Dạy học ở ‘làng chạy núi lở’

Theo dõi VGT trên

Cô giáo Dương Ngọc Thanh Hương gõ cây thước lên bảng có ghi dòng số và đọc 1, học sinh ngồi bên dưới lập tức đọc: “muối”. Cô ngạc nhiên gõ tiếp vào số 2 thì học sinh đồng thanh: “lá”.

Đó là giây phút khó quên của cô giáo xinh đẹp mỗi ngày vượt hơn 100 km đến với học trò người Cor. Nơi nhiều năm qua nổi tiếng là “làng chạy núi lở”, từ núi Cờ Zút vẫn vọng về tiếng ì ầm…

Dạy học ở làng chạy núi lở - Hình 1

Cô giáo xinh đẹp Dương Ngọc Thanh Hương bên các em nhỏ

Ác mộng đường núi ngày mưa

Ngoài trời trở lạnh, mưa tuôn trắng xóa cộng với gió rít. Lúc 5 giờ sáng, cô giáo Dương Ngọc Thanh Hương vội vã cuốn chặt cậu con trai 9 tháng tuổ.i vào chiếc chăn dày rồi chuẩn bị khoác áo mưa, mang dép nhựa và không quên chai dầu nóng để lên đường. Thân gái mỏng manh, nhưng nơi cô đi về là một vùng núi xa thăm thẳm, mây mù sà sát ngọn cây, con đường vắng bóng người với những dốc đèo quanh co và câu chuyện sạt núi đè chế.t nữ giáo viên đã từng xảy ra trong quá khứ.

Cô kể, mỗi khi rời nhà, trong tâm trí của cô lại hiện ra hình ảnh từng đi qua con đường lội bùn về thôn Trà Khương, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chiếc xe máy thỉnh thoảng xoay ngang, trượt dài xuống bờ mương, chật vật như người đang đứng trên tảng mỡ, cố gắng giữ thăng bằng nhưng cuối cùng người và xe vẫn lăn ra đất bùn. “Có chuyến đi ngã 2-3 lần, nhưng em tự lôi xe lên rồi lại đi tiếp chứ chỗ đó vắng lắm, không có ai giúp đâu, phải tự mình xoay sở, sau này có đồng nghiệp đi cùng thì nhờ” , cô Hương chia sẻ.

Mỗi ngày cô Hương đi từ thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn ven quốc lộ 1 vùng đồng bằng Quảng Ngãi lên đến điểm trường là hơn 50 cây số, chiều dài cả đi lẫn về trong ngày là hơn 100 cây số. Cậu bé Ri Ô là con đầu lòng của cô mới 9 tháng tuổ.i và hàng ngày cô phải gửi bà ngoại chăm sóc và cho uống sữa công thức để mẹ đi làm. Cái tên Ri Ô thật dễ thương và cũng trở thành động lực cho người mẹ cố gắng vượt qua khó khăn, mỗi khi lên trường dạy và trở về thì hình ảnh cậu con trai khiến quãng đường dường như đã ngắn lại.

Các giáo viên khi lên dạy ở huyện miền núi Trà Bồng thì thường nhắc đến những điểm “ù té chạy”, “ô té ngã” và đoạn phải đi băng núi vào trường học, trong đó có điểm trường Trà Khương. Thầy giáo Trần Minh Việt, đồng nghiệp của cô Hương cho biết, điểm sạt lở kinh khủng nhất nằm trên tuyến đường gần trường. Có lần trời đổ mưa và núi đổ sập xuống. May mắn là tảng đất đá trượt xuống trong đêm tối không ai qua lại. Sáng ra, thầy đi dạy thì thấy núi đất chắn trước mắt. Đồng bào hiểu được giáo viên sẽ kẹt đường nên đứng chờ. Thầy Việt và cô Hương được người dân đưa xuyên qua núi, quá giang xe máy để tiếp tục vào trường.

Gia đình thầy Việt ở xã Trà Bình, huyện Trà Bồng, mỗi ngày đi – về hơn 50 km. Còn đồng nghiệp của thầy là cô Hương thì đi quãng đường gấp đôi. Thầy Việt năm nay 33 tuổ.i nên cũng thấm thía được nỗi khổ của giáo viên vùng cao. Những ngày trời đổ mưa, đất nhão ra và bùn dưới chân sôi lên như bột nhão. Gặp đoạn núi sạt, nếu giáo viên không đi vòng lên núi mà cố gắng băng qua thì có thể sẽ bị tụt xuống hố và chôn trong đống bùn lầy.

