánh: “Khi dạy trực tuyến, giáo viên trẻ tuy có lợi thế là tìm hiểu và nắm bắt công nghệ nhanh hơn nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ giảng dạy để có thể quản lý lớp, giúp cho tiết học đạt hiệu quả cao nhất. Vậy nên không thể nói là dạy online chỉ phù hợp với giáo viên trẻ”.
Mặt khác, cô Nga cho rằng, vấn đề của dạy học trực tuyến là: “Cô trò tương tác với nhau qua màn hình máy tính, có khi không tương tác được bao nhiêu vì học sinh cũng ngại ngùng hơn. Nhiều lúc các em không ngoan muốn trách, nhưng lại trách qua màn hình máy tính, chẳng khác gì nói tự mình nghe cả.
Nhiều dịp như 20/11 vừa qua, nếu được gặp học sinh có lẽ sẽ có nhiều kỷ niệm giữa cô trò hơn rất nhiều. Và cũng buồn khi đến giờ mình không biết hết rõ tất cả học sinh mình trông như thế nào nữa. Mình đang rất nhớ các em học sinh và mong muốn được gặp chúng, hi vọng mọi thứ sớm quay lại bình thường để cả cô và trò được đến trường và gặp nhau”.
Sân trường vắng lặng 6 tháng, giáo viên mong mỏi học sinh đi học lại
Nhớ học sinh, "thèm" được đến trường dạy trực tiếp là cảm xúc, mong muốn của nhiều thầy cô giáo sau thời gian dài tạm nghỉ do dịch COVID-19.
"Gọi đến 3 - 4 lần mà học sinh không trả lời, dạy học mà không có tương tác, giáo viên nói giáo viên nghe như độc thoại, mệt mỏi, áp lực lắm, thực sự học trực tuyến hiệu quả không cao", chị Lương Thị Thu Nga, giáo viên một trường THPT ở quận Bình Tân (TP.HCM) chia sẻ. Đây cũng là thực trạng mà nhiều giáo viên dạy online gặp phải.
Giáo viên mệt mỏi khi dạy online
Học sinh không trả lời, không tương tác, giáo viên độc thoại,... kéo dài khiến cô Nga mệt mỏi. Sau nhiều tháng dạy học trực tuyến, cô Nga cảm thấy mệt mỏi và việc dạy học không đem lại nhiều hiệu quả cho học sinh, cô cho rằng phải sớm cho học sinh trở lại trường.
"Khi tiêm đủ vaccine, học sinh đi học lại sớm sẽ giúp các em có tương tác và học tập hiệu quả, thầy cô cũng giảm gánh nặng dạy trực tuyến, thầy cô vì hoàn thành nhiệm vụ. Học online, trực tuyến sẽ không thể hiệu quả, chất lượng như dạy trên lớp, lo các em sẽ hổng kiến thức, kéo dài sẽ tạo ra thế hệ học sinh yếu kém", cô Nga chia sẻ.
Giáo viên mong sớm được trở lại trường dạy học. (Ảnh minh hoạ: T.T)
Thầy Trần Văn Minh, Phó hiệu trưởng trường THCS -THPT Đào Duy Anh (quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết, nhà trường thực hiện khảo sát ý kiến phụ huynh khi tiêm vaccine cho trẻ em, đồng thời hỏi luôn ý kiến phụ huynh cho con trở lại trường thì hầu như không ai phản đối.
Về việc học online, phụ huynh đánh giá các em và thầy cô cố gắng nhiều, nhà trường có nhiều biện pháp, phương pháp trong giảng dạy, nhưng phần đông phụ huynh cho rằng học trực tiếp tại trường vẫn tốt, hiệu quả và chất lượng hơn. Do đó, phụ huynh, học sinh cũng mong muốn trường học mở cửa trở lại càng sớm càng tốt.
Ông Minh cho biết, gần như 100% học sinh ở trường được tiêm mũi 1 vaccine COVID-19, kể cả phụ huynh ở tỉnh cũng đã sắp xếp cho con em tiêm hết vaccine mũi 1, đây là điều kiện tốt để nhà trường sớm đón học sinh đi học trở lại.
Cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng trường THCS Minh Đức (quận 1) cho rằng, việc cho học sinh đi học trở lại hay chưa là quyết định quan trọng, dựa trên tình hình dịch bệnh, y tế, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phụ huynh đồng tình hay không... thì mới quyết định cho học sinh đi học. "Dưới góc độ quản lý trường học, tôi cho rằng, quyết định cho học sinh đi học trở lại hay không, các cấp lãnh đạo sẽ có quyết định sáng suốt và thấu đáo", cô An nêu quan điểm.