Học trò người Cor đang đợi

Video đang HOT

Năm 2014, cô sinh viên 22 tuổ.i vừa ra trường ấy lên vùng cao nhận công tác. Những người bạn của cô đã chia sẻ tin tức đăng trên báo Quảng Ngãi về nơi cô sẽ đến. Năm 2008, có 3 giáo viên đi dạy về, khi qua xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng đã bị núi lở đè. Cả làng ra đào xới bật tung cả móng tay nhưng chỉ cứu được 2 thầy cô, còn th.i hà.i cùng chiếc xe máy của cô giáo Huỳnh Thị Kim Yến bị lấp sâu dưới bùn đất, phải huy động xe xúc để giải phóng núi đất đỏ mới đưa được cô về an táng. Nhiều tờ báo ngày đó đã đăng bức ảnh gây xúc động, đó là chiếc xe máy của cô Yến lấm lem đất đỏ, sách vở, đôi dép, chiếc áo mưa của cô quấn trong đất đỏ.

Ông Dương Hồng Thanh, cha cô Hương cũng nhắc lại chuyện bi thảm này khi nghe tin con lên miền núi Trà Bồng giảng dạy. Thương thân con gái lặn lội về tận vùng sâu nên những ngày đầu ông trực tiếp chở con lên trường và cũng đi để “thị sát”. Ông chỉ ra cho cô những đoạn đường khá nguy hiểm, căn dặn con khi đi trên những đoạn đường quá vắng vẻ giữa đồi núi và rừng cây thì phải đề phòng bất trắc ra sao, nếu giữa đường mà đất trên vách núi sạch xuống đầu thì phải bỏ xe chạy thật nhanh như thế nào…

“Sau ngày rời ba và ngày đầu tiên phóng xe lên núi, em cứ run cầm cập và giống như bị ai đó níu kéo lại, nhưng rồi vẫn cứ đi và thấy rất xa xôi” – cô Hương nhớ lại. Nhưng rồi xác định chọn nghề giáo viên vào giai đoạn này thì phải chinh chiến miền núi, cùng ăn cùng ở với đồng bào nên cô tiếp tục băng băng hướng về phía những dãy núi trước mặt. Lớp học đầu tiên cô đứng giảng dạy, toàn bộ học sinh đều là con em đồng bào dân tộc Cor. Học sinh nhìn cô giáo xinh đẹp không chớp mắt, nhưng điều khó hiểu đối với cô Hương, đó là toàn nghe tiếng rì rào ngôn ngữ đồng bào Cor.

Dạy học ở làng chạy núi lở - Hình 2

Cô Nguyễn Thị Kim Loan dạy cùng trường với cô Hương lo bữa trưa cho học sinh xa nhà

Cả lớp mà cô giáo nói nhưng không em nào hiểu thì quả là không biết phải làm sao, cô Hương kể về nỗi lo và sự lúng túng của mình. Khi cô quay lên bảng ghi dòng chữ tiếng Việt thì dưới lớp nổi lên một luồng xì xào. Tiếng xì xào đó giống như cơn gió trong rừng, lúc đầu nhẹ nhàng, sau đó bừng lên. Nhưng khi cô quay mặt xuống nhìn thì đột nhiên cả lớp yên lặng phăng phắc. Cho đến khi cô gõ thước lên bảng đọc dãy chữ số 1, 2, 3 thì học sinh đọc là: muối, lá, váy, vắt, kinh…Nghe học trò đọc chữ số, cô giáo kinh ngạc và rồi hiểu ra, toàn bộ các em trong lớp đều sử dụng tiếng Cor và biết rất ít tiếng Việt.

Nhiều thầy cô giáo ở Quảng Ngãi khá e ngại khi nghe cung đường lên Trà Bồng. Hành trình của cô Hương có lúc sáng đi dạy, chiều về, có thời điểm xin ở trọ lại trong quán nước của bà con dân bản của những người dân tốt bụng, hoặc thổi gạo nấu cơm chung với các anh, chị giáo viên bám bản. Sau 1 năm dạy học ở điểm trường cách ngã 3 Trà Xuân 12 km, nằm sâu trong núi thì cô tiếp tục được điều động qua điểm trường Trà Khương, xã Trà Lâm, vùng nổi tiếng là làng chạy núi sạt. Suốt 10 năm qua, người dân ở đây sống trong hoảng hốt bởi tiếng nổ ì ầm từ núi Cờ Zút, rồi vết nứt toác hiện ra.

Ở điểm trường này, học sinh nói “rặt ri” tiếng Cor và khác biệt so với điểm trường trước đó là “các em lem luốc như cái củ mì, mặt mũi dính bùn đất, tay chân cũng đen thui”. Vậy là ngoài việc làm cô giáo thì cô Hương cùng 2 thầy cô giáo khác phải kiêm thêm việc của một người Mẹ để chăm sóc các em tận tình hơn. Chỉ vào các cháu bé, cô Hương kể về từng trường hợp. “Đây là em Hồ Thanh Thang, ba đi làm xa, mẹ bỏ nhà đi. Còn đây là em Hồ Văn Vang và Hồ Thị Nhung, đứa mất ba, đứa mất mẹ, mình thương yêu và coi như ba mẹ của các em”…

Sau giờ học, cô Hương và cô giáo Loan ở phòng học cạnh nấu mì tôm và gọi học sinh. Để hòa nhập với học trò thì ngoài giờ học, các thầy cô nói tiếng Cor, “xa bang (ăn trưa)” – các cô mời gọi học trò.

Thầy giáo Trần Minh Việt, đồng nghiệp của cô Hương cho biết, thỉnh thoảng núi sạt thì các anh, chị em giáo viên đứng chờ nhau rồi cùng đi qua đoạn đường lầy lội. Giáo viên ở những nơi khó khăn như vậy thì thường đoàn kết giúp đỡ nhau.

LÊ VĂN CHƯƠNG

Theo Tiề.n phong

"Cõng chữ" lên Khe Chữ

Hơn 1 năm trước, vào chiều tối 6-11-2017, một ngọn núi bất ngờ bị sạt lở đổ xuống ầm ầm, đá lăn dữ dội, tang thương bao trùm ngôi làng dưới chân núi ở Khe Chữ vùi lấp 6 ngôi nhà tại thôn 2, khiến 4 người chế.t, 144 ngôi nhà của đồng bào dân tộc nơi đây hư hỏng.

Ngay sau đó, chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Nam, lực lượng vũ trang Quân khu 5 nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ đồng bào dọn về ngôi làng Khe Chữ mới, cách làng cũ khoảng 4km. Sau ngày xảy ra sự cố đau thương này, một năm sau, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao, đưa vào sử dụng điểm trường học Khe Chữ tại thôn 2, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Cõng chữ lên Khe Chữ - Hình 1

Lớp ghép 1 (13 em), lớp 2 (8 em) do cô Võ Thị Trinh phụ trách

Làng dân cư kiểu mẫu

Ngôi trường khởi công xây dựng từ tháng 8-2018, được thiết kế với 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 khu nhà vệ sinh với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng và hơn 130 triệu đồng đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Ngôi trường Khe Chữ khang trang đảm bảo việc học hành cho con em trong làng.

Chính quyền huyện Nam Trà My cũng triển khai nhiều phương án hỗ trợ bà con cải thiện đời sống; khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, nhất là trồng cây dược liệu ngắn ngày, 3 tháng thu hoạch/lần.

Về lâu dài, những giống cây như: dổi rừng, đinh lăng, quế Trà My... cũng được chính quyền và ngành chức năng địa phương khuyến khích, hỗ trợ để bà con tham gia trồng sau khi đã ổn định đời sống tại nơi ở mới. Những ngôi nhà và nhiều công trình dân sinh được xây dựng giúp nơi đây trở thành làng dân cư kiểu mẫu.