Thèm được đến trường
"Sáng nào tôi cũng thức dậy lúc 6h15, tranh thủ dọn dẹp cửa nhà. Đến đúng 7h25, tôi đánh thức cô con gái lớp 5 dậy ăn sáng và chuẩn bị cho buổi học trực tuyến. Con yên vị vào bàn học lúc 7h50, cũng là lúc tôi quay trở lại với chiếc máy tính và thực hiện công việc của mình - mở lớp, ổn định sĩ số và triển khai dạy online".
Việc làm này được cô giáo Hoàng Thị Ngọc Mai (giáo viên cấp 2 tại Thanh Xuân, Hà Nội) thực hiện mỗi ngày kể từ khi bắt đầu năm học mới 2021 - 2022 đến nay. Trung bình mỗi ngày cô Mai dạy trực tuyến 8 tiết, chia theo khung giờ sáng, chiều. Mặc dù đã được làm quen với việc dạy online từ năm học trước, nhưng cô Mai thừa nhận bản thân gặp không ít áp lực và khó khăn về tốc độ bài giảng, chất lượng học sinh.
Giáo viên mong được đến trường dạy trực tiếp. (Ảnh minh hoạ: H.Đ)
" Tôi dạy 3 - 4 tiết mỗi buổi nhưng thời gian thực khi dạy online kéo dài phải bằng 5 - 6 tiết trên lớp do nhiều sự cố phát sinh. Nhiều khi trong giờ dạy, gọi học sinh trả lời nhưng em không nghe thấy, phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Có khi đường truyền bất ổn, cô nói trò không nghe nên mất thời gian chỉnh sửa. Đáng ra buổi học sẽ kết thúc vào lúc 10h45, nhưng để đảm bảo lượng kiến thức, bất đắc dĩ, giáo viên phải dạy đến 11h hoặc hơn", cô Mai chia sẻ.
Nhớ học sinh, "thèm" được đến trường dạy là những cảm xúc của nữ giáo viên lúc này. Nhiều khi rảnh cô lại đi xe máy qua trường để vơi bớt cảm giác nhớ.
" Tôi mong Hà Nội sớm mở cửa trường học để giáo viên, học sinh được tới trường. Đó vừa là cách giải phóng năng lượng tiêu cực sau thời gian dài nghỉ ở nhà, cũng là cách để tăng chất lượng dạy học", cô Mai mong mỏi.
Ngóng từng ngày
Ông Nguyễn Văn Hoà, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hơn 6 tháng nghỉ dịch, nhà trường mong ngóng từng ngày học sinh đến lớp trở lại. Từ đầu tháng 10, khi tình hình dịch trên địa bàn thàn phố cơ bản được kiểm soát, số ca mắc COVID-19 thấp, nhà trường khẩn trương chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh. Chỉ cần thành phố có "lệnh" là trường hoàn toàn có thể đón học sinh đi học trở lại.
Nhưng đã hơn 1,5 tháng trôi qua kể từ khi thành phố "rục rịch" bàn phương án cho học sinh đi học trở lại, đến nay trường vẫn đóng cửa, bàn ghế lại bám dày thêm một lớp bụi. "Thành phố cần mạnh dạn hơn nữa trong việc cho học sinh trở lại trường. Các chuyên gia, cơ quan y tế cũng đã khuyến cáo không nên đóng cửa trường học cục bộ, F0 ở đâu thì đóng cửa ở đó, Hà Nội không nên quá cứng nhắc, tiêu cực", ông Hoà nhấn mạnh.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng cho rằng, Hà Nội nên quyết liệt hơn trong việc cho học sinh tới lớp. Vì hiện nay, sau nhiều tháng dạy, học trực tuyến, sức khỏe thể chất, tinh thần và kỹ năng giao tiếp của học sinh đều bị ảnh hưởng.
Sân trường vắng bóng học sinh, không còn các hoạt động vui chơi giải trí náo nhiệt. (Ảnh minh hoạ: Trường NBK)
Theo dõi số ca mắc ở Hà Nội hàng ngày, ông Lê Văn Dũng, Hiệu trưởng THPT Phú Xuyên A, huyện Phú Xuyên, khấp khởi hy vọng mỗi khi thành phố chỉ ghi nhận vài ca mới, lại ở trong khu cách ly.
Dù mong trường học sớm được mở cửa trở lại, ông Dũng cũng có phần lo lắng bởi nếu nóng vội, dịch bệnh bùng phát rồi các em lại quay trở lại học online "thì còn khổ hơn". Với khoảng 2.000 học sinh, thầy hiệu trưởng đánh giá nếu các em sớm được tiêm chủng, áp dụng từ khối 12 trước, việc mở cửa trường học về lâu dài sẽ yên tâm hơn.