Giao thông thông suốt đến tận làng. Lưới điện quốc gia cũng được kéo đến tận làng, phục vụ cấp điện ổn định cho 144 hộ dân với hơn 430 nhân khẩu. Với hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội như trên, việc người dân nâng cao đời sống của bản thân và gia đình sẽ thuận lợi hơn trước.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, hiện nay nhà cửa, đời sống và đất sản xuất của người dân cơ bản ổn định; đường sá, hệ thống điện đã được đầu tư.

"Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cho các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; trong đó, chú trọng sắp xếp các khu dân cư, tái định cư tại những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Đề nghị chính quyền xã Trà Vân nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung tiếp tục khảo sát, quan tâm hỗ trợ cho người dân tại những vùng đặc biệt khó khăn như làng Khe Chữ, không để người dân nào thiếu ăn, tr.ẻ e.m phải được đến trường", ông Đinh Văn Thu nói.

10 năm lên non

Tại điểm trường cũ có 2 giáo viên, khi chuyển sang trường mới cũng vẫn 2 cô giáo đó đảm trách việc giảng dạy. Lớp mầm non có 35 em do cô Hồ Thị Ngọ phụ trách. Còn lớp ghép (13 em lớp 1 và 8 em lớp 2) do cô Võ Thị Trinh đảm nhận.

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, cô Võ Thị Trinh chia sẻ trong xúc động khi chuyển sang điểm trường mới: "Trên này đường sá dễ đi hơn, chứ nơi dạy cũ phải đi bộ lên mấy nóc (núi - PV), mất 2 - 3 giờ, vì không thể chạy xe lên tận nơi được. Nhớ ngày trước đi bộ lên lớp, vai thì cõng ba lô, tay xách thức ăn, dầu, mắm muối... đủ thứ, trông giống đi buôn chứ không giống giáo viên chút nào. Nhà thì dựng tấm ván trống trước trống sau, xin được mấy tấm tôn che lại cho mùa mưa đỡ ướt lạnh. Thức ăn như thịt kho có khi dùng đến 2 tuần, kho đi kho lại muốn "lủng" nồi nhưng vẫn cứ ăn. Cuối tuần, cán bộ, nhân viên điểm trường về nhà hết, một mình tôi ở lại. Lúc đầu có xuống nhà dân ngủ nhưng thấy mưa gió đi lại bất tiện nên đành thui thủi một mình ở trường. Riết thành quen, nên hơn cả tháng mới "xuống núi" đi hơn 100km về nhà một lần".

Cô Trinh năm nay 42 tuổ.i, quê ở huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), đã có chồng nhưng vì cuộc sống hiện tại còn khó khăn nên cô chưa tính được chuyện sinh con. Cô Trinh tâm sự: "Hiện nay thu nhập cũng chỉ đủ chi tiêu cho bản thân. Nếu sinh con nữa chắc rất khó khăn. Khi dạy ở trường cũ, tuy có cực nhọc nhưng bên cạnh đó cũng có niềm vui riêng. Nhìn những em học sinh từ lúc đến trường không biết chữ, được thầy cô tận tâm dạy dỗ, bây giờ đã biết đọc, biết viết và thậm chí có nhiều em đã học hết cấp 3, nên tôi thấy rất vui. Sau vụ sạt lở núi, để các em tiếp tục học tập, điểm trường chuyển sang bên này mượn trạm của công trình đang xây dựng học tạm và học sinh gọi là "trường tấm bạt" vì chỉ được che bằng bạt xung quanh. Bây giờ có trường bê tông thì quá sướng rồi".

Ở vùng miền núi, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chuyện đi học của con em không được cha mẹ quan tâm lắm. Thầy cô vận động học sinh đến lớp không dễ chút nào. Cô Trinh phải cùng học sinh đến tận nhà để vận động các em khác đi học. Khi đến nhà, nếu không gặp học sinh mà chỉ gặp phụ huynh thì họ thường bảo: "Mình không biết, tối nó không ngủ với mình nên mình không biết nó đi đâu. Mình nói nó không được, cô giáo thích làm gì thì cô làm".

Ngoài việc khuyên nhủ, nhiều lúc cô giáo phải "xuống nước" năn nỉ. Nếu được cha mẹ đồng ý thì cõng học sinh đi liền, vì lo họ đổi ý và nếu để các em nghỉ học một buổi thì sẽ có đà nghỉ tiếp. "Chuyện thiếu thốn vật chất thì thầy cô san sẻ được, nhưng chuyện các em không chịu đi học, phụ huynh không hợp tác là vấn đề đau đầu nhất hiện nay. Đặc biệt, có những phụ huynh nghiệ.n rượu, muốn con em họ đến lớp thì phải đem rượu đến mời họ uống để nói chuyện. Nhưng là phụ nữ, chúng tôi không uống nhiều được. Tuy nhiên, cũng có một số cha mẹ rất quan tâm đến việc học của con em và đây chính là niềm vui lớn nhất của giáo viên chúng tôi", cô Trinh trải lòng.

Nhà trường khuyến khích thầy cô bồi dưỡng thêm kiến thức cho học sinh vào chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần, nhưng chỉ có trò giỏi ở lại học, còn số trò tiếp thu bài chậm thì không muốn đi. Đa số học sinh vùng cao tiếp thu kiến thức rất chậm nên công tác giảng dạy của giáo viên cũng cần có phương pháp riêng, dễ hiểu hơn.

Nói về phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm dạy học sinh đồng bào dân tộc, cô Trinh chia sẻ: "Hiện nay, trình độ học sinh không đồng đều, vậy nên trên giấy tờ có 2 trình độ lớp 1 và lớp 2, nhưng thực tế tôi phải phân chia đến 6 trình độ. Một số em đọc tốt, số đọc chậm, số chỉ đán.h vần, số chưa biết chữ cái, số biết đọc nhưng không biết viết... Giáo viên thì kiêm hết tất cả các môn: tiếng Việt, toán, thể dục, múa hát, vẽ... nhưng đâu phải môn nào giáo viên cũng biết sâu và có năng khiếu. Vì vậy, chúng tôi phải tập luyện và tự nghiên cứu rất nhiều, làm sao để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất".

Cũng là cô giáo cắm bản, vừa dạy học vừa đến từng nhà khảo sát, vận động phụ huynh đưa các em ra lớp, cô Hồ Thị Ngọ tâm sự: "Tôi gắn bó điểm trường Khe Chữ từ khi người dân chuyển về đây. Cơ sở vật chất thiếu thốn, phải học ở ngôi trường tạm. Năm nay, cô trò đều vui mừng khi được học trong ngôi trường mới kiên cố, an toàn".

Thầy Hồ Văn Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Vân, cho biết: "Điểm trường mới hoàn thành và được đưa vào sử dụng, giúp học sinh vùng sâu vùng xa thuận lợi hơn trong học tập, phụ huynh an tâm hơn, nhất là vào những mùa mưa bão, sạt lở núi. Mong rằng sự quan tâm đầu tư này sẽ góp phần giúp các em phấn đấu học tập, đặc biệt phụ huynh là việc động viên con em không bỏ học giữa chừng".

NGỌC PHÚC

Theo SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Con gái 19 tuổ.i của NSƯT Võ Hoài Nam: Tôi biết mẹ rất buồn
08:04:17 01/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i

Nhạc việt

13:17:53 01/10/2024
Hà Anh Tuấn tiếp tục đưa giấc mơ cùng khán giả Việt bước vào một thánh đường nghệ thuật và âm nhạc khác của thế giới - nhà hát Sydney Opera House, Úc vào ngày 29/9 vừa qua.

WEAN LE: "Hồi nhỏ tôi là thằng mập đến nỗi không có cái cổ, nhưng điều đó không thể ngăn tôi điệu!"

Sao việt

13:04:05 01/10/2024
Lớn lên với nhiều bình luận tiêu cực nhưng WEAN LE cho biết những điều đó là may mắn vì có như vậy mới khiến nam rapper cứng cáp hơn.

Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

Thời trang

13:03:55 01/10/2024
Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

Netizen

12:26:36 01/10/2024
Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

Game hay nhất năm 2024 phát sinh biến cố, người chơi mâu thuẫn cực nặng với NPH chỉ vì một lý do

Mọt game

11:47:21 01/10/2024
Helldivers 2 cho tới nay vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý nhất của làng game thế giới trong năm 2024. Xuất phát sau Palworld, thế nhưng Helldivers 2 lại đang duy trì được sự phát triển rất bền vững

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

Tin nổi bật

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.