Theo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, một tiết học ở lớp tương đương với 20 - 30 tiết học trực tuyến, bởi học sinh được gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với bạn bè và giáo viên. Chưa kể, học trực tuyến thường gặp nhiều vấn đề phát sinh như mất kết nối, gián đoạn đường truyền. Do đó việc cho học sinh trở lại trường là mong muốn của nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh nhưng còn nhiều khó khăn, một trong số đó là chưa đủ vaccine.
Trẻ cần được đến trường sớm
BS Trần Thị Sáu, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội), trong đại dịch, bệnh nhân đến khám đều chung nguyên nhân do ảnh hưởng dịch bệnh và học online lâu dài. Trong đó xuất hiện người bị biểu hiện rối loạn lo âu, trầm cảm đến mức tự hành hạ cơ thể và trường hợp như nữ sinh lớp 12 trầm cảm, tự rạch tay. Áp lực học tập, cùng với việc ở nhà lâu ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tư tưởng của mọi người nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng.
Theo BS Đỗ Văn Thắng, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, đáng lẽ trẻ nên được đến lớp học tập, giao lưu với bạn bè, tham gia những hoạt động thể thao lành mạnh khi có thời gian rảnh ngoài học tập, thì nay lại phải ở nhà vì dịch COVID-19.
Giãn cách quá lâu khiến trẻ chỉ biết "làm bạn" với máy tính, Ipad và điện thoại mà thiếu đi các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời. Đây là một trong nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ, khiến nhiều trẻ sa sút về học tập, có các rồi loạn tâm lý kèm theo. Nguy hiểm hơn, do tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại nên trẻ dễ bị tiếp cận với những văn hoá phẩm không tốt trên mạng như ảnh sex, clip người lớn...dẫn đến tình trạng rối loạn tâm sinh lý, lệch lại về giới tính.
Một bác sĩ tâm thần nhận định, học online ở nhà, không được đến trường và tham gia các hoạt động tập thể về lâu dài nếu không được quan tâm hợp lý sẽ ảnh hưởng tới phát triển chung của trẻ. Trẻ ở nhà quá lâu có thể nhút nhát, dễ sinh tính ích kỷ, hạn chế phát triển kỹ năng giao tiếp, kết quả học tập.
Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ. Đây cũng có thể là yếu tố phát sinh, thúc đẩy một số rối loạn tâm lý liên quan như rối loạn giấc ngủ, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn hành vi khác của trẻ.
"Chúng ta cần cân nhắc trong điều kiện có thể cho trẻ em sớm đến trường để được giao tiếp, hoạt động, trò chuyện... giúp trẻ phát triển cả tinh thần lẫn thể chất", bác sĩ này nói.
Tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội đầu tháng 11, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch với lộ trình và phương án cụ thể để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021.
Việc mở cửa trường học phải bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng, phù hợp tình hình dịch bệnh, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, chuẩn bị tốt các điều kiện phòng, chống dịch tại trường học, tổ chức dạy học linh hoạt, bằng nhiều phương thức phù hợp với tình hình dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong giáo dục.
Điều ước nơi vùng cao Chứng kiến những khó khăn của học sinh vùng cao, nhiều giáo viên là đại sứ của chương trình "Điều ước cho em" luôn mong đón nhận được những món quà, sự hỗ trợ để giảm bớt sự nhọc nhằn cho các em nơi đây. Cô Lê Thị Thu Trang cùng học sinh. Những cô giáo của vùng khó Cô Trang, cô Tiền...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chương Nhược Nam, Bạch Kính Đình nhận phản ứng trái chiều từ khán giả
Hậu trường phim
20:16:15 21/02/2025
Trung Quốc lần đầu tham gia phân tích mẫu nước xả từ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản
Thế giới
20:15:31 21/02/2025
Phim Trung Quốc chiếu 2 năm đột nhiên nổi rần rần trở lại: Cặp chính đẹp thôi rồi, chemistry tung tóe màn hình
Phim châu á
20:13:15 21/02/2025
(Review) 'Nhà gia tiên': Thông điệp vừa vặn về tình thân gia đình
Phim việt
20:05:33 21/02/2025
Dàn sao tiếng tăm của 'Ma cà rồng Nosferatu': Quy tụ từ ác nhân siêu anh hùng tới chú hề Pennywise
Phim âu mỹ
20:01:55 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
Sao việt
19:47:17 21/02/2025
Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới
Lạ vui
19:25:34 21/02/2025
Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"
Tv show
19:24:43 21/02/2025
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!
Góc tâm tình
18:12:13 21/02/2